Vì sao chồng không đưa tiền cho vợ

Sự phân hóa xã hội hiện nay đang tác động không nhỏ đến đời sống của từng gia đình khiến cho người đàn ông rơi vào khủng hoảng, họ không biết vai trò của mình ở đâu và trách nhiệm của mình là gì?

Nhiều ông chồng chưa biết vai trò của mình ở đâu và trách nhiệm của mình là gì trong gia đình. Ảnh chỉ mang tính minh họa cho bài viết.

Nghịch lý cả gia đình trông vào tiền của vợ

TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, theo truyền thống của nhiều nước châu Á, thường thì người đàn ông là người chịu trách nhiệm chính về vấn đề tài chính trong gia đình. Đổi lại người vợ là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc gia đình và con cái. Không chỉ ở châu Á mà ngay cả nhiều nước phương Tây hiện nay cũng có sự phân công lao động gia đình theo kiểu truyền thống này. Ví dụ, ở Pháp người chồng có nhiệm vụ kiếm tiền trang trải mọi chi phí sinh hoạt của gia đình. Nhiệm vụ chăm sóc gia đình, con cái được giao cho vợ.

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, sự phân công lao động theo cách truyền thống này đang có sự phân hóa, đặc biệt là khi người vợ cũng vượt ra khỏi gian bếp để ra xã hội làm việc bình đẳng như nam giới. Mặc dù các nhà chuyên môn coi đây là một bước tiến về bình đẳng giới nhưng thực tế thì “sự bình đẳng” này đẩy phụ nữ vào tình trạng quá tải về thời gian làm việc và sự phủi trách nhiệm tài chính của người bạn đời. Người đàn ông của những thế hệ trước đây họ thường xác định rất rõ vai trò trụ cột về tài chính là của người chồng nhưng hiện nay suy nghĩ này đã trở nên mờ nhạt ở rất nhiều người. Không ít ông chồng dường như mặc kệ người vợ với gánh nặng chi tiêu trong gia đình.

Thực tế thu nhập của không ít người phụ nữ hiện nay chỉ là một dạng thu nhập từ “công việc làm thêm” “công việc đính kèm”. Bởi bên cạnh việc đi làm kiếm tiền thì người phụ nữ này vẫn phải chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc gia đình con cái. “Thu nhập đính kèm thì không thể lo trang trải đủ cho cả gia đình được, đó là điều dễ hiểu. Và một lẽ hiển nhiên khác, gia đình là “của chung”, con cái cũng là của “hai người” thì không có lý gì người chồng lại có thể để mặc vợ một lúc phải gánh cả hai vai – vai nội trợ và vai kiếm tiền nuôi sống gia đình. Phụ nữ Việt phải “khổ” như thế, ai là người chịu trách nhiệm hiện nay?”, TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý đặt câu hỏi.

Vì sao đàn ông phủi trách nhiệm… nuôi sống gia đình?

Thực tế, có những ông chồng vì lương thấp nên không góp tài chính cho gia đình nhưng có những ông chồng thu nhập cao vẫn "chơi bài" không đưa tiền cho vợ chi tiêu trong nhà. Theo các chuyên gia, khi người chồng làm ra tiền mà không chịu đóng góp tài chính, có thể xảy ra 3 trường hợp sau:

Thứ nhất, ông chồng này là người “sống thủ”, tức là sống cho riêng mình và không tin tưởng vào vợ. Khi đó người vợ nên xem xét lại bản thân, liệu có tiêu hoang quá không? Liệu có keo kẹt chi li đến nỗi “tiền chồng vào thì dễ, tiền chồng lấy ra thì khó” không? liệu có khéo léo tế nhị khi hỏi tiền chồng, hay là có thái độ truy xét, yêu cầu khiến họ khó chịu? Bởi thực tế đàn ông đa phần lập gia đình để có chốn bình yên đi về, họ cũng thích được người vợ lo lắng cho kinh tế của gia đình. Nếu người vợ đã khéo léo, ngọt ngào và quan tâm chăm sóc chồng, biết cách chi tiêu hợp lý mà ông chồng không chịu đóng góp thì nên sống ly thân và có thể là ly hôn khi ông xã vẫn không thay đổi. Bạn không nên hy sinh cho một con người ích kỷ và không lo lắng, không có trách nhiệm với gia đình vợ con.

Thứ hai, hãy xem xét lại tình trạng gia đình, liệu ngọn lửa hôn nhân có được thắp sáng hay đã tàn lụi. Bởi nếu gia đình không còn làm tổ ấm, người vợ không hoàn thành chức năng quản gia của mình thì các ông chồng cũng dễ dàng quên mất trách nhiệm kinh tế của mình.

Thứ ba, người chồng giữ tiền để tiêu cho mối quan hệ ngoài luồng của mình. Hãy để ý, theo dõi bởi rất có thể người chồng đó đã ngoại tình.

Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, ngoài những nguyên nhân trên thì những người chồng không đưa tiền sinh hoạt gia đình cho vợ là do họ không xác định được trách nhiệm và bổn phận của mình. Có thể thực tế sự phân hóa xã hội hiện nay đang tác động không nhỏ đến đời sống của từng gia đình khiến cho người đàn ông rơi vào khủng hoảng, họ không biết vai trò của mình ở đâu và trách nhiệm của mình là gì. Do vậy, những người làm luật nên hướng đến những điều cụ thể như trách nhiệm đóng góp tài chính của người chồng trong gia đình. Để có được những điều luật thiết thực như vậy, thiết nghĩ cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề gia đình, cụ thể ở đây là Bộ VHTT&DL cần có những nghiên cứu, đề xuất cụ thể để xây dựng nên những chính sách về gia đình thực sự có ý nghĩa với đời sống hiện nay.

Đặc tính chung của con người là ưa thích hưởng thụ dục lạc, thích làm ít hưởng nhiều, thích được mà không muốn mất… nếu xã hội không có những quy chuẩn đạo đức đủ sức để ràng buộc trách nhiệm của người chồng thì pháp luật cần phải có những quy định cụ thể về vai trò trách nhiệm của người chồng cũng như người vợ. Có như vậy mới có thể đảm bảo có được những “thiết chế” gia đình vững chắc, tạo nền tảng cho một xã hội vững chắc.

Thực tế sự phân hóa xã hội hiện nay đang tác động không nhỏ đến đời sống của từng gia đình khiến cho người đàn ông rơi vào khủng hoảng, họ không biết vai trò của mình ở đâu và trách nhiệm của mình là gì. Do vậy, những người làm luật nên hướng đến những điều cụ thể như trách nhiệm đóng góp tài chính của người chồng trong gia đình. Để có được những điều luật thiết thực như vậy, thiết nghĩ cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề gia đình, cụ thể ở đây là Bộ VHTT&DL cần có những nghiên cứu, đề xuất cụ thể để xây dựng nên những chính sách về gia đình thực sự có ý nghĩa với đời sống hiện nay.

Theo Ngân Khánh
Gia đình và Xã hội

Thi thoảng, chồng tôiphải đi công tác, có đợt phải đi đến 3 tháng, nhưng cứkhoảng mộttháng chúng tôi lạigặp nhau. Mỗi tháng anhđưa cho tôi tầm 10 triệu. Vừa rồi, do nghỉ dịch nên lương giảm, chồng đưa 8 triệu. Anh không đưa tiền thưởng cho tôi, Tết cũng vậy.

Năm ngoái tiền thưởng của anh được khoảng hơn 60-70 triệu, tôi cũng thế. Tôi nói với anh rằnggiờ do ảnh hưởng của dịch, lương thấp mà anh không đưa thêm, em không đủ tiền lo sinh hoạt đâu. Anh bảo: "Tao không phải cu limà cứ phải nộp tiền". Tôi bảo rằngthế lấy đâu tiềnnuôi con. Anh nói: "Tao khôngphải nuôi ai hết". Anh vừa nằm viện 2 tuần để điềutrị tiểu đường. Sau đó anh bảosẽ lo tiền học cho hai đứa, còn tôi lo tiền chợ.

Tôi nghĩ nếu chỉ có tiền học và tiền chợ thì không đáng là bao, cònnhiều khoản khác. Con gái tôi giờ cũng lớn [học năm thứ nhất],phải có nhu cầu cá nhân, rồi khi ốm đau...Trước kia anh đưa tiềncho tôi,tôi tiêu khoảng 2/3, còn 1/3 để dành. Có lần tôi nói với anh về kế hoạch chi tiêu đó, nhưng thờigian sau, vợ chồng tôi lại cãi nhau về chuyện này. Tôikhông biết phải làmthế nào?Vợ chồng cùng tập trung để còndành đượcmột khoản phòng khi ốm đau, về giàhay tôi nên kệ?

Một việc nữa màtôi muốn hỏi là hiện nayvợ chồng tôi đang ngủ riêng. Có đôi lần tôi chủ độnglên ngủcùng chồng. Anh thích nằm một mình vừa chơi game vừa nghe loa vì trên tầngcó mộtbộ loa đài. Tôi không muốn thế vìthấy không tình cảm, gần gũi.Tôimuốn vợ chồngkhông quan hệ thì cũng không nên ngủ riêng. Anh bị tiểu đường nênbảo tôi rằng:không có nhu cầu thì nằm đâu cũng thế. Tôi lạithôi. Theo chuyên gia tôi nên làm gì đây? Xinnói thêm, tôi bị rối loạn lo âuvà đang dùng thuốc. Chồngchỉ biết tôi phải dùngthuốc chứkhông biết thuốc gì. Tôi cảm ơn chuyên gia và cácđộcgiả.

Vân

Chuyên gia tâm lý Phong Nguyên gợi ý:

Chào chị Vân,

Bức thư chị gửi đã phần nào khắc họa được hình ảnh một người phụ nữ chu toàn và cẩn thận với mọi việc trong cuộc sống. Nhất là việc gia đình, chị luôn có kế hoạch đến từng chi tiết, đặc biệtcho tương lai. Chị mong muốn một gia đình đúng nghĩasẽtheohình dung của mình: vợ chồng cùng nhau chăm con, xây dựng kinh tế và dành dụm cho tương lai. Chị cảm thấy an toàn và chắc chắn hơn về cuộc sống của mình và cả gia đình nếu mọi thứ diễn ra theo những gì chị tiên liệu. Sự thay đổi về hành động gần đây của chồng khiến chị cảm thấy bản thân không còn kiểm soát tốt tình hình như trước. Tuy nhiên, những hành động có phần nóng nảy và bộc phát của anh có thể là một dấu hiệu của việc anh cũng có những lo âu riêng giống chị, nhưng cả hai đều chưa thể chia sẻ cho nhau.

Có thể thấy tác động của dịch Covid-19 và căn bệnh tiểu đường đã tác động đếnvợ chồng chịtheo nhiều cách khác nhau. Với chồng chị, dù là dịch bệnh haybệnh tiểu đường đều gây cho anh ấy nhiều lo lắng về khả năng kiểm soát của bản thân, về những gì trước kia anh có thể làm, nhưng bây giờ ít nhiều bị thay đổi. Tài chính giảm sút dẫn đến khoản đóng góp tiền cùng vợ lo chuyện gia đình bị ảnh hưởng, căn bệnh tiểu đườngảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt chăn gối và sự tự tin của anh. Những áp lực trên nhất thời khiến anh muốn trốn tránh, không nhắc đến hay chủ động giải quyết. Tuy nhiên, một sự thay đổi về hành động, hay một câu nói lúc nóng giận của chồng không đồng nghĩa với việc anh hoàn toàn thay đổi và không còn thương vợ thương con, không còn chăm sóc gia đình.

Ở chị,lo âu làm chị cảm thấy hoài nghi với những thay đổi dù là nhỏ nhất. Chị cảm thấy khôngan tâm khi mọi việc không như dự định. Nó bắt nguồn từ nỗi sợcủa việc mất đi kiểm soát những điều thường nhậtnhư chồng. Cả hai đều có những lo lắng riêng, vì vậy cách tốt nhất là cùng hỗ trợ nhau vượt qua áp lực của từng người. Một số lưu ý dưới đây có thểphù hợp với hoàn cảnh hiện tại của chị:

- Kiên nhẫn, không nóng vội: Đây là yếu tố đầu tiên và là điều kiện tiên quyết để chị tiến tới những hành động tiếp theo. Chắc chắn chị đang muốn mọi việc có thể nhanh chóng quay trở lạiquỹ đạo ban đầu. Dù vậy nền kinh tế không thể ngay lập tức phục hồi, mức lương của hai vợ chồng không thể ngay lập tức trở lại như xưa, bệnh của anh cũng không thể hoàn toàn biến mất. Thế nên một kế hoạch mới để thích ứng dần với những thay đổi này là điều cần thiết. Ví dụ: thay vì những câu chuyện về nỗi lo kinh tế, hai vợ chồng có thể trao đổi về việc cùng nhau thay đổi thói quen chi tiêu cho phù hợp... Đây cũng là cơ hội để bố mẹ cùng các con học được cách thích ứng với hoàn cảnh mới.

- Hiểu về chính mình để hỗ trợ được cho chồng: Cả hai đều có những lo lắng giống nhau, vậy để giúp đỡ nhau hiệu quả, trước tiên chị nên hiểu và biết cách ứng phó với chính những lo âu của mình. Bất an dễ khiến chị đắm chìm vào những cảm xúc tiêu cực của bản thân mà quên đi rằng: một hành động không nói lên được tất cả con người, một khó khăn hiện tại không báo trước được cả một tương lai trước mắt, hay một nỗi lo âu đang hiện hữu không đồng nghĩa rằng những gì mình lo lắng sẽ trở thành sự thật. Để quá trình tự hỗ trợ này được diễn ra hiệu quả, bên cạnh việc uống thuốc, tôi khuyến khích chị tìm đến sự trợ giúp chuyên nghiệp về sức khỏe tinh thần. Nếu có thể, cả hai vợ chồng nên cùng đồng hành trong quá trình này để được giải tỏa và hiểu nhau hơn dưới sự hướng dẫn đúng cách của nhà tâm lý.

Tiền bạc đem lại sự dư giả và an tâm về mặt tài chính, nhưng nó không nên trở thành yếu tố quyết định hạnh phúc cho tương lai sau này của gia đình. Giống như tình cảm vợ chồng chưa bao giờ chỉ được thể hiện bởi việc cùng nằm trên một chiếc giường. Mong rằng những khó khăn hiện tại của hai anh chị sẽ chỉ là một trải nghiệm mà cả hai cùng nhau vượt qua. Chúc chị và gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho nhau.

Độc giả gọi vào số09 6658 1270để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

Video liên quan

Chủ Đề