Vì sao bé bị hở hàm ếch

Bạn em lúc mang thai không bị ốm hay bị cảm cúm nhưng sinh con bị sứt môi, hở hàm ếch. Em mới kết hôn và đang có kế hoạch chuẩn bị sinh con nên rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách dự phòng.

Nguyễn Thị Hà [Kon Tum]

Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Các chuyên gia giải thích rằng, do quá trình ráp nối các bộ phận của răng hàm mặt ở thời kỳ phôi thai bị rối loạn gây nên sứt môi hoặc hở hàm ếch. Còn nguyên nhân gây rối loạn quá trình này hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Khám cho trẻ bị sứt môi hở hàm ếch tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: TL

Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến dị tật bẩm sinh này ở trẻ như dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian đầu của thai kỳ, nhiễm chất độc hóa học, do nhiễm tia X hoặc nhiễm siêu vi, bị cảm cúm, do cha mẹ mắc bệnh giang mai, lậu không được điều trị triệt để... Ngoài ra, người mẹ mang thai bị stress, khủng hoảng về tâm lý, suy nghĩ nhiều, hoang mang, điều kiện sống thấp, thiếu thốn hoặc người mẹ suy dinh dưỡng lúc mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến dị tật sứt môi - hở hàm ếch ở trẻ. Những yếu tố về di truyền hay cha mẹ sinh con lúc lớn tuổi, sức khỏe của thai phụ không tốt, mắc bệnh cúm kéo dài từ tháng thứ nhất đến tháng thứ hai của thai kỳ thì nguy cơ trẻ bị cả sứt môi và hở hàm ếch rất cao.

Để phòng bệnh, cha mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi có thai. Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám thai định kì. Tránh tiếp xúc với các tác nhân tác động lên thai nhi: chất hóa học, tia xạ, hoặc stress tinh thần.

Bác sĩ Lê Thị Viết


Vị trí hở hàm ếch có thể ở bên trong, hở hàm ếch một bên hay toàn bộ. Hở hàm ếch có thể đi kèm sứt môi hoặc không, trẻ có thể rơi vào một trong ba trường hợp sau: Không hở hàm ếch nhưng sứt môi, không sứt môi nhưng bị hở hàm ếch, hoặc vừa bị sứt môi vừa bị hở hàm ếch.

Trẻ hở hàm ếch có thể đi kèm sứt môi hoặc không.

1. Hở hàm ếch trong

Hở hàm ếch trong là dạng ít phổ biến hơn so với các dạng hở hàm ếch khác. Đây là tình trạng ở vòm miệng trẻ xuất hiện một khe hở nằm phía sau miệng và được niêm mạc miệng bao phủ. Thường đối với dạng hở hàm ếch này ít được chú ý tới bởi nằm ở bên trong miệng. Chỉ khi trẻ có những biểu hiện sau thì hở hàm ếch trong mới được phát hiện:

  • Trong quá trình ăn uống trẻ gặp khó khăn như khó nuốt, đặc biệt là các loại thức ăn dạng lỏng dễ bị chảy ra ngoài qua đường mũi.
  • Trẻ nói giọng mũi, thường xuyên tái đi tái lại bệnh nhiễm trùng mũi hoặc nhiễm trùng tai.

Với trẻ bị hở hàm ếch trong thì vẻ bề ngoài của trẻ không bị ảnh hưởng.

2. Hở hàm ếch một bên

Hở hàm ếch một bên là dạng hở hàm ếch thường gặp. Đây là tình trạng bên trái hoặc bên phải của vòm miệng xuất hiện một khe hở hàm. Dạng hở hàm ếch này sẽ kèm theo khe hở ở môi. Bằng mắt thường có thể phát hiện tình trạng của trẻ.

Với những trẻ bị hở hàm ếch một bên thì sẽ khó khăn trong việc ăn uống, dễ bị sặc cũng như nguy cơ bị các bệnh như nhiễm trùng tai hay nhiễm trùng đường hô hấp sẽ tăng lên.

Hở hàm ếch một bên khiến trẻ ăn uống khó khăn.

3. Hở hàm ếch hai bên

Cũng giống như hở hàm ếch một bên, hở hàm ếch hai bên cũng là khe hở xuất hiện ở vòm miệng nhưng xuất hiện ở hai bên hàm và kèm thêm tổn thương khe hở môi.

Tình trạng hở hàm ếch này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé hơn, trong cả việc ăn uống cũng như dễ mắc các bệnh về hô hấp.

4. Hở hàm ếch toàn bộ

Hở hàm ếch toàn bộ là tình trạng từ khẩu cái mềm đến khẩu cái cứng xuất hiện một khe hở liên tục. Những trẻ bị tình trạng này sẽ có những biểu hiện nặng nhất như không thể bú được, khi ăn uống thường xuyên bị sặc lên mũi. Răng mọc không đều, phát âm không đúng, sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều do cung hàm biến dạng.

Cũng vì vậy mà nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cũng cao hơn so với các dạng hở hàm ếch khác.

Điều trị hở hàm ếch như thế nào?

Hở hàm ếch được điều trị tốt nhất bằng cách sử dụng phương pháp phẫu thuật để rạch hai bên khe hở, từ đó sắp xếp lại các cơ và mô trong vòm miệng, xây dựng lại cả vòm miệng cứng và vòm miệng mềm rồi sao đó khâu lại.

Hở hàm ếch ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Vì trẻ hở hàm ếch gặp nhiều khó khăn hơn trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt cũng như tâm lý, vì thế mà cũng cần cách chăm sóc đặc biệt hơn như sau:

  • Nuôi trẻ bằng sữa mẹ vẫn là tốt nhất, tuy nhiên khi trẻ hở hàm ếch thì việc bú mẹ của trẻ sẽ gặp trở ngại. Vì vậy, khi bé bú hãy để bé bú ở tư thế ngồi thẳng, hoặc hơi thẳng để hạn chế trường hợp sữa chảy vào mũi trẻ khiến trẻ bị sặc, tắc hoặc viêm mũi.
  • Nếu trẻ không bú mà ăn sữa ngoài thì mẹ chú ý cho bé uống bằng thìa và đặt trẻ ngồi thẳng để trẻ không bị sặc.
  • Lưu ý sau mỗi lần ăn hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ nhất là những vùng hở hàm ếch. Chú ý dùng bông vải mềm ướt, thấm nước sạch để vệ sinh, tuyệt đối không dùng bông gạc hay ống tiêm để rửa khe hở vì sẽ gây tổn thương cho bé.
  • Hãy tập luyện nói và phát âm cho trẻ.

Hở hàm ếch là tình trạng dị tật bẩm sinh phổ biến, qua siêu âm trong lúc mang thai có thể phát hiện ra. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ phát hiện sau khi trẻ được sinh ra. Khi trẻ bị hở hàm ếch hãy đưa trẻ đến bác sĩ để có hướng điều trị sớm và kịp thời.

Hoàng Minh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Tìm hiểu nguyên nhân gây hở hàm ếch sẽ giúp các thai phụ phòng tránh những tác động xấu đến trẻ trong thời gian mang thai.

Hở hàm ếch có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại tật bẩm sinh.

Hở hàm ếch là gì?

Hở hàm ếch là tình trạng vòm miệng bị khiếm khuyết khiến giữa vòm miệng và khoang mũi có khe hở. Hở hàm ếch thường đi kèm với tật sứt môi, một tình trạng khiếm khuyết một phần của môi trên.

Hở hàm ếch và tật sứt môi có ba dạng như sau: Hở hàm ếch không sứt môi, sứt môi không hở hàm ếch, vừa sứt môi vừa hở hàm ếch.

Dị tật bẩm sinh hở hàm ếch, sứt môi đều có thể được điều trị khỏi nhờ can thiệp của phẫu thuật sau khi sinh.

Nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ

Nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ rất phức tạp, chưa biết được chính xác rõ ràng. Hai yếu tố được cho là ảnh hưởng đến dị tật hở hàm ếch đó là do môi trường và do di truyền.

Trong khoảng thời gian thai ở tuần thứ 4, thứ 5 là khoảng thời gian bộ phận môi được hình thành. Còn hàm trên thì được hình thành vào tuần thứ 7 - thứ 8. Nếu trong giai đoạn này thai phụ có sự tác động không tốt từ yếu tố bên ngoài sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị hở hàm ếch hoặc sứt môi.

Sau đây là một số nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ:

  • Nếu người trong gia đình bị hở hàm ếch thì nguy cơ người cận huyết sẽ bị hở hàm ếch.
  • Mẹ trong thời kỳ đầu mang thai ở tuần thứ 4 đến tuần 12 mà bị virus như Rubella, cảm cúm thì trẻ cũng có nguy cơ bị hở hàm ếch.
  • Sử dụng vitamin A liều cao cũng là nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ hoặc gây ra quái thai.
  • Trong thời gian mang bầu, thai phụ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin B12, B6, axit folic.
  • Thai phụ sử dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian mang thai.
  • Bố mẹ không điều trị triệt để bệnh lậu, giang mai.
  • Mẹ sống trong môi trường ô nhiễm độc hại, nhiễm hóa chất hoặc phóng xạ.

Thai phụ sức khỏe yếu là nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ.

Một số yếu tố tang nguy cơ gây hở hàm ếch ở trẻ như:

  • Tâm trạng trong lúc mang thai của thai phụ không ổn định, thường xuyên bị căng thẳng, lo nghĩ quá nhiều.
  • Mẹ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ lớn tuổi khi mang thai, có sức khỏe yếu.

Phòng tránh nguy cơ gây hở hàm ếch ở trẻ như thế nào?

Theo các nghiên cứu thì axit folic có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành khe hở ở môi và hàm. Vì vậy, phụ nữ trước khi mang thai ít nhất một tháng và trong quá trình mang thai nên sử dụng khoảng 0.4 đến 1mg axit folic mỗi ngày.

Ngoài ra, các mẹ còn có thể bổ sung axit folic bằng cách tăng cường bổ sung các loại thức ăn giàu chất này như rau xanh, ngũ cốc hoặc viên bổ sung. Tuy nhiên, nếu dung viên bổ sung thì không nên dung liều cao quá để tránh gây tổn thương thần kinh.

Cha mẹ cần chuẩn bị tốt sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo thai nhi được khỏe mạnh. Trong thời gian mang thai, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Thăm khám thai định kỳ, cũng như sử dụng thuốc hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chú ý trong quá trình mang thai cần ở trong môi trường trong lành, không ô nhiễm hay có sự xuất hiện của chất hóa học, tia phóng xạ.

Bổ sung đầy đủ chất trước và trong khi mang thai để mẹ và bé luôn khỏe.

Khi bổ sung các loại vitamin, thuốc trong quá trình mang thai cần cẩn trọng liều lượng, nhất là vitamin A. Tiêm phòng các loại bệnh như Rubella, cúm và các bệnh khác trước khi mang bầu.

Trong quá trình mang thai cần luôn giữ tinh thần thoải mái, tập các bài thể dục dành riêng cho thai phụ để cơ thể khỏe mạnh, không căng thẳng.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ. Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé thì trước và trong quá trình mang thai, mẹ cần chú ý đến gặp bác sĩ để được tham khám đầy đủ.

Hoàng Minh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề