Vì sao bill gates làm từ thiện

Ai cũng biết Bill Gates là người giàu nhất thế giới, nhưng lại hiến gần như toàn bộ tài sản vài chục tỷ dollar của mình cho Quỹ từ thiện Melinda Gates mang tên vợ hắn, chỉ để lại cho mấy đứa con mỗi đứa mấy triệu. Quỹ Melinda Gates tài trợ cho rất nhiều dự án Y tế ở Mỹ, châu Phi và các nước thế giới thứ ba. 

Gần như cả thế giới ca ngợi, tung hô việc vợ chồng Gates làm từ thiện như thần, như thánh, chỉ thiếu mỗi việc lập bàn thờ. Nhưng sự thật đằng sau việc vợ chồng Gates lập quỹ từ thiện là gì?

1] Trốn thuế

Sở thuế Mỹ [IRS - Internal Revenue Service] như một ông Karl Marx vô hình, đánh thuế như bổ củi, thu nhập càng cao thì mức thuế càng nhiều. Ai mà thật thà khai báo hết thu nhập cá nhân, đóng thuế theo định mức thì đám triệu phú, tỷ phú Mỹ thành giai cấp Vô sản hết. Ai muốn xem mức thuế cụ thể thì cứ vào web site của IRS mà xem. Nói chung cứ thu nhập tầm 100 K cho đến 200 K một năm mà khai báo thật thà là cũng thành homeless, chứ đừng nói đến tiền triệu với tiền tỷ.

Vì thế nên tài sản của anh Gates nếu đóng thuế thu nhập cá nhân một cách thật thà thì chắc sau ba năm là anh Gates nghèo bằng Dương Chí Dũng. Vì vậy anh ấy mới lập ra quỹ Melinda Gates để cho phần lớn tài sản vào đó, dựng vợ thành Chủ tịch quỹ. Quỹ từ thiện thì không phải đóng thuế, nên anh Gates đã trốn thuế một cách ngoạn mục. Mọi chi phí chơi bời xa xỉ, cuộc sống xa hoa phè phỡn của anh và gia đình được chia ra thành chi phí điều hành quỹ và chi phí hoạt động của hãng Microsoft.

Chả phải vô cớ mà một loạt các anh tỷ phú Mỹ đi làm lãnh lương $1 một năm, mọi chi phí sinh hoạt phè phỡn đều tính vào chi phí điều hành của công ty. Trong khi đó các tờ báo đần độn lại đưa tin như chuyện lạ, và bọn ngu xuẩn thì tưởng đó là khiêm tốn giản dị.

2] Biến giai cấp vô sản toàn thế giới thành chuột bạch

Ở Mỹ cũng như ở các nước phát triển, mỗi khi một công ty dược phẩm ra thuốc mới, nếu thử theo quy trình truyền thống là thử với sinh vật, rồi thuê người tình nguyện thử thì rất tốn kém, vì thời gian thử phải lâu, số người thử phải nhiều thì mới có kết quả, tiền công thuê người thử tại Mỹ và châu Âu cao, chẳng may có chuyện gì thì nó kiện cho SIDA.

Thế là những người như anh Gates nấp đằng sau các quỹ từ thiện và các chương trình tài trợ Y tế cho châu Phi và các nước thứ ba, âm thầm ăn tiền của các công ty dược phẩm để đưa thuốc chữa bệnh đến các nước này, mà mục đích chính là biến giai cấp vô sản ở thế giới thứ ba thành chuôt bạch cho các công ty dược phẩm.

Làm được việc này, chi phí chuyên chở thuốc đi châu Phi, giá thành thuốc …v…v… sẽ được kê khống 5, 7 lần, rồi tính vào chi phí làm từ thiện cho các công ty dược phẩm trốn thuế những số tiền khổng lồ. Các công ty dược còn tiết kiệm được một số tiền cực lớn để thuê người thử thuốc. 

Quỹ từ thiện Gates và các quỹ tương tự cũng bỏ túi được một số tiền lại quả khi giúp các công ty dược phẩm làm điều thất đức này, đồng thời có cớ cho các cuộc du hí đến các vùng nhiệt đới tươi đẹp, chơi bời đĩ bợm dưới chiêu bài làm từ thiện, chi phí tính vào các chương trình Chữa bệnh Từ thiện.

Chưa hết, ở Mỹ hoặc những nước phát triển, bác sĩ phải học và thực tập nội trú mười mấy năm mới có quyền cầm dao mổ, chứ không phải học Y 6 năm ra là cầm dao vung vẩy cắt đủ thứ như ở Việt Nam.  Cơ hội và chi phí thực tập phẫu thuật ở những nước phát triển rất cao, vì cho bác sĩ thực tập mổ, nhỡ xảy ra chuyện gì là SIDA cả đám, đóng cửa bệnh viện.

Đây chính là cơ hội cho những Đoàn Phẫu thuật Nụ cười, nấp sau chiêu bài đi làm từ thiện để đi mổ giai cấp vô sản ở châu Phi và các nước nghèo như mổ lợn. Và các trường đại học Y, các bệnh viện và các Quỹ từ thiện lại một lần nữa có cơ hội trốn thuế, cắt giảm chi phí nhờ các chương trình từ thiện kiểu này.

Tất nhiên không thể phủ nhận ý nghĩa tích cực của các chuyến đi phát thuốc cứu trợ, phẫu thuật nụ cười …v…v…, vì dân nghèo ở thế giới thứ ba khi ốm không có tiền mua thuốc hay phẫu thuật thì kiểu gì cũng chết. Làm chuột bạch thử thuốc hay làm lợn thử dao mổ thì cơ hội sống - chết là khoảng 50 - 50, dù có khi sống cũng thành tật do thử thuốc đểu hay bị mổ nhầm, nhưng cũng còn hơn là chết.

Chưa kể có những người thử được thuốc tốt, gặp bác sĩ giải phẫu thực tập có năng khiếu thì cũng được chữa bệnh tử tế, miễn phí.

Còn hơn là mất tiền đi bệnh viện, trạm xá  và mua dược phẩm ở cái nước mà ai cũng biết là nước nào, có tiền cũng có thể chết mà không có tiền thì chắc chắn chết.

3] Truyền bá Văn hoá phẩm đồi truỵ:

Quỹ từ thiện Melinda Gates chuyên làm về Y tế, nên đã nấp sau chiêu bài sexual research và sexual education để đầu tư vào nhiều công ty, tổ chức và viện nghiên cứu dùng danh nghĩa này để bán văn hoá phẩm đồi truỵ. Nổi bật nhất là Viện nghiên cứu Sinclair Institute ở bang North Carolina. 

Riêng tiền bán DVD đồi truỵ hàng năm của Sinclair Institute đã lên đến hàng tỷ $, và người trong giới ai cũng biết mối quan hệ mật thiết của Quỹ từ thiện Melinda Gates với cái gọi là Viện nghiên cứu này. Sau khi rời khỏi Microsoft, chấm dứt cuộc đời làm tỷ phú software, Bill Gates đã trở thành tỷ phú porno. Đây có lẽ mới chính là mơ ước của cuộc đời hắn, vì theo những nguồn thạo tin, thì Bill Gates có mối quan hệ rất mật thiết và sử dụng hooker rất thường xuyên từ thời vị thành niên.

Hơn nữa, khi theo đuổi giấc mơ tỷ phú porno của cuộc đời mình, Bill Gates không phải đóng một xu thuế nào, vì tất cả đều núp dưới danh nghĩa sexual education và sexual research thuộc về các chương trình Y tế của Quỹ Melinda Gates.

Thực ra, Phò là nghề tốt [tham khảo Một dự án phát triển kinh tế – Hợp pháp hóa nghề Phò], và hành động này của Quỹ Melinda Gates là việc tốt, vì nó đã giúp cho bọn ma cô trở thành nhà khoa học, anh chị em phò trở thành nhân viên thí nghiệm khoa học, diễn viên điện ảnh, phổ biến porno diện rộng với giá thành thấp và ít nhiều có tính khoa học chứ không thô bỉ, trần trụi như porno rẻ tiền. Chẳng gì thì đây cũng là porno Bill Gates.

Kết luận:

Tóm lại là Đế quốc Tư bản cũng “Nói vậy mà không phải vậy”. Đừng nhìn những gì Đế quốc nói mà hãy nhìn những việc Đế quốc làm.

Đa số [nếu không phải tất cả] các nhà Tư bản lớn làm từ thiện không phải vì muốn làm người tốt hay chuộc lại lỗi lầm độc ác khi khởi nghiệp, mà chỉ để trốn thuế và kiếm nhiều tiền hơn. 

Tất cá các công ty Tư bản lớn trên thế giới hầu như không đóng một xu thuế nào cho chính phủ Mỹ và các nước phát triển. Các ông các bà thích thì ra Public Library mà tìm số liệu, hoặc thử tự tìm hiểu tại sao hàng trăm công ty hightech lớn nhất nước Mỹ, bao gồm cả Google, Apple, Microsoft … lại đăng ký ở Delaware. Đừng đòi em phải giải thích, nhá.

[FPT Việt nam cũng đăng ký ở Delaware từ 2008 :]]] ]

Nước Mỹ và thế giới Tư bản sống được là nhờ bóc lột giai cấp bần cố nông đi làm đóng thuế, nộp tô thật thà như em đây, chứ không phải do các công ty Tư bản kếch xù và các tỷ phú, triệu phú. Đã đến lúc thế giới này cần một ông Lenin hay một ông Karl Marx mới để lập lại công bằng. 

Giai cấp Vô sản toàn thế giới, hãy liên hiệp lại!!!

Page 2

Hiện nay, rất nhiều môn phái võ thuật, thiền, khí công, yoga ...etc... phổ biến trong quần chúng, trong sách vở và trên Internet.

Nhưng khi hỏi những người tập những môn kể trên xem họ đạt được những thành tựu gì, thì thường được trả lời là "Tôi cảm thấy thế lọ, tôi càm thấy thế chai", chứ ít ai phát biểu một cách cụ thể, đo đếm được bằng thiết bị hay quan sát ra được thành hành động thực tế xem họ làm được những cái gì, chữa được bệnh gì hay khoẻ lên rõ ràng như thế nào về mặt nhịp tim, huyết áp, cơ thể ..etc.. so với trước khi tập khí công hay tập thiền.

Bên cạnh đó, cũng có những người nhờ tập luyện mà chữa khỏi những bệnh hiểm nghèo, như bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tập khí công chữa khỏi bệnh lao phổi, ông nội tôi tập Yoga chữa khỏi nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Năm đó ông nội tôi gần 70, bị nhồi máu cơ tim đến lần thứ ba, tai biến mạch máu não liệt nửa người bên trái. Sau đó ông nội tôi tập Yoga, bao gồm đủ cả ba phần là Dhyana, Pranayama và Asana, vậy mà khỏi hẳn. Đến sau này, năm 91 tuổi, ông nội tôi còn làm được những động tác mềm dẻo mà tôi lúc đó còn là thanh niên, ăn tập tử tế mà vẫn không làm được.  Tôi tập khí công chữa khỏi bệnh hen suyễn kinh niên năm 11 tuổi.

Vậy đâu là sự khác biệt giữa tập khí công có thành tựu và tập "cảm thấy"?

Nói sơ lược về Khí công, các bạn có thể đọc ở đây:

Viết năm 1990: Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Viết năm 2013: Khí công - Sự thật và những điều ngộ nhận

Chú ý:

Khí, viết theo tiếng Hán, không phải là không khí mà là năng lượng, như từ khí trong Điện khí hoá, Cơ khí hoá ...etc...

Nói đơn giản, các bài tập về khí công phổ biến hiện nay chỉ là các bài dẫn khí [năng lượng] chạy theo các kinh mạch [kênh năng lượng] trong cơ thể.

Để dẫn được khí, đầu tiên là phải có khí. Điều này cũng tương tự như bạn muốn bơm nước trong một hệ thống ống nước, thì đầu tiên phải có nước trong ống đã. Vì các lý do này nọ trong lịch sử, các bài tập về vận khí, đưa chân đưa tay hay ngồi dẫn khí được phổ biến rất nhiều, nhưng phần đầu tiên là làm gì để có khí [tụ khí, nạp khí] thì thường bị giấu đi.

Vì thế nên các thầy dạy võ thời xưa khi dạy võ thì ngoại trừ phần tụ khí, nạp khí, họ đều dạy đầy đủ hết, Đến lúc tìm được truyền nhân đắc ý rồi, họ chỉ cần chỉ thêm phần nạp khí, là tự nhiên người học trò đó tập có kết quả hơn rất nhiều bậc so với những người khác. Trong khi đó thì những người khác cứ giơ tay múa chân, ngồi thiền, trạm trang hì hục từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác mà chả có kết quả gì.

Phần tụ khí, nạp khí thường lại là môt vài động tác rất đơn giản, không mất nhiều thời gian, nhưng nếu không có người chỉ thì không ai biết. Mà những người được chỉ rồi thì vì thấy nó đơn giản, đôi khi còn ngớ ngẩn quá, không biết có thực hư thế nào, có được tích sự gì không. Do đó hoặc là họ không tập theo, hoặc là tập theo ít buổi, rồi lại theo tư duy chủ quan của mình thêm thắt, điều chỉnh cho [có vẻ] hay hơn, hoặc tập ít buổi rồi bỏ. Tất cả những người hành động theo lối đó đều không đi đến đâu cả.

Ngày nay, chúng ta thường thấy những người ốm sắp chết hay thể trạng ốm yếu tập Yoga hay khí công khỏi bệnh, chứ ít khi thấy người khoẻ mạnh nào nói tôi tập khí công ra cái tích sự gì. Lý do là người tập mà không có động lực thì thường thiếu nghiêm túc, tập mấy hôm cho có, cho vui, không thấy gì thì thôi, trong khi đó, khí công đòi hỏi một sự tập luyện nghiêm túc, đều đặn, quan trọng nhất là đều đặn, công phu theo ngày tháng.

Tóm lại, lý do những người tập khí công, thiền, Yoga mà chỉ có "cảm thấy", không có thành tựu gì đo đếm được, không chữa được bệnh thì chỉ do một trong các lý do sau đây:

- Không có phương pháp tập tử tế. Mà quan trọng nhất là không có phần tụ khí, nạp khí.

- Tập luyện không chặt chẽ theo phương pháp, mà sau khi tập ít lâu thì tự động điều chỉnh tư thế, động tác, tập nhiều thêm [NGUY HIỂM NHẤT là TẬP NHIỀU THÊM].

- Tập không đều đặn hàng ngày.

- Không kiên trì, tập ít lâu rồi bỏ.

- Quá cuồng tín vào một phương pháp mà bỏ các phương pháp khác. 

Tuỳ theo cơ địa, tâm tính từng người, sẽ có phương pháp phù hợp với người này hơn so với người kia. Thường là tập nghiêm túc, bài bản, chính xác, đều đặn trong vòng một năm mà không có thay đổi về mặt cơ thể, tim mạch, huyết áp, thể lực trong phạm vi có thể đo được bằng máy móc, thì nên chọn một phương pháp khác. Nhưng không nên thay đổi phương pháp loạn xạ trước khi thử trong vòng một năm.

Châu Hồng Lĩnh

San Francisco, September 14, 2014

Bài tập 6 hơi thở tôi dùng để tập khí công cơ bản hàng ngày. Bật audio lên để nghe giải thích.

Page 3

Mục đích bài viết này: Tôi là người tập khí công từ nhỏ, với mục đích trị bệnh hen suyễn và đã khỏi hoàn toàn. Phương pháp này tôi học của một người quen với ông nội tôi, tôi gọi bằng chú. Chú không nhận làm thầy tôi, và không muốn nói tên, nên tôi không nói, chứ không phải chối bỏ nguồn gốc. 

Thời gian gần đây, tôi nhận ra nếu không nói rõ bản chất của khí công, thì người bình thường sẽ nhắm mắt chối bỏ nó một cách mù quáng, bỏ qua một phương pháp duy trì sức khoẻ một cách hiệu quả, bồi đắp đến tận gốc rễ của cơ thể.

Vì thế, tôi viết bài này nhằm mục đích giải thích trực tiếp thông qua kinh nghiệm tu tập bản thân. Hy vọng những bạn đọc có quan tâm đến vấn đề này sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về bản chất của khí công và việc tập khí công.

Đây là bài giải thích sơ lược về bản chất của khí công, chứ không nói về phương pháp tập.

I. Một vài điều cơ bản về khí công

Bài tập khí công sơ cấp thực ra rất đơn giản, sách vở và phim ảnh nói đầy rẫy, trên Internet cũng có. Vì thế đây là một bài viết ngắn gọn tôi viết theo như tôi hiểu, viết ra các định nghĩa này theo kinh nghiệm và trực giác của mình [chưa chắc đã chính xác 100%, nhưng ít nhất là có kiểm chứng]. Lý do tôi làm thế vì:

  1.  Đa số các thầy từ xưa nói về khí đều dùng thứ ngôn ngữ Đạo gia hay Phật gia huyền bí.
  2.  Sau thế hệ các cao thủ khí công thực sự, thì các thầy thuộc về thế hệ sau chủ yếu là tập theo động tác, kinh nghiệm của thế hệ trước theo kiểu cầm tay chỉ dạy, ít chịu học nguyên lý, vì thế lý luận khí công thường là lệch lạc, chắp vá và không kiểm chứng bằng thực tế được.
  3.  Đa số các sách dạy khí công thế hệ sau này toàn là nói láo, lẫn lộn nhập nhằng khí, không khí, máu, oxygen ...etc.., lập lờ đánh lận con đen, cố gắng giải thích khí công bằng y học phương Tây, nhưng thực ra hai thứ đó không phải là một.

Những thứ lý luận loằng ngoằng, cao siêu về Ý và Khí người ta viết chán rồi. Hồi tôi 18 tuổi cũng có viết một bài, giờ đọc lại thấy hơi buồn cười, mặc dù cũng không có sai sót gì nghiêm trọng, ít nhất là hơn mấy bố viết sách khí công bán lấy tiền bây giờ ở Việt nam:

Luận bàn về Ý và Khí trong võ học

Vì thế, ở đây tôi diễn giải đơn giản theo cách hiểu của tôi.

Khí, viết theo tiếng Hán, không phải là không khí mà là năng lượng, như từ khí trong Điện khí hoá, Cơ khí hoá ...etc...

Năng lượng này ở đâu mà có? Trong Đạo gia, người ta tin rằng khi con người ta sinh ra từ cơ thể người mẹ, thì trong người đã có năng lượng thừa hưởng từ người cha và người mẹ, và từ trong trời đất, gọi là năng lượng tiên thiên. Về sau khi con người ta hít thở, ăn uống tạo nên năng lượng cho mình để lớn lên và phát triển thì gọi là năng lượng hậu thiên. Trong sách về khí công hay truyện chưởng thường viết đó là Tiên thiên chân khí và Hậu thiên chân khí. Phật gia khi truyền từ Ấn Độ sang Trung quốc cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng này. Phật giáo ở Ấn Độ bắt nguồn từ đạo Hindu thì tư tưởng có khác biệt rõ rệt. Đây chính là lý do các phương pháp tập Yoga, nội lực của Ấn Độ và Phật giáo truyền từ Ấn Độ lên Tây Tạng [Mật tông] hoàn toàn khác biệt với các phương pháp tập của Trung quốc.

Khí công Đạo gia và Phật gia tin rằng năng lượng tiên thiên của con người là năng lượng thuần khiết nhất, và có mạch nối liền với vũ trụ, nên người tập khí công phải tìm cách bảo trì năng lượng tiên thiên, năng lượng hậu thiên chỉ có vai trò duy trì và bù đắp những mất mát trong quá trình con người phát triển. Chính vì thế nên khí công Đạo gia và Phật gia mới chủ trương giữ gìn tinh khí, luyện đồng tử công, bế dục hoặc hạn dục để duy trì năng lượng ở mức cao và tập thành cao thủ.

Luyện khí theo kiểu Đạo gia hay Phật gia Trung quốc là tích luỹ khí [năng lượng], cố bản bồi tinh [tìm cách tránh thất thoát năng lượng tiên thiên, bồi bổ bằng năng lượng hậu thiên thông qua ăn uống, hít thở]. Sau đó quá trình luyện tinh hoá khí là dùng các động tác luyện tập khí công kết hợp với hơi thở để biến đổi tinh [vật chất] thành khí [năng lượng], đồng thời thay đổi về chất cấu trúc của cơ thể.

Tinh ở đây nên hiểu là những tinh hoa vật chất của cơ thể, hoặc là do sinh ra có sẵn một ít, hoặc là do quá trình trao đổi chất, ăn uống hít thở của cơ thể tạo nên. Từ tinh hoa vật chất này, mới sinh ra năng lượng, da, thịt, tóc v.v...

Chính vì Khí được chuyển hóa từ tinh chất này nên nếu luyện Khí quá mức hay luyện nhiều lần thì nó phải rút tỉa tới những tinh chất có sẵn trong cơ thể như tủy sống, do đó sinh ra suy nhược hoặc bất lực là như vậy.

Khi tinh không bị thất thoát, khí được tích luỹ đầy đủ thì thần [tinh thần] của con người sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Lúc đó ý chí con người trở nên kiên định, khả năng hoạt động của não cao, cơ thể khoẻ mạnh nên con người có thể làm nên những kỳ tích mà đối  với người thường là phép lạ.

Tôi không muốn nói ví dụ cụ thể về bản thân về những gì tôi đạt được khi tập khí công. Hy vọng là riêng chuyện tôi chữa khỏi bệnh hen suyễn kinh niên rất nặng của mình cũng nói lên được điều gì.

Đoạn trên là tóm tắt của Luyện tinh hoá khí, Luyện khí hoá thần. Tôi chưa qua các mức khác nên không dám nói.

II. Những ngộ nhận về tập khí công:

1. Tập khí công khó khăn, huyền bí: 

Khí công về mặt bản chất không có gì khó khăn, huyền bí cả. Cách tập ở mức cơ bản chỉ là dùng hơi thở hoà hợp với vận động của cơ thể, kích thích, co nén nội tạng, nhận biết được hơi thở và vận động, đồng thời luyện lắng nghe cảm giác của mình đối với nội tạng.

Con người ta từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, hầu như ai cũng tập thể dục, lao động tay chân, cơ bắp, nhưng không luyện nội tạng. Do đó nội tạng cứ hoạt động qua tháng ngày rồi chết, không được luyện tập. Luyện khí công chính là luyện nội tạng.

Nói thì huyền bí, nhưng bước đầu tiên, cơ bản thì chính là tập thở, ai cũng tập được.

2. Tập khí công mất thời gian: 

Khi nói đến tập khí công, đa số người bình thường nghĩ đến ngồi thiền, quán tưởng, thở hít phì phò, khua tay khua chân hàng tiếng đồng hồ.

Mức cơ bản tập khí công của tôi cho đến khi chữa hoàn toàn bệnh hen suyễn là mỗi ngày luyện 6 hơi thở. Lúc hơi thở ngắn, thở ra 10 giây, hít vào 10 giây là 20 giây một hơi thở ra hít vào, tổng cộng 6 lần thở ra hít vào là 20 giây x 6 = 120 giây = 2 phút.

Sau này hơi thở tôi dài ra 1 phút rưỡi một lần thở ra hít vào, thì 6 hơi thở mất 3 phút  x 6 = 18 phút. Nhưng đó là tôi tập thêm phần kinh mạch về sau, còn người bình thường tập bài khí công như tôi từng tập thì hiếm có ai mất quá 4 phút một ngày.

Tất nhiên tập khí công trong võ thuật thì lại khác nữa, ví dụ như có lời đồn tôn sư Diệp Vấn tập bài Tiểu Niệm đầu mất từ 45 phút cho đến 1 tiếng. Chuyện này thật giả không biết, chứ cá nhân tôi luyện riêng phần tụ khí [là phần 1 trong 3 phần tụ khí, xả khí và dụng khí của bài Tiểu Niệm đầu] là đã mất hơn 30 phút.

Thời cổ đại người ta dùng cưa tay, cưa cây cổ thụ hết mấy ngày. Giờ ta dùng cưa máy, cưa cây cổ thụ một phát là đứt, nên chuyện tập khí công ngày mấy tiếng chỉ có ở thời Xuân Thu Chiến quốc, chứ vào thời cuối Thanh, đầu Dân quốc, nghiên cứu về Đạo gia Khí công đã tương đối hoàn chỉnh, con em quý tộc vùng An Huy, Phúc Kiến Trung quốc đến sau 17 tuổi là hoàn thiện toàn bộ phần luyện tinh hoá khí. Những kỹ thuật còn truyền về sau này, công năng là tính bằng phút, chứ không tính bằng tiếng đồng hồ nữa.

Tập khí công cho sức khoẻ thì rất ít ai cần tập hơn 4 phút một ngày, mà thậm chí là không nên luyện hơn 4 phút một ngày, lý do tôi sẽ giải thích tiếp ở dưới.

3. Tẩu hoả nhập ma khi tập khí công:

Nhiều người cả đời chả bao giờ đọc một sách khí công, đông y nào nghiêm túc, chưa từng gặp một ai có tập qua khí công, chỉ đọc truyện chưởng, nhưng khi nói đến khí công thì hễ mở mồm ra là phán y như đúng rồi.

Luyện khí công rất dễ, nhưng chính vì nó quá dễ nên ít người chịu nghe dặn dò và làm theo cái dễ đó một cách nghiêm túc, mà đa số là xảy ra một trong hai trường hợp sau:

- Thấy dễ quá, tập chơi cho biết, tập dăm bữa nửa tháng không thấy gì rồi bỏ. Trường hợp này là còn tốt.

- Thấy dễ quá, tập nhẹ quá, không thấy mệt, nên tăng liều lượng tập lên. Ví dụ như nhiều người tập trong khoảng thời gian mấy tháng đầu tiên, căn cơ chưa vững, không thấy gì, nghĩ là tập hít vào thở ra 6 lần chưa ngon, tăng lên 12 hơi thở chắc ngon hơn.

Đây chính là nguyên nhân gây hại khi tập khí công. Thời gian ban đầu chính là thời gian để luyện tinh hoá khí, tức là luyện vật chất của cơ thể ra năng lượng. Nếu cơ thể sinh ra vật chất không kịp, thì quá trình này sẽ luyện vào nguyên tinh cốt lõi của cơ thể. Cá nhân tôi đã quan sát được hai người bị rối loạn huyết áp và nhịp tim khi tập quá độ trong một thời gian dài. Họ tập vài tháng đầu không thấy gì, sốt ruột muốn nhanh, tập tăng cường độ và bị ảnh hưởng ngay. Có một người cũng tập như vậy, và bị giảm khả năng hoạt động sinh lý.

Nhưng tập đúng trong khuôn khổ, thì khí công sẽ bồi đắp căn cơ, cốt lõi và nội tạng của cơ thể, làm cho cơ thể khoẻ mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.

Vì thế Đạo gia mới nhấn mạnh vào "Dục tốc bất đạt" và "Hữu sở cầu tất hữu sở thất". Theo kinh nghiệm cá nhân tôi và quan sát nhiều người tôi hướng dẫn trong vài chục năm nay, rải rác ở Việt nam, Đức và Mỹ, thì chỉ cần cẩn thận, nghiêm túc tập đúng 6 hơi thở, chứ Không Phải là 5 hơi, 7 hơi hay 12 hơi, thì sẽ có kết quả khi tập đủ ngày tháng [9 tháng - 1 năm], chứ không có vấn đề gì. Hôm trước ngồi chơi với một cậu bạn có kinh nghiệm nghiên cứu Dịch số, Phong thuỷ, cũng có nói về hồi trước cậu ấy đi tập Thiền, người thầy cũng nói về chuyện củng cố căn cơ bằng 6 hơi thở. Có lẽ để ra được con số 6 này, cũng phải tốn nhiều mạng tôn sư, "tẩu hoả nhập ma" mất nhiều người rồi thì mới đúc rút ra được. 

Nhưng theo cá nhân tôi, cứ tà tà mà tập, đừng mong cầu, sốt ruột, đúng ngày đúng tháng sẽ có kết quả. Quan trọng nhất là ngày nào cũng phải tập, công phu là cần đều chứ không cần nhiều.

4. Khí công cao là võ thuật cao:

Đây là một ngộ nhận nguy hiểm. Khí công là luyện nội tạng bên trong. Nó trợ giúp cho vận động và việc sinh ra năng lượng, lực của cơ thể. Nhưng để đem ra đánh người thì gân cơ bên ngoài cũng phải bền chắc để chịu va đập, phải có ý thức về quyền cước qua lại thì mới đánh người được.

III. Tóm tắt vấn đề:

Luyện khí công không khó khăn, huyền bí, cũng không tốn thời gian. Người thông thường chỉ cần luyện từ 2 đến 4 phút một lần tập, mỗi lần tập chỉ thở 6 hơi thở hít vào + thở ra, mỗi ngày tuyệt đối không nên tập quá 2 lần.

Tập khí công chỉ cần đều, ngày nào cũng tập. Nên chọn một cữ nhất định để tập, ví dụ hôm nay mình tập buổi tối thì hôm sau cũng tập buổi tối, cứ thế kéo dài mãi hàng tháng, hàng năm, thời điểm có thể xê xích, nhưng đừng xê xích nhiều quá.

Người xưa có tổng kết về 4 thời điểm có thể chọn để tập khí công tốt nhất trong ngày, nhưng tôi không nói cho khỏi loãng. Hơn nữa thời hiện đại, mấy ai làm chủ hoàn toàn giờ giấc, nên miễn đúng cữ, đừng xê dịch quá, ví dụ đừng có hôm thì tập tối, hôm thì tập trưa, hôm thì tập sáng, thế là được.

Tập khí công nếu làm đúng số lần, không nhiều hơn, không ít hơn thì không có nguy hiểm. Nhưng những người tôi quan sát qua hàng chục năm nay thì hễ tập không đều hoặc ít hơn là không kết quả, còn những người cố tập tăng cường độ lên, thì TOÀN BỘ đều bị bệnh và có vấn đề tim mạch, huyết áp, sinh lý.

Tập khí công dễ, chính vì dễ mà không ai làm, hoặc làm theo mà không nghiêm túc. Theo quan điểm cá nhân của tôi, thì như thế cực kỳ có hại. Hại nhẹ nhất là trong vòng mấy tháng tự nhiên mỗi ngày mất mấy phút làm một việc vô tích sự. Hại nặng nhất là bệnh tật.

Nhưng trong đời cái gì cũng thế thôi, ít quá hoặc nhiều quá đều có hại. Quan trọng nhất là theo cái dễ mà làm đều đặn hàng ngày trong mức vừa đủ.

Hiện nay sách vở, tài liệu khí công nhiều, người tập khí công cũng nhiều. Vì thế khi chọn phương pháp tập, thầy tập thì nhớ quan sát hai điều:

- Người thầy, phương pháp có lý luận rõ ràng, hợp lý hay không.

- Người thầy, người viết sách có thành tựu gì, kết quả gì không.

Hai điều trên không có thì chính là nói láo, không nên tập. Phải có đủ cả hai. Thậm chí kể cả nếu người thầy có làm được một số kỳ tích, nhưng không giải thích được thì mình cũng không nên tập theo, vì sẽ không biết là có ảnh hưởng phụ gì hay không.

Khí công, cũng như cơm nước hàng ngày, ai tập thì người đấy khoẻ, ai ăn người đấy no, không tập giúp, ăn giúp được. Mỗi người nếu có quan tâm thì nên tìm hiểu nghiêm túc và chọn con đường cho chính mình, tập luyện kiên nhẫn, nghiêm túc và không nóng vội. Còn nếu không, thì không nên tập, vì vừa lãng phí thời gian, vừa có thể gây hại cho sức khoẻ.

Châu Hồng Lĩnh

Los Angeles, December 18th, 2013

Bài tập 6 hơi thở tôi dùng để tập khí công cơ bản hàng ngày. Bật audio lên để nghe giải thích.

Page 4

Hầu hết các võ sư và người luyện tập môn Vĩnh Xuân [永春], còn gọi là Vịnh Xuân [詠春] đều được nghe kể về nguồn gốc của môn phái như sau: Vào thời Càn Long, quân đội Mãn Thanh hỏa thiêu chùa Thiếu Lâm, là nơi các cao tăng đào tạo võ thuật cho các sư sãi, nhân sĩ, trí thức và chiến sĩ của phong trào "Phản Thanh phục Minh". Có năm cao thủ đã đột vây đào tẩu trong cuộc chiến hỏa thiêu Thiếu Lâm tự là Chí Thiện Thiền sư, Ngũ Mai Lão ni, Phùng Đạo Đức, Bạch Mi đạo nhân và Miêu Hiển. 

Do võ thuật Thiếu Lâm tự đã bị bọn phản đồ tiết lộ cho quân đội Mãn Thanh, nên trên đường trốn chạy, Ngũ Mai Lão ni phải luôn luôn tìm kiếm một phương pháp chiến đấu mới để khắc chế võ thuật của kẻ địch. Tương truyền rằng khi chứng kiến một cuộc chiến đấu giữa hạc và cáo [có thuyết là giữa hạc và rắn], Ngũ Mai Lão ni đã ngộ ra một môn quyền thuật mới hiệu quả hơn quyền thuật Thiếu Lâm truyền thống. Trên đường đến vùng Vân Nam, bà đã gặp một cô gái là Nghiêm Vịnh Xuân làm nghề bán đậu phụ, sống với cha, và đang bị một tên lục lâm thảo khấu ép buộc phải cưới hắn. Bà đã dạy cho Nghiêm Vịnh Xuân môn quyền thuật do bà mới sáng tạo ra. Nhờ vào môn quyền thuật này, Nghiêm Vịnh Xuân đã chiến thắng tên cướp trong một trận quyết đấu. Sau đó, Vịnh Xuân kết hôn với Lương Bác Trù, truyền dạy môn võ thuật này cho chồng, và lưu truyền dưới tên gọi Vịnh Xuân quyền. Theo thời gian, dòng Vịnh Xuân quyền của Lương Bác Trù có sự giao thoa, trao đổi với dòng Võ thuật của Hồng thuyền Hội quán của Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Đệ, Đại Hoa Diện Cẩm ..., là những người đã được chân truyền của Chí Thiện thiền sư. Sự giao thoa, kết hợp này đã tạo nên đa số các dòng Vĩnh Xuân hiện đại ngày nay. Môn Vĩnh Xuân được bắt đầu phổ biến vào khoảng 1800 - 1850, vào đời Gia Khánh nhà Thanh.

Nhưng ... 

theo những tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ và theo lịch sử lưu truyền trong một số dòng Vĩnh Xuân ở Phúc Kiến và Phật Sơn Trung quốc [một vài ví dụ trong số đó là Bành Nam Vĩnh Xuân, Chí Thiện Vĩnh Xuân và Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân], và theo những thông tin từ các tổ chức bí mật như Hồng Hoa hội, Thiên Địa hội, Tam Hoàng ..., đồng thời theo những nghiên cứu mới nhất của Bảo tàng Vĩnh Xuân Hongkong [Dòng Diệp Vấn - Yip Man] thì huyền thoại về Ngũ Mai Lão ni và Nghiêm Vịnh Xuân nói trên chỉ là ... huyền thoại.

Muốn tìm về nguồn gốc của môn Vĩnh Xuân, người ta phải tìm về lịch sử Trung quốc thời kỳ quân đội Mãn Thanh vượt qua biên ải, giết Sấm vương Lý Tự Thành là kẻ đã thoán ngôi của Hoàng đế Sùng Trinh nhà Minh, lập nên triều đại nhà Thanh thống trị Trung quốc hơn 300 năm. Sự thống trị của triều đình ngoại bang đã làm dấy lên trong phong trào "Phản Thanh phục Minh" nhằm lật đổ triều đình Mãn Thanh và khôi phục nhà Minh trong mọi tầng lớp nhân dân Trung quốc. Các tướng lĩnh quân sự và quan lại nhà Minh chạy trốn quân đội Mãn Thanh đã cải trang, lẩn trốn trong nhân dân. Rất nhiều trong số đó đã chọn các đền chùa làm nơi ẩn náu, và đã lợi dụng khả năng về võ thuật và tinh thần yêu nước của giới tăng nhân, đạo sĩ để biến đền chùa, miếu mạo thành những trung tâm tuyên truyền, liên lạc và đào tạo lực lượng phản Thanh phục Minh. Các ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung quốc cũng không ra khỏi ngoại lệ này.

Tiếp đó, chúng ta cần phải xem xét về lịch sử các ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung quốc. Ở Trung quốc, không chỉ có một ngôi chùa Thiếu Lâm như nhiều người vẫn tưởng. Ngôi chùa Thiếu Lâm được giới võ lâm coi là ngôi chùa Thiếu Lâm chính thức tọa lạc tại ngọn Thiếu Thất, dãy Tung Sơn, tỉnh Hà Nam, được xây vào năm thứ 20 đời Thái Hòa nhà Bắc Ngụy. Đây chính là nơi Bồ Đề Đạt Ma đã tới tu hành, diện bích chín năm và lập ra Phật giáo Thiền tông Trung Hoa. Còn có chùa Bắc Thiếu Lâm ở Bàn Sơn, là nơi chỉ chuyên nghiên cứu về y lý và Phật học, không nghiên cứu võ thuật.

Ngoài ra có ba ngôi chùa Nam Thiếu Lâm, một tại Bồ Điền [hay còn gọi là Phủ Điền], một tại Toàn Châu và một tại Phúc Thanh, đều thuộc tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung quốc. Trong đó, ngôi chùa Nam Thiếu Lâm tại Bồ Điền, xây vào thời Nam Bắc Triều [khoảng 557 sau Công nguyên], bị vua Khang Hy đốt vào khoảng cuối thế kỷ 17 [vào khoảng 1673 - 1691, theo nhiều tài liệu lịch sử khác nhau], là nơi đã phát xuất môn Vĩnh Xuân quyền. Ngôi chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu bị vua Càn Long đốt vào khoảng năm 1763. Có thuyết cho rằng chùa này bị đốt hai lần, một lần do vua Ung Chính, một lần do vua Càn Long, nhưng không có căn cứ lịch sử. Một ngôi chùa Nam Thiếu Lâm khác được Bộ Văn hóa và Khảo cổ Trung quốc công nhận là chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Thanh.

Ngôi chùa Nam Thiếu Lâm tại Bồ Điền được Bộ Văn hóa và Khảo cổ Trung quốc nghiên cứu và công nhận vào khoảng năm 1992, và được phục chế vào khoảng 2001 - 2005. Tại ngôi chùa này, khi khai quật, người ta đã tìm thấy những di tích liên quan tới các tổ chức phản Thanh phục Minh như Thiên Địa hội, Hồng Hoa đình, Vĩnh Xuân đường.

Vào thời kỳ này, có một số phản đồ Thiếu Lâm đã tiết lộ võ thuật Thiếu Lâm cho quân đội Mãn Thanh. Do đó, lực lượng phản Thanh phục Minh cần phải có một phương pháp chiến đấu khác hữu hiệu hơn võ thuật Thiếu Lâm truyền thống. Đồng thời, quân đội Minh triều đã tan rã, nên giới tướng lĩnh quân sự Minh triều và giới lãnh tụ khởi nghĩa cần phải có một phương pháp huấn luyện mới thật hiệu quả, nhanh chóng để trong một thời gian ngắn có thể đào tạo ra một lực lượng chiến đấu đủ sức chống lại quân đội Mãn Thanh thiện chiến. Chính tại Vĩnh Xuân Đường của ngôi chùa Nam Thiếu Lâm Bồ Điền, Nhất Trần đại sư [Yat Chum dai si], là người đã dẫn một số tăng lữ cao thủ từ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đến, cùng với những tướng lĩnh quân sự nhà Minh chạy trốn sự truy sát của quân đội Mãn Thanh, trong đó nổi bật nhất là Trương Ngũ [còn gọi là Tản Thủ Ngũ - Cheng Ng, Tan Sau Ng - theo tên gọi của kỹ thuật Tản Thủ trong Vĩnh Xuân] đã nghiên cứu và sáng tạo ra một môn khoa học chiến đấu mới sau này mang tên gọi là Vĩnh Xuân- Mùa Xuân vĩnh hằng.

Môn Vĩnh Xuân quyền được phát triển dựa trên việc rút tỉa các kỹ thuật chiến đấu hiệu quả nhất của Nam Thiếu Lâm, kết hợp với tinh hoa chiến đấu của giới tướng lĩnh quân sự nhà Minh, để vượt lên khỏi giới hạn là một môn võ thuật, trở thành một môn Khoa học Chiến đấu. Kỹ thuật Vĩnh Xuân nhấn mạnh vào tính đơn giản, hiệu quả, trực tiếp, tận dụng tối đa cấu trúc của cơ thể, các nguyên tắc về thư giãn và thăng bằng. Chiến thuật Vĩnh Xuân dựa trên sự nghiên cứu và vận dụng chặt chẽ các nguyên lý về y học, khí công, nội lực, tính hiệu quả về khoảng cách, nguyên lý vận động. Chiến lược Vĩnh Xuân nghiên cứu và vận dụng một cách khoa học về không gian, thời gian, ý, khí, lực, kình, kiểm soát và vận dụng không thời gian và công lực để mang lại hiệu quả tối đa trong chiến đấu với cố gắng tối thiểu. Đồng thời, những bậc cao thủ sáng tạo ra môn Vĩnh Xuân cũng tạo ra hai phương pháp huấn luyện độc lập. Phương pháp thứ nhất là Huấn luyện về khoa học, nguyên tắc, khái niệm cho các lãnh tụ, tướng lĩnh, là những người có trách nhiệm huấn luyện và đào tạo lực lượng. Phương pháp thứ hai là Huấn luyện kỹ thuật, thông qua việc học tập và rèn luyện kỹ thuật, tập đi tập lại liên tục, để đào tạo ra lực lượng chiến đấu thực dụng, hiệu quả, có thể tham gia chiến trận được ngay. Hai phương pháp huấn luyện này được sử dụng một cách nhất quán trong suốt quá trình huấn luyện lực lượng chiến đấu phản Thanh phục Minh qua nhiều thế hệ khác nhau của Hồng Hoa hội, trong môn phái Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân quyền. Trong các dòng Vĩnh Xuân hiện đại, tùy theo nguồn gốc xuất thân và sự cảm thụ riêng của từng người mà phương pháp huấn luyện trở thành khác nhau.

Một thể hiện về việc vận dụng hai phương pháp huấn luyện khác nhau có thể được ghi nhận vào thời kỳ sau này là phương pháp truyền dạy Vĩnh Xuân của Vĩnh Xuân quyền vương Lương Tán. Ông là đệ tử của hai cao thủ trong Hồng Thuyền hội quán là Hoàng Hoa Bảo và Lương Nhị Đệ. Sau này, khi ông dạy Vĩnh Xuân ở Phật Sơn cho những bậc thân hào, nhân sĩ, ông đã dùng phương pháp huấn luyện cơ bản Tiểu Niệm Đầu [Siu Nim Tau - Những ý tưởng nhỏ lúc ban đầu], là phương pháp dạy toàn bộ cả y lý, cấu trúc cơ thể, khoa học về không thời gian, động lực học, nguyên tắc âm dương, ngũ hành. Về sau, khi về hưu tại quê nhà ở làng Cổ Lao, ông lại dạy căn bản cho những học trò tại làng Cổ Lao theo phương pháp Tiểu Luyện Đầu [Siu Lil Tau - Những luyện tập nhỏ lúc ban đầu], chủ yếu nhấn mạnh vào việc lặp đi lặp lại cho đến mức thành thục một hệ thống chọn lọc các vận động về luyện nội lực, quyền cước cho đến khi có khả năng chiến đấu, và cách vận dụng kỹ thuật trực tiếp vào chiến đấu.

Sau khi truyền ra khỏi Vĩnh Xuân đường của Nam Thiếu Lâm, hai hệ thống Tiểu Niệm Đầu và Tiểu Luyện Đầu trở nên tam sao thất bản, nên mỗi dòng Vĩnh Xuân đào tạo một khác và có ý kiến khác nhau về phần nền móng căn bản của môn Vĩnh Xuân.

Khi quân đội Mãn Thanh dưới triều vua Khang Hy hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm Bồ Điền, đốt ra tro Hồng Hoa đình, san bằng Vĩnh Xuân đường, những cao thủ Vĩnh Xuân thoát khỏi sự truy sát của triều đình đã đổi tên môn phái từ Vĩnh Xuân - Mùa xuân vĩnh hằng [Everlasting Spring] sang Vịnh Xuân - Ca ngợi mùa xuân [Praise Spring] và rút vào hoạt động bí mật, với ý định sau khi tiêu diệt nhà Thanh, dựng lại nhà Minh thì sẽ xây dựng lại chùa Nam Thiếu Lâm, khôi phục Vĩnh Xuân đường và lấy lại tên chính thống của môn phái. Dự định này đã không bao giờ thành hiện thực, vì nhà Minh không bao giờ được khôi phục. Từ đó, môn phái mang cả hai tên Vĩnh Xuân và Vịnh Xuân, tùy theo dòng họ, hệ phái.

Sau vụ Hỏa thiêu Nam Thiếu Lâm, môn phái Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân quyền được lưu truyền bí mật trong phạm vi Hồng Hoa hội, và được dạy ra bên ngoài cho một số lực lượng chiến đấu và quần chúng dưới tên gọi Vịnh Xuân quyền. Trương Ngũ, người sau này chạy thoát về vùng Phật Sơn, thành lập Hồng Hoa hội quán ở đây được coi là ông tổ đời thứ nhất của Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân quyền, đồng thời là ông tổ của nghệ thuật kinh kịch miền Nam Trung quốc. Thông tin về Trương Ngũ có thể được tìm thấy trong tài liệu lịch sử về Lịch sử kinh kịch Trung quốc và Nghệ thuật kinh kịch miền Nam Trung hoa. Về sau, Trương Ngũ do trốn chạy sự truy sát của triều đình Mãn Thanh, phải về thoái ẩn trong một gia đình thế phiệt họ Trần, và truyền dạy toàn bộ hệ thống Hồng Hoa nghĩa Vĩnh Xuân quyền cho gia đình này, cho đến một truyền nhân khá nổi tiếng trong giới lãnh tụ khởi nghĩa là Hồng Cân Bửu.

Một số cao thủ dưới sự đào tạo của Chí Thiện thiền sư trốn chạy khỏi vụ hỏa thiêu Nam Thiếu Lâm gia nhập vào các con thuyền kinh kịch ngược xuôi miền Nam Trung hoa. Tại đây, họ cũng truyền dạy hệ thống chiến đấu có tên gọi là Chí Thiện Vịnh Xuân quyền. Tuân theo lời thề giữ bí mật của Vĩnh Xuân đường, họ đã không truyền lại toàn bộ hệ thống Vĩnh Xuân.

Về sau, do hoạt động khởi nghĩa, Hồng Cân Bửu có sự tiếp xúc với Hồng Thuyền Hội quán, và tạo nên sự giao thoa một lần nữa giữa một hệ thống Vĩnh Xuân hoàn chỉnh của Vĩnh Xuân nguyên gốc và Chí Thiện Vịnh Xuân. Nhưng theo như những tài liệu gia truyền trong dòng Chí Thiện Vĩnh Xuân và Hồng Hoa nghĩa Vĩnh Xuân, bên ngoài sự bí mật của Hồng Hoa hội, không một dòng Vịnh Xuân nào được truyền toàn bộ hệ thống Vĩnh Xuân như một Khoa học Chiến đấu nguyên gốc từ Vĩnh Xuân đường.

Mãi sang tới thế kỷ hai mươi, truyền nhân đời thứ tám của Hồng Hoa nghĩa Vĩnh Xuân quyền là Chu Kính Hùng mới nghiên cứu, trao đổi và thảo luận với các cao thủ Vĩnh Xuân tại Phật Sơn, Trung quốc và nhiều miền khác, để công bố rộng rãi toàn bộ hệ thống Vĩnh Xuân. Tuy nhiên nhiều người dạy và luyện tập Vĩnh Xuân ít chú ý trao đổi thông tin, giao lưu, du lịch, tham khảo các môn phái và phả hệ ... thì vẫn không để ý tới những thông tin này.

Sau khi chùa Nam Thiếu Lâm Bồ Điền bị hỏa thiêu, các cao thủ Vĩnh Xuân rút vào bí mật và môn phái được đổi tên thành Vịnh Xuân. Huyền thoại về Ngũ Mai lão ni và Nghiêm Vịnh Xuân được đặt ra để che giấu sự bí mật của nguồn gốc môn phái, và để có thể truyền dạy môn phái rộng rãi ra đại chúng. Chữ Nghiêm được đặt thêm vào trước tên Vịnh Xuân, chính là để nhắc nhở về lời thề giữ bí mật của Vĩnh Xuân đường.

Về sau, từ Hồng thuyền Hội quán và các cao thủ Vịnh Xuân khác, môn Vịnh Xuân bắt đầu được phổ biến rộng rãi trong dân gian, và cho ra đời rất nhiều hệ phái Vịnh Xuân khác nhau. Sau thời kỳ Hồng thuyền Hội quán, tài liệu về phả hệ các dòng Vịnh Xuân phổ biến trong quần chúng có khá đầy đủ, và được ghi chép trong nhiều tài liệu lịch sử khác nhau.

Tuy nhiên, nguồn gốc ban đầu của môn Vĩnh Xuân - theo như nhiều người luyện Vịnh Xuân quyền - vẫn còn nằm trong màn sương khói. Tất nhiên là chỉ trừ đối với một số người chịu khó đọc tài liệu lịch sử tiếng Anh, tiếng Hán, giao lưu với nhiều dòng Vĩnh Xuân khác nhau trên thế giới và nói được tiếng Quảng Đông .

Châu Hồng Lĩnh - Chicago , ngày 7-12-2008 

Page 5

Bài này viết năm 2001 - Boston, Massachusetts, USA 2001

Abstract : Phò là một nghề có từ lâu đời, vì nhu cầu tất yếu của xã hội loài người. Do đó, có hợp pháp hay không, có được thừa nhận hay không, nghề Phò vẫn tồn tại. Vì vậy, dự án kinh tế này được viết nhằm mục đích phân tích những điểm lợi và hại khi hợp pháp hóa nghề Phò, và vai trò của nghề Phò trong kinh tế và xã hội ở nước ta.

I. Tại sao nên hợp pháp hóa nghề Phò :

Như trên đã dẫn, dù có hợp pháp hay không, nghề Phò vẫn mặc nhiên tồn tại, vì thế, việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ thể hiện sự khách quan trong quá trình phát triển. Ngoài ra, hợp pháp hóa nghề Phò còn đánh dấu một bước tiến bộ quan trọng của chúng ta trong quá trình hội nhập với thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, vì nghề Phò đã được phát triển ở Trung quốc từ hàng ngàn năm trước [theo Đông chu liệt quốc] và ở Nhật bản khoảng gần 400 năm trước, thời shogun Tokugawa, và hiện nay là nghề hợp pháp ở đa số các nước phát triển như Đức, Pháp, Hà Lan … Thậm chí ở một nước nhà quê như nước Mỹ, nghề Phò cũng hợp pháp ở bang Nevada [đồng chí nào biết bang nào nữa thì bổ sung nhé].

Hội Phụ nữ Việt nam và một số tổ chức bảo thủ có thể lên tiếng phản đối nghề Phò vì vấn đề Văn hóa, thuần phong mỹ tục và việc làm hạ thấp giá trị người phụ nữ. Nhưng tại những nước có nền văn minh lâu đời như Trung quốc và Nhật bản và tại những nước hiện đại, tiên tiến như Đức, Pháp, Hà Lan …, và tại cả những nước phò phò như Mỹ, Thái lan … nghề Phò đều phát triển, chứng tỏ là chả có vấn đề thuần phong mỹ tục, văn hóa quái gì. Còn để đảm bảo không hạ thấp giá trị người phụ nữ, và bảo vệ nguyên tắc Nam Nữ Bình đẳng, chúng ta sẽ tổ chức cả phò Nam, thế là chị em khỏi tị nạnh, thắc mắc.

II. Những ưu điểm của việc Hợp pháp hóa nghề Phò:

– Về tổ chức, an toàn xã hội : Việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ loại bỏ tệ nạn ma cô dắt mối, bảo kê, trộm cắp, lừa đảo của bọn lưu manh và bọn giả danh phò hiện nay.

– Về mặt y tế: Việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ tạo điều kiện chó anh chị em Phò chuyên nghiệp được khám chữa bệnh định kỳ, làm giảm khả năng bị mắc bệnh xã hội và SIDA.

– Về mặt xã hội học, nghề Phò góp phần chứng tỏ và phát triển sự Bình đẳng Nam Nữ, vì có cả phò Nam. Về mặt Tâm lý Xã hội, được thỏa mãn, năng suất lao động, nghiên cứu khoa học sẽ cao hơn, ít stress hơn.

– Về mặt an ninh trật tự : Tệ nạn hiếp dâm, xâm phạm tình dục trẻ em, các tội phạm về tình dục sẽ giảm hẳn, hoặc biến mất, vì có thể tự do chơi phò theo hiến pháp và pháp luật thì ai còn dại gì vi phạm để đi bóc lịch trong trại cải tạo.

– Về mặt kinh tế, lợi nhuận do ngành phò đem lại sẽ rất khổng lồ. Hiện nay nước ta có khoảng 80 triệu dân, theo những tính toán của chúng tôi [một Ph.D. toán tốt nghiệp loại xuất sắc trường Brendeis, Mỹ, một MBA về MIS đang tấp tểnh học Ph.D. Computer Science và một thằng lông bông không có bằng cấp gì, chính là tác giả bài viết này – cách tính phức tạp quá, tôi quên bà nó rồi], sẽ có khoảng 5 triệu dân thường xuyên chơi phò một tuần một lần. Giả sử giá mỗi lần là $10 [tính trung bình, đổ đồng cho các loại phò đắt, phò rẻ], thì thu nhập một tuần là $50 triệu, một năm là $50 x 52 = $2600 triệu, tức là $2.6 tỷ. Đây mới tính tới việc tiêu thụ phò với sức mua nội địa.

– Ngành du lịch sẽ nhờ ngành Công nghiệp Phò sẽ thu hút được một số lượng lớn khách nước ngoài và kiều bào yêu nước. Đây cũng sẽ là một nguồn thu khá lớn, dự tính lên tới hàng chục triệu lượt khách một năm, do đó ngành du lịch, hàng không, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ … cũng phát triển.

– Ngành ngoại giao cũng có thể nhờ Công nghiệp Phò mà phát triển, vì chúng ta sẽ phát hành loại visa Chơi Phò dành cho khách du lịch. Du khách đến Việt nam bằng loại visa khác sẽ không được đi chơi phò.

– Ngành Cao su Việt nam sẽ phát triển vượt bậc, từ chỗ xuất khẩu nguyên liệu thô, lỗ chổng vó sang ngành sản xuất bao cao su và đồ chơi tình dục.

– Thị trường Chứng khoán Việt nam sẽ phát triển lên ít nhất là bằng, nếu không nói là hơn Wall Street ở New York, vì sự ra đời của các tập đoàn Phò lớn đồng nghĩa với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Phò.

– Ngành Công nghệ Thông tin Việt nam sẽ tìm được thị trường cho phần mềm trong việc quản lý Phò, đặt Phò on-line, giao dịch cổ phiếu Phò, Customer Relationship Management [CRM], Enterprise Resource Planning [ERP], Product LifeCycle Management [PLM] …, nhờ đó vươn lên bằng, và hơn ngành Công nghệ Thông tin Trung quốc, Ấn độ, tiến tới việc bóp chết công nghệ phần mềm Mỹ.

– Ngành giáo dục cũng sẽ có lợi, vì Công nghệ Phò phát triển sẽ đòi hỏi có một đội ngũ Phò chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản, có tư tưởng kiên định, trong sáng, vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể mở các trường trung học dạy nghề Phò, trường Cao đẳng Phò, Đại học Phò, tổ chức thi Master, Ph.D. và Post Doc Phò. Nước ta sẽ là nước duy nhất trên thế giới có loại hình đào tạo này, nên sinh viên từ khắp nơi trên thế giới sẽ xin đến Việt nam du học, lúc đấy thì phải chặt tiền học và tiền visa cho chúng nó SIDA luôn.

– Về mặt lao động và thương binh xã hội : nghề Phò sẽ giải quyết được một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, bao gồm những người trực tiếp làm phò và những dịch vụ gián tiếp như chở phò, đưa đón phò, quét rác, dọn dẹp …

– Nghề Phò còn góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, và tạo không khí lành mạnh cho môi trường xã hội, vì những đồng chí trước đây chơi phò lén lút, hủ hóa bị coi là cán bộ xấu, thì nay có thể Tự do chơi Phò trong khuôn khổ pháp luật , có định hướng … thế là tỷ lệ cán bộ xấu sẽ giảm xuống 0%, vì hiện nay 100% cán bộ đi chơi phò.

Theo những phân tích ở trên, lợi nhuận từ ngành Công nghệ Phò phải đến hơn một chục tỷ đô một năm. Hiện nay, tổng giá trị xuất khẩu của nước ta cũng vào khoảng hơn một chục tỷ. Nếu hợp pháp hóa nghề Phò, thì chả cần đầu tư, ưu đãi, chả cần vay vốn ODA, ODP gì cả, chúng ta thoắt một phát, tăng tổng giá trị thu nhập lên gấp đôi. Chúng ta dự định đến năm 2005 sẽ tăng giá trị xuất khẩu phần mềm lên $500 triệu, và tự dối bản thân là hiện nay đã xuất khẩu được $200 triệu, nhưng thực ra là nói láo, vì chúng ta xuất khẩu được cái quái gì, trừ WinGis ? Gia công thì cả công ty FPT [tự coi là công ty lớn nhất Việt nam] là một năm mới được 50 ngàn, không bằng một thằng oắt con Ấn độ. Thế mà mè nheo đòi ưu đãi với chả giảm thuế. Trong khi đấy, chỉ cần một chữ ký hợp pháp hóa ngành Phò, thì chúng ta có ngay hàng chục tỷ đô một năm, lại tạo thêm bao nhiêu công ăn việc làm cho người lao động, ngay cả trong ngành Công nghệ Thông tin. Nói gì thì nói, đào tạo một Phò chuyên nghiệp vẫn rẻ hơn đào tạo một MCSD nhiều.

Nói đi nói lại, tôi chưa tìm ra Hợp pháp hóa Phò thì có gì xấu cả. Đồng chí nào tìm ra thì đăng lên đây nhé.

Chúng ta sẽ cùng nhau đoàn kết, nhất trí, đóng góp trí tuệ tập thể để xây dựng một ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế nước nhà, làm cho non sông Việt nam trở nên vẻ vang, dân tộc Việt nam sánh vai các cường quốc năm châu …

Bài này viết năm 2001, nên nhiều con số không còn chính xác. Đại khái là Công nghệ Phần mềm Việt nam cũng có nhiều bước tiến đáng kể, nhưng không bằng Công nghệ phò. Cứ so sánh số lượng phò mua ô tô và lập trình viên mua ô tô ở Việt nam là rõ. Đấy là nghề phò còn chưa hợp pháp, và nghề lập trình viên là hợp pháp. Bây giờ mà hợp pháp hóa nghề phò, thì GDP phải tăng 20 lần.

Châu Hồng Lĩnh.

Page 6

Cái này viết từ hồi 2009. Đây chỉ là một sáng tác văn học thuần túy, nhá.

Tôi dẫn mấy thằng đàn em Ấn Độ ra quán Tàu ăn trưa. Kể ra nếu chúng nó mà không sợ cá sống, thì tôi đã dẫn chúng nó ra quán Nhật ăn sushi, nhưng như thế thì đã không có chuyện mà kể.

Ở một số quán Tàu, khi ăn xong, mỗi khách sẽ được tặng một fortune cookie, trong đó có tờ giấy có một câu phán gì đó, đôi khi cũng khá buồn cười. Lần này, sau khi mở fortune cookie của mình, tôi cất tiếng cười rất nhạt và đưa cho mấy thằng đàn em xem: "Your great plan will beautifully success."

Như thường lệ, mấy thằng đàn em thi nhau tán tụng "Tinh tú lão quái":

- It's great.

- Wow, it's amazing.

- Awesome. You will make it to another level.

[What level?] 

Để cho chúng tán tụng một lúc, khi nghe đã chán tai, tôi phán: "The only thing wrong with it is that I don't have any plan. Never. Ever."

Mấy thằng đàn em Ấn Độ mắt tròn mắt dẹt:

- Đại ca không bao giờ có plan gì thật à?

- Ừ. Tao theo thuyết Vô vi của Đạo giáo, cứ để mọi việc xảy ra theo tự nhiên, không việc gì phải loi choi, phấn đấu, cố gắng làm gì cho mệt người.

- Thế thì hồi còn bé đại ca đi học ở trường thế nào?

- À, tao có học hành đếch gì. Hồi tao 6 tuổi, ông bà già bảo tao đi học vỡ lòng, thế là tao đi học vỡ lòng. Cuối năm vỡ lòng thì cô giáo bảo tao được lên lớp 1, thế là tao đi học lớp 1. Rồi cuối năm lớp 1, thầy giáo bảo tao được lên học lớp 2, thế là tao đi học lớp 2 ... cứ thế ... cứ thế ... mười mấy năm liền thì tao tốt nghiệp phổ thông. Ngoài việc đi học ở trường ra, về nhà tao chỉ có đánh đáo, đánh khăng, bắt cào cào, châu chấu, câu cá, đá cầu, chứ chả học hành đếch gì. Hồi đấy giữa thủ đô vĩ đại nước tao còn có ruộng rau, áo cá, người Hà nội quý tộc chính gốc, chứ không phải toàn nhà cao, ô tô với nhung nhúc bọn nhà quê , trọc phú như bây giờ.

- Đại ca giỏi nhỉ. Ở bên Ấn Độ bọn em, khi đi học ở trường, giáo viên có cho bài tập về nhà, rồi còn bắt học thuộc lòng. Vào đầu mỗi môn học, giáo viên sẽ dành khoảng 10 - 15 phút gọi học sinh lên kiểm tra bài. Bên nước đại ca không phải học thuộc lòng hay sao, mà đại ca không phải học hành, cố gắng gì mà cũng lên lớp dễ thế?

[Chả nhẽ lại thú thật với bọn nó là mặc dù học mười phút thì bằng người khác học mười năm thật, nhưng thỉnh thoảng đại ca của chúng nó cũng phải học bỏ mẹ ra mới lên được 11 lớp?]

- Ờ, tao cần gì học. Ngày xưa mỗi lần bị gọi lên bảng đọc bài, tao chỉ cần vừa đi vừa đọc vở hay sách giáo khoa, từ chỗ tao ngồi lên đến bảng là tao thuộc bài. Về sau, giáo viên thấy tao đi lên bảng mà có vở trên tay là cho 10 điểm về chỗ, chả cần đọc con mẹ gì. Hôm nào tao quên vở, thấy tao đi lên tay không thì giáo viên mới bắt đọc bài. Nhưng lớn lên một tí, tao đẹp trai, nên hôm nào tao lên bảng mà quên vở, là các em gái trong lớp đua nhau dúi vở vào tay tao trên đường lên bảng, tao ôm không hết, cứ như ca sĩ được tặng hoa trên sân khấu ấy.

[Tất nhiên ở trên là tôi toàn nói láo. Nhất là đoạn bọn con gái thích tôi thì lại càng láo. Hồi tôi đi học, bọn gái học cùng lớp ghét tôi như hủi. Hồi đó tôi tuy có hơi đẹp trai thật, nhưng mặt lúc nào cũng lạnh như tiền, lại còn khinh gái vì cho rằng chúng nó ngu].

Nhưng bọn Ấn Độ thì làm sao mà biết được là tôi đang nói láo, thế là lại một tràng Great, Awesome, Amazing lại vang lên.

Một chú lại rón rén hỏi:

- Thế hồi học Đại học đại ca cũng thế à?

- Ừ, tao đã bảo là tao không cần phải cố gắng, phấn đấu, kế hoạch chó gì bao giờ. Hồi tao đi học còn bao cấp, học bổng sinh viên bao gồm cả việc nhà nước cấp cho tao 13 kg gạo một tháng, chả đủ cho tao ăn hai bữa. Vì thế nên tao đi chơi nhiều hơn đi học. Sáng đi uống cà phê, chiều đi uống rượu, tối thì đi vũ trường hoặc đua xe ra Vũng Tàu tắm biển. Nếu không thì cũng đua xe ngoài xa lộ Đại Hàn, chui qua gầm xe reo chở gỗ.

- Thế đại ca lấy đâu ra tiền để ăn chơi?

[Chả nhẽ lại thú thật với bọn nó là thỉnh thoảng tao cũng đi lập trình thuê hay viết báo cho một số tạp chí lập trình để kiếm tiền? ]

- Tiền á? Tao cần gì tiền, mà chỉ cần rất nhiều tiền. Nhưng chỉ cần tiền độ đua xe, tiền cờ bạc và tiền thi uống rượu là đủ cho tao tiêu không cần đếm rồi.

- Thế khi thi cử thì đại ca làm thế nào mà qua được?

[Chả nhẽ lại thú thật với bọn nó là đại ca của chúng mày, cũng như những thằng sinh viên ngu xuẩn khác, đến gần kỳ thi cũng cầm quyển sách lên đọc dăm câu ba điều?]

- À, tao cần gì học. Hôm nào thi tao cũng không biết. Có hôm đang ngủ ở nhà, có thằng bạn gọi điện đến bảo hôm nay có môn thi, tao mới lật đật đến trường. Cứ đến nơi là khắc có thằng cho tao chép bài, vì ngày thường tao hay đãi bia, đãi rượu bọn nó. Còn thi vấn đáp á? Thông minh sáng suốt như tao, bọn giáo sư biết gì mà hỏi.

Bọn đàn em Ấn Độ nghe thế thì lại càng khâm phục ra mặt. Một chú khác lại hỏi:

- Thế đại ca làm thế nào mà sang được Mỹ?

- À, hồi xưa, lâu rồi, tao thất nghiệp, ở nhà chả có việc gì làm.  Hồi đó, hộ khẩu của tao ở Hà nội, còn tao sống ở Sài gòn. Đi xin việc làm thì các công ty đòi phải có hộ khẩu thành phố, còn lên chính quyền thành phố xin hộ khẩu thì chúng nó bảo là phải có việc làm. Mà chúng mày có biết hộ khẩu là cái gì không?

Thế là tao viết một cái resume, quẳng vào Internet, rồi ngày ngày lại sáng uống cà phê, chiều uống rượu, tối đi vũ trường ...etc... Bỗng một hôm có một công ty cò người ở Mỹ gọi điện sang nhà tao ở Sài gòn, hỏi tao có muốn sang Mỹ lau bàn phím không? Tao bảo "Why the hell not". Thế là chúng nó lo toàn bộ thủ tục, giấy tờ, chi phí, gửi vé máy bay sang cho tao. Thế là tao leo lên máy bay, tay hai vali, lên đường qua châu Mỹ.

Nghe đến đây, dù có hồn nhiên ngây thơ đến mấy thì các chú đàn em Ấn Độ cũng lộ vẻ bất phục. Bất phục ở đây không phải là chúng nó dám nghi ngờ tôi, ông sếp "mặt trời chân lý chói qua tim", "ánh sáng soi đường đưa ta về chiến thắng" của bọn chúng nói láo. 

Chúng lộ vẻ bất phục vì những gì tôi nói hoàn toàn trái với những điều mà ông bà, cha mẹ, nhà trường, xã hội, tôn giáo ở Ấn Độ, ở Úc, ở Mỹ, ở những nơi chúng đã đi qua dạy cho chúng.

Một chú Ấn Độ Thiên chúa giáo cải đạo, sau khi hắng giọng 20 lần, thu thập hết can đảm, rụt rè hỏi:

- Nhưng chắc đại ca cũng phải cố gắng một tí chứ? Hay cũng phải có kế hoạch, mục đích gì chứ? Chúa dạy bọn em, người ta sống trên đời này phải chăm chỉ, cố gắng, làm ăn lương thiện, phấn đấu làm việc tốt ...etc...

- Mày thấy đấy, Jesus là một bậc vĩ đại. Người đã hy sinh bản thân mình để cứu chuộc tội lỗi cho chúng sinh. Nhưng Jesus làm cái gì hay dạy cái gì thì mày cũng làm theo à? Bây giờ tao bảo mày dơ chân dơ tay ra cho tao đóng đinh mày lên cái dashboard trong phòng làm việc, thì mày có dơ không?

Thằng con câm như hến. Sự im lặng kéo dài được một lúc, thì một chú theo đạo Hindu rụt rè lên tiếng:

- Đại ca ạ, đạo của em cũng dạy người ta phải sống tốt đẹp, cố gắng học tập, lao động.

Tôi giả vờ đưa tay lên xoa cằm, trầm ngâm suy nghĩ một lúc, rồi phán:

- Chắc là mày có sự nhầm lẫn gì ở đây, chứ kinh Vệ Đà với cả Bhagavad Gita thì tao còn thuộc hơn cả mày. Có phải đấng Krishna dạy chúng mày là phải không được tham lam, ham muốn những thứ vượt quá khả năng và không phải sở hữu của mình không? Thế không phải là lời dạy đừng có cố gắng, phấn đấu, thì là cái đếch gì?

Mặc dù không phản biện được gì về mặt logic, nhưng do được thấm nhuần giáo dục tốt của gia đình, nhà trường và tôn giáo, nên các chú có vẻ vẫn không phục cái lý luận "Người ta sống trên đời này cứ lè phè theo tự nhiên mà sống, không cần cố gắng, kế hoạch, phấn đấu".

Nhìn những khuôn mặt thầm lặng mang vẻ cam chịu miễn cưỡng của bọn chúng, tôi bắt đầu thấy cáu, mặc dù đúng là mình đang nói láo thật.

- Thôi được rồi, tao sẽ cho chúng mày một conclusive example, beyond any doubt, là con người ta chả cần cố gắng chó gì, mà cứ việc sống theo lẽ tự nhiên là được.

Tôi chỉ tay vào thằng cu second-in-command của mình:

- Mày, có phải mày tốt nghiệp MIT không? Tao nghe nói MIT là một trong những trường có khoa Computer Science tốt nhất thế giới, vào được còn khó, mà tốt nghiệp được còn khó hơn. Chắc mày phải lập kế hoạch và cố gắng ghê lắm phải không?

Như chơi đàn gặp được kẻ tri âm, trò chuyện gặp được người tri kỷ, thằng cu tuôn ra ầm ầm về những khó khăn, gian khổ, cố gắng đổ mồ hôi sôi nước mắt của mình, để có thể từ một cái thành phố đầy mùi càri bên Ấn Độ mà sang tới Cambridge, MA và sờ tay vào cái cột ở cổng trường MIT. Rồi còn những năm tháng đêm quên ăn, ngày quên ngủ, sờ bàn phím đến mất cả vân tay để ra khỏi trường. Rồi gửi đơn xin việc, phỏng vấn, thử việc ...

Rồi thằng cu kết luận:

- Em phải cố gắng ghê lắm chứ đại ca tưởng à? Mất cả một thời trẻ trai của em. Ra khỏi trường MIT rồi mà vẫn không biết gái Mỹ hình gì.

Tôi lại chỉ tay sang một thằng khác:

- Còn mày, có phải mày tốt nghiệp thủ khoa một cái trường nào tốt nhất Sydney bên Úc phải không?

Cũng như chú kia, chú này lại tuôn ra như thác lũ về thời thơ ấu đổ mồ hôi sôi nước mắt, về thời  trai trẻ bị đánh mất trong giảng đường, về việc ra trường ở Úc, rồi sang tới Mỹ mà vẫn không biết tóc vàng nó khác tóc đen ở chỗ nào.

Để cho các chú ôn nghèo kể khổ và than vãn cho thời trẻ trai đã mất của mình xong, tôi mới phán tiếp:

- Còn tao đây này, chả tốt nghiệp trường chó nào cho ra hồn người, hồi tao đi học thì học dốt đến bò cũng phải gọi bằng cụ, mỗi năm suýt bị đuổi học mấy lần. Giờ tao cũng chả có bằng cấp gì. Thế nhưng bây giờ ai là sếp? Tao hay là chúng mày? Thế thì cố gắng là tốt, hay cứ mặc kệ nó, theo thuyết Vô vi, thuận theo tự nhiên mà sống là tốt?

Bọn Ấn Độ đồng thanh thú nhận với vẻ trang nghiêm thành kính:

- Đại ca dạy rất phải.

Nhìn ánh mắt cam chịu của tụi nó, tôi thấy cũng thương thương. Với lại nói láo mãi cũng chán, mà mặt dày đến đâu thì cũng có lúc phải ngượng. Tôi hạ giọng:

- Thôi, đến lúc phải làm việc rồi, đi về công ty.

Về đến công ty, theo thói quen sau khi ăn trưa, tôi lại gác hai chân lên bàn, tranh thủ làm một giấc. Trong khi đấy bọn đàn em Ấn Độ thì tiếp tục phấn đấu, cố gắng lập trình.

Đang ngáy ngon lành, bỗng nhiên nghe văng vẳng tiếng thằng cu second-in-command bên tai: 

- Đại ca, có một cái NFR rất quan trọng từ khách hàng.

Mắt nhắm mắt mở, tôi gãi đầu nghĩ : "NFR là cái chó gì? Chả có cái xứ nhà quê nào lại sính viết tắt như nước Mỹ. RUP thì là Rational Unified Process, UML thì là Unified Modeling Language, CPU thì là Central Processor Unit, SPR thì là Software Patch Request, chat với gái thì có BRB, LOL ..., còn NFR là cái bỏ mẹ gì?". Mất hơn 30 giây, khi cơn buồn ngủ đã hơi qua, tôi sực nhớ ra: "À, NFR là New Functionality Requirement". Có yêu cầu mới về chức năng mới, thì quan trọng đếch gì. Tôi phẩy tay, phán: 

- As usual. 

Như mọi khi! "Như mọi khi" tức là chúng mày cứ làm việc đi, muốn làm gì thì làm, chừng nào viết code ngu thì tao mới xóa, còn không thì để yên cho tao ngủ. Tôi nhắm mắt lại, chuẩn bị ngáy tiếp. 

Nhưng lần này thì unusual. Thằng Ấn Độ lay tôi dậy, năn nỉ:

- Cái NFR này quan trọng, đại ca không duyệt thì bọn em không dám làm.

Quái, làm đếch gì có cái gì quan trọng hơn giấc ngủ trưa của tôi. Mà dù có quan trọng thật, thì đã có thằng second-in-command này. Tuy nó là Ấn Độ thật, nhưng nó tốt nghiệp MIT chứ có phải đùa đâu, khó khăn nào mà nó chả làm được, mà không để yên cho mình ngủ. 

Lần này chắc là to chuyện thật rồi. Nghĩ thế, tôi chậm rãi ngồi dậy, dụi mắt, ngoáy mũi mấy cái, rồi phán:

- Đâu, mày đưa cái NFR cho tao xem.

Đọc qua cái đầu đề: "Implement Enterprise Security feature according to American Top Security Standard", cơn buồn ngủ của tôi bay đâu mất. Lần này thì to chuyện thật rồi.

Tôi nghiêm túc đọc tiếp xuống chi tiết của cái NFR:

Viết lại chức năng của nút Delete trên màn hình, để mỗi lần user bấm vào nút Delete, thì không chỉ hỏi "Are you sure?" một lần.

Đối với những dữ liệu quan trọng, thì ngoài hỏi "Are you sure?" một lần, thì phải hỏi thêm "Are you really sure?".

Đối với những dữ liệu rất quan trọng thì phải hỏi thêm lần thứ ba nữa: "Are you really really sure?"

Đối với dữ liệu rất rất quan trọng thì phải hỏi thêm lần thứ tư nữa: "Are you really really really sure?"

Tóm lại là nếu tầm quan trọng của dữ liệu có n chữ "rất", thì phải hỏi n+2 lần, và trong câu hỏi phải có n+1 chữ "really".

Đúng là tôi không duyệt thì chúng nó không dám làm thật. Đếch ai lại đi implement cái yêu cầu ngu xuẩn như thế. Tôi nổi cáu, quăng tập NFR ra ngoài cửa sổ, phán:

- FTR.

Mấy thằng Ấn Độ sợ xanh mắt, lấm lét nhìn nhau, gãi đầu gãi tai, vắt những bộ óc tốt nghiệp MIT, Berkeley, Stanford của chúng nó ra để nghĩ xem FTR là cái gì mà không có sách nào viết, không có trường lớp nào dạy mà cũng không có công trình nghiên cứu nào đề cập đến.

Sau 30 phút vò đầu bứt tai hành hạ những cái đầu bác học của chúng, bọn đàn em Ấn Độ rón rén hỏi:

- Đại ca tư tưởng cao siêu, trình độ uyên bác quá, dạy bọn em FTR nhưng bọn em không hiểu. Đại ca làm ơn giảng cho bọn em.

Tôi nghiêm giọng phán:

- FTR tức là Fuck The Requirement. Đếch ai lại implement một cái yêu cầu ngu xuẩn như thế.

Mấy thằng đàn em Ấn Độ bò lăn ra cười.

Tội nghiệp chúng nó. Cả một buổi tôi tuôn những lời ba hoa. dối trá, láo toét thì chúng nó nghe với thái độ nghiêm trang, kính trọng và tin tưởng. Đến lúc nghe được lời thực lòng đầu tiên, duy nhất trong ngày của ông sếp, thì chúng nó lại tưởng tôi đùa.

Ôi, đàn em của tôi!

Page 7

[Đây chỉ là một sáng tác văn học thuần túy, nhá]

Anh đang ngồi gác hai chân lên bàn, vừa chơi game, vừa đọc truyện chưởng, vừa canh chừng mấy thằng đàn em Ấn Độ viết code, để xem chúng nó viết sai gì thì còn xóa, bỗng nhiên cửa sổ YIM trên màn hình nhấp nháy.

Một cái nick đã không nhấp nháy suốt 10 năm.

Em: Trông ông dạo này béo quá. Khéo đâm xe ngoài đường không nhận ra.

Anh:Em nhìn thấy anh ở đâu thế, my love?

Em:Cái avatar của anh đấy.

Anh : Dạo này anh đói lắm, thất nghiệp. Anh phải sống ngoài vỉa hè, bưng bê trong nhà hàng buffet Tàu kiếm $2/1h và ăn thức ăn thiu cho đỡ đói. Ảnh avatar là anh chụp từ lâu rồi.

Em: Em có một thằng bạn người Pháp. Nó CŨNG đi làm IT ở Silicon Valley, nó CŨNG thất nghiệp và CŨNG bị vợ đuổi ra khỏi nhà.

[Ôi, chuyện trò thời suy thoái. Nếu không phải chuyện thất nghiệp thì cũng là chuyện bị vợ đuổi ra khỏi nhà.]

Anh: Thế giờ nó CŨNG đi bưng bê nhà hàng ở Mỹ như anh à?

Em: Không, giờ nó về Pháp rồi, lại đi làm Artificial Intelligence. Hay anh sang Pháp đi?

Anh: Anh cũng muốn đi lắm, nhưng xin đâu ra visa. Tiền đâu mua vé máy bay mà đi?

Em: Anh thử gửi thư xin việc sang Pháp đi.

Anh: Em biết anh rồi, giữa việc phải đi tìm kiếm việc làm, gửi resume, viết đơn xin việc, trả lời phỏng vấn và việc chết đói, thì anh thà chết còn hơn.

Em: Hay là anh xin đi học đi, sang Pháp với em.

Anh: Anh làm gì có tiền. Nó bắt chứng minh tài chính thì anh giết ai cho ra mấy chục nghìn.

Em: Em có tiền, em cho anh vay.

Anh: Ừ, rồi khi sang Pháp, anh sẽ lại dẫn em lang thang Paris, my love.

Em: Anh mồm mép lắm nhé. Còn nhớ hồi đó anh hứa gì không?

Anh: Ôi giời, hồi xưa anh hứa nhiều lắm, bố ai mà nhớ được.

Em: Anh thử cố nhớ lại xem nào?

Anh: Dạo này anh già rồi, lại đói ăn, nhớ làm sao được.

Em: Hồi đó anh hứa 'Nếu như em ế, không lấy được chồng thì anh sẽ lấy em' 

[Hé hé, hồi đó mình trơ tráo thật nhỉ]

Anh: Anh còn hứa gì nữa không?

Em:Anh chỉ được cái dẻo mồm. Hồi trước dẫn em đi ăn nhà hàng, anh nói "I love you" mà giọng thẳng tưng, mắt còn nháy nháy. May mà em không mắc lừa.

Anh: Ừ, thôi được rồi. Bao giờ sang Paris anh lại dẫn em đi ăn nhà hàng. À, nhưng mà sang Pháp rồi, nghề nghiệp không có, tiền bạc cũng không, thì anh ở đâu, sống bằng cái gì?

Em: Anh trở thành nhát gan, rón rén từ bao giờ thế?

Anh chợt bật lên tiếng cười khô khốc. Mấy thằng đàn em Ấn Độ ngừng sờ soạng bàn phím, ngẩng lên nhìn với ánh mắt sợ hãi. Thông thường anh chỉ cười thế khi nhìn thấy những lỗi lập trình đần độn trong những dòng code đần độn của chúng.

Hơn mười năm trước:

Em: Tối nay Paris buồn quá.

Anh: Chờ anh một tí, anh sẽ đến với em.

Em: Anh sang ngay nhé.

Chỉ cần có thế, anh tắt máy tính, nhảy vào con Mercedes-Benz Kompressor 98, đạp ga lún sàn, giũa cháy mặt đường Stuttgart - Paris, vượt qua biên giới Đức, Thụy sĩ, Pháp, lái xe thâu đêm suốt sáng để đến với em. Sông Seine, Nhà thờ Đức Bà, đồi Montparnasse ...

Giờ anh đã già. Giờ anh chỉ là cái bóng mờ của anh mười năm về trước. Ha ... ha ... anh trở thành nhát gan, rón rén từ bao giờ? 

Nếu là ngày xưa, anh đã lao thẳng ra bờ biển, đóng bè bơi qua Đại Tây Dương để đến với em. Hay tệ ra, anh cũng sẽ ra bưu điện, mua mấy con tem dán vào đít, tự bỏ mình vào thùng thư để máy bay nó chở anh đến Paris.

Còn giờ đây, anh chậm rãi bỏ hai chân từ trên bàn xuống đất, một tay xoa cái đầu hói, tay kia xoa cái bụng phệ, quắc mắt nhìn mấy thằng đàn em Ấn Độ: "Viết code tiếp đi, nhìn cái đếch gì!"

Ôi cuộc đời! Khi người ta không còn trẻ!

Video liên quan

Chủ Đề