Vì sao cây cà phê và cây cao su được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ của nước ta

Answers [ ]

  1. *Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên là do Tây Nguyên có:

    + Đất badan màu mỡ trên diện tích rộng.

    + Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.

    + Thị trường về cà phê ở trong nước, đặc biệt là ở nhiều nước và khu vực được mở rộng.

    *Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi:

    + Điều kiện sinh thái:

    – Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải [đồng bằng cao và đồi lượn sóng].

    – Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh.

    – Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước.

    + Điều kiện kinh tế – xã hội:

    – Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.

    – Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh/

    – Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định [trong nước, nước ngoài].

    – Có chính sách khuyến khích của Nhà Nước.

  2. – Tây Nguyên có diện tích đất badan lớn và khí hậu có mùa mưa và mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc trồng trọt, thu hoạch và bảo quản.
    – Có nhiều nông trường rộng lớn.
    – Các loại cây khác ít được quan tâm phát triển.
    – Cà phê là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.

    Cây Cao su trồng nhiều ở dnb vì

    Có nguồn laođộng đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

    – Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh

    – Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định [trong nước, nước ngoài]

    – Có chính sách khuyến khích của Nhà nước

Vì sao cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?

Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?

Đề bài

Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?

Bảng 32.2. Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002

Cây công nghiệp

Diện tích [nghìn ha]

Địa bàn phân bố chủ yếu

Cao su

281,3

Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

Cà phê

53,6

Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu

Hồ tiêu

27,8

Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.

Điều

158,2

Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương


Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

* Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:

- Cây công nghiệp lâu năm phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.

- Bao gồm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.

+ Cao su là cây trồng quan trọng và chiếm diện tích lớn nhất. Phân bố chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.

+ Tiếp đến là cây điều, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.

+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai.

* Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của cây cao su.

+ Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng [hồ thủy lợi lớn nhất nước ta].

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.

+ Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định [trong nước, nước ngoài]

+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.

loigiaihay.com

  • Quan sát hình 32.2, xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An. Nêu vai trò của hai hồ chứa này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 120 SGK Địa lí 9

  • Bài 1 trang 120 SGK Địa lí 9

    Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất?

  • Bài 2 trang 120 SGK Địa lí 9

    Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

  • Giải bài 3 phần câu hỏi và bài tập trang 120 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng số liệu sau: Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.

  • Tình hình phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

    Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

Hãy xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên. Giải thích vì sao có sự phân bố như thế?[trang 107, SGK]

Đề bài

Dựa vào hình 29.2, xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên.

Lời giải chi tiết

- Cà phê được trồng khắp các tỉnh Tây Nguyên nhưng tập trung nhiều nhất ở Đăk Lắk, kế đó là Gia Lai.

- Cao su được trồng trên các cao nguyên thấp, trồng nhiều ở phía bắc [Kon Tum] và nam Tây Nguyên [Đăk Nông, phía nam tỉnh Lâm Đồng].

- Chè được trồng trên các cao nguyên cao [trên 600 m], trồng nhiều ở Lâm Đồng [vùng BLao] và Gia Lai.

=> Giải thích:

- Phân bố các cây công nghiệp trên gắn với phân bố đất ba dan và sự phân hóa khí hậu ở Tây Nguyên

- Cà phê [cà phê vối], cao su là các cây nhiệt đới nên trồng chủ yếu ồ cắc cao nguyên thấp

- Chè, cà phê chè là các cây có nguồn gốc cận nhiệt nên được trồng ở cắc cao nguyên cao hơn

loigiaihay.com

  • Dựa vào bảng 29.1, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 108 SGK Địa lí 9

  • Tại sao hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 108 SGK Địa lí 9

  • Dựa vào bảng 29.2, tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước [lấy năm 1995 =100%]. Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 109 SGK Địa lí 9

  • Xác định trên hình 29.2, vị trí của nhà máy thủy điện Y-a-ly trên sông Xê Xan. Nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 109 SGK Địa lí 9

  • Dựa vào các hình 29.2, 14.1 hãy xác định: Vị trí của các thành phố nói trên. Những quốc lộ nối các thành phố này với TP. Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 111 SGK Địa lí 9

Video liên quan

Chủ Đề