Ví dụ về các dân tộc được quyền tự quyết

Các nghệ nhân cồng chiêng ở Đắk Lắk luôn giữ gìn và bảo tồn văn hóa của dân tộc mình.

Quyền dân tộc tự quyết và quyền của DTTS là khác nhau

Trong khoản 2 Điều 1 Hiến chương LHQ năm 1945 ghi nhận “Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hòa bình thế giới”.

Như vậy, trong Hiến chương LHQ đã ghi nhận nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết. Tuy nhiên từ “dân tộc” ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng là quốc gia dân tộc, chứ không thể hiểu là nhóm DTTS. Bởi, xét ở góc độ lịch sử, Hiến chương LHQ ra đời trong thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ II [1939 - 1945]. Thời kỳ này cùng với cuộc đấu tranh của Lực lượng đồng minh chống phát-xít còn có sự trỗi dậy của các quốc gia dân tộc trên thế giới đòi độc lập.

Hơn nữa, ngày 14/12/1960, Đại hội đồng LHQ ban hành Nghị quyết số 1514 [XV] thông qua Tuyên bố về “Trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa”; tại Điều 2, Nghị quyết chỉ rõ: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết, trong đó có quyền thiết lập chế độ chính trị và thực hiện sự phát triển KT-XH và văn hóa của mình”. Điều này, tiếp tục được khẳng định trong nhiều điều ước quốc tế khác sau này.

Còn khái niệm về “quyền của người DTTS” cũng được chính thức ghi nhận trong hai Công ước quốc tế là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của LHQ [UDHR] năm 1948: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội” [Điều 2] và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị [ICCPR] năm 1966 ghi: “Tại những nước có nhiều nhóm DTTS, tôn giáo và ngôn ngữ cùng chung sống, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tước bỏ quyền được thụ hưởng nền văn hóa riêng, quyền được thể hiện và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng của họ” [Điều 3].

Như vậy,quyền dân tộctự quyết và quyền của nhóm DTTS đều được ghi nhận trong các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, do đó quyền của nhóm DTTS khác hẳn với quyền dân tộc tự quyết. Vì vậy, việc áp dụng quyền tự quyết cho các DTTS là hoàn toàn khiên cưỡng, trái với pháp luật quốc tế cũng như nội luật của các quốc gia.

Việt Nam quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS.

Việt Nam luôn đảm bảo quyền của DTTS

Trên cơ sở điều ước quốc tế cũng như nhận thức của Nhà nước Việt Nam, quyền của các DTTS luôn được đảm bảo một cách đầy đủ, xuyên suốt. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán mục tiêu bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền của DTTS theo luật pháp quốc tế. Điều 5, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.

Ở Việt Nam, chỉ có khái niệmquyền con người, quyền công dân; đó là quyền của tất cả Nhân dân Việt Nam. Quyền con người thuộc mọi dân tộc thống nhất giữa quyền cá nhân và quyền tập thể cộng đồng dân tộc được đặt chung trong quyền của quốc gia - dân tộc.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân

Nguồn: Joseph S. Nye, “The who, where and when of secession” Project Syndicate, 29/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, người Kurd ở miền bắc Iraq đã bỏ phiếu với tỉ áp đảo ủng hộ việc giành độc lập cho Khu vực người Kurd ở nước này. Với khoảng 30 triệu người Kurd sống rải rác trên bốn quốc gia [Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran], các nhà dân tộc chủ nghĩa lập luận rằng họ xứng đáng nhận được sự công nhận của thế giới. Tại Tây Ban Nha, khoảng 7,5 triệu người Catalonia cũng nêu lên vấn đề tương tự.

Việc các cuộc trưng cầu cho thấy không giống như người Kurds, người Catalonia chịu sự chia rẽ sâu sắc trong vấn đề này có quan trọng không? Việc những nước sát khu vực người Kurd sinh sống ở Iraq có thể dùng vũ lực để chống lại phong trào ly khai có ý nghĩa gì không?

Quyền dân tộc tự quyết, nguyên tắc mà Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đưa ra trong chương trình nghị sự quốc tế năm 1918, nhìn chung được định nghĩa là quyền một dân tộc được tự hình thành quốc gia của mình. Nhưng “tự quyết” là ai quyết?

Quyền dân tộc tự quyết [Self-determination]

Nhìn vào trường hợp của Somalia, người dân nước này, không giống hầu hết các quốc gia châu Phi mới độc lập khác, có nền tảng ngôn ngữ và sắc tộc khá tương đồng. Trong khi đó, nước láng giềng Kenya được hình thành từ thời thuộc địa bởi hàng tá những bộ tộc hay sắc tộc khác nhau. Người Somalia tuyên bố rằng nguyên tắc tự quyết sẽ cho phép người Somalia ở đông bắc Kenya và miền nam Ethiopia có thể ly khai. Kenya và Ethiopia đã từ chối, dẫn đến hàng loạt cuộc chiến khu vực về vấn đề quốc gia Somalia.

Phần tiếp theo của câu chuyện trớ trêu là tự bản thân Somalia lại cũng bị chia rẽ trong một cuộc nội chiến giữa các bộ tộc và các thủ lĩnh cát cứ địa phương. Ngày nay, khu phía bắc của nước này, gọi là Somaliland, trên thực tế tồn tại như một quốc gia độc lập, mặc dù không được quốc tế công nhận và không được kết nạp làm thành viên Liên Hợp Quốc.

Việc bỏ phiếu không phải lúc nào cũng giải quyết được vấn đề quyền tự quyết. Trước hết, sẽ có câu hỏi là người ta sẽ bỏ phiếu ở đâu. Ví dụ, tại Ireland, người Công giáo [ở Nam Ireland] phản đối trong nhiều năm rằng nếu việc bỏ phiếu diễn ra tại khu vực Bắc Ireland, thì đại đa số người theo đạo Tin lành chiếm hai phần ba dân số ở đó sẽ áp đảo. Còn người Tin lành [Bắc Ireland] đáp lại rằng nếu bỏ phiếu được thực hiện trên cả hòn đảo, thì đại đa số người Công giáo sẽ chiếm quyền. Cuối cùng, sau hàng thập niên xung đột, chỉ biện pháp hòa giải từ bên ngoài mới giúp mang lại hòa bình cho Bắc Ireland.

Còn một câu hỏi khác là khi nào thì người dân bỏ phiếu? Vào những năm 1960, người Somalia [tại Kenya] mong muốn được bỏ phiếu ngay lập tức; Kenya lại muốn đợi 40 hay 50 năm trong lúc nước này tái định hình sự cố kết giữa các bộ lạc và hình thành bản sắc quốc gia của Kenya.

Một vấn đề khác là làm thế nào để người ta có thể cân đong lợi ích của những người bị bỏ lại. Việc ly khai có làm hại họ bằng cách lấy đi những tài nguyên hoặc gây ra những biến động không? Người Kurd ở Iraq nắm giữ trữ lượng dầu mỏ đáng kể, và theo ước tính thì người Catalonia chiếm một phần năm GDP của Tây Ban Nha. Chính phủ Tây Ban Nha lập luận rằng cuộc bỏ phiếu đòi độc lập sắp tới tại Catalonia là bất hợp pháp theo hiến pháp Tây Ban Nha.

Lịch sử không ủng hộ vấn đề này. Sau khi Đế chế Habsburg tan rã năm 1918, Sudetenland được sáp nhập vào Tiệp Khắc, mặc dù hầu hết người dân ở đó nói tiếng Đức. Sau khi đạt được thỏa thuận tại Munich với Adoft Hitler năm 1928, người Đức tại Sudetenland đòi ly khai khỏi Tiệp Khắc và gia nhập nước Đức. Nhưng đánh mất khu vực biên giới với địa hình núi non hiểm trở, nơi người Đức Sudentenland sinh sống, là một gánh nặng khủng khiếp đối với việc phòng thủ Tiệp Khắc. Liệu có đúng đắn khi cho phép quyền tự quyết đối với người Đức Sudetenland, ngay cả khi nó đồng nghĩa với sự tước đoạt vành đai phòng thủ quân sự của Tiệp Khắc [nước mà Đức đã xâm lược sáu tháng sau đó]?

Lấy một ví dụ khác ở châu Phi, khi người dân miền đông Nigeria quyết định ly khai và thành lập nhà nước Biafra những năm 1960, những người Negeria khác đã phản kháng, một phần bởi Biafra là nơi sở hữu phần lớn dầu mỏ của Nigeria. Họ lập luận rằng số dầu mỏ này thuộc về tất cả người dân Nigeria, chứ không chỉ khu vực phía đông.

Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, quyền tự quyết trở thành một vấn đề nóng tại Đông Âu và Liên Xô cũ. Tại vùng Kavkaz, người Azeri, Armenia, Gruzia, Abkhazia, và Chenya tất cả đều đòi có lãnh thổ riêng.

Tại Nam Tư, người Slovenia, Serbia và Croatia đã xoay sở để xây dựng được các nước cộng hòa độc lập, nhưng người Hồi giáo tại Bosnia – Herzegovina lại kém thành công hơn, và phải trải qua một chiến dịch “thanh lọc dân tộc” bởi các lực lượng của người Croatia và Serbia.

Năm 1995, một lực lượng gìn giữ hòa bình NATO được gửi tới khu vực nóng bỏng này, nhưng khi NATO can thiệp quân sự vào Kosovo năm 1999, Nga đã đứng sau ủng hộ Serbia phản đối phong trào ly khai, và Kosovo đến giờ vẫn chưa được kết nạp vào Liên Hợp Quốc. Đến lượt mình, nước Nga lại viện dẫn quyền tự quyết nhằm ủng hộ sự ly khai của Abkhazia ra khỏi Gruzia năm 2008, cũng như việc xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

Quyền tự quyết hóa ra lại trở thành một nguyên tắc đạo đức mập mờ. Wilson đã từng nghĩ rằng điều này sẽ đem đến sự ổn định cho Trung Âu; thay vào đó, Hitler đã sử dụng nguyên tắc ngày để làm suy yếu các nhà nước mới thành lập còn mỏng manh trong khu vực vào những năm 1930.

Bài học này vẫn còn hiệu lực đến ngày nay. Do chưa tới 10% các quốc gia trên thế giới là đồng nhất về mặt sắc tộc, việc coi quyền tự quyết là một nguyên tắc đạo đức chính chứ không phải thứ yếu có thể gây ra những hậu quả thảm khốc tại nhiều vùng đất trên thế giới. Trên thực tế, các nhóm dân tộc thù địch nhau thường sống hòa trộn với nhau chứ không tách biệt rõ ràng. Điều này làm cho việc chia cắt các nước trở nên khó khăn, điều mà Ấn Độ đã nhận ra năm 1947. Có lẽ đó là lý do tại sao chỉ một vài quốc gia mới được kết nạp vào Liên Hợp Quốc trong thế kỷ này. Sau khi ly khai khỏi Sudan, xung đột sắc tộc tại Nam Sudan vẫn tiếp tục, trên thực tế không hề suy giảm.

Hy vọng tốt nhất cho tương lai là câu hỏi điều gì được quyết định cũng như ai quyết định nó. Trong các trường hợp khi mà các nhóm sắc tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ không hòa hợp, có thể cho phép một mức độ tự trị nhất định nhằm định đoạt các vấn đề nội bộ. Những nước như Thụy Sĩ hay Bỉ cho phép các nhóm dân cư cấu thành nên quốc gia có quyền tự chủ về văn hóa, kinh tế và chính trị đáng kể.

Khi mà tự chủ là không đủ, thì có thể sắp xếp một vụ “ly hôn thân thiện”, giống như khi Tiệp Khắc phân tách một cách hòa bình thành hai quốc gia có chủ quyền [CH Czech và Slovakia]. Nhưng những đòi hỏi quyền tự quyết một cách tuyệt đối sẽ nhiều khả năng trở thành một nguồn cơn bạo lực, và đó là lý do tại sao chúng phải được xử lý một cách cực kỳ cẩn thận. Trước khi viện dẫn quyền tự quyết như là một nguyên tắc đạo đức, người ta phải chú ý tới phiên bản ngoại giao của Lời thề Hippocrates: Primum non nocere [trước hết, không gây ra tổn hại nào].

Joseph S. Nye, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư tại Đại học Harvard. Ông là tác giả của cuốn Is the American Century Over?.

Copyright: Project Syndicate 2017 – The who, where and when of secession

Video liên quan

Chủ Đề