Vì sao có hiện tượng băng trôi vùng nào ở đới lạnh thường có hiện tượng này

Đới lạnh là xứ sở của băng tuyết, khí hậu rất khắc nghiệt. Vậy tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? Hãy cùng GiaiNgo khám phá!

Môi trường đới lạnh hay còn gọi là hàn đới. Đây là khu vực địa lí có khí hậu khắc nghiệt nhất trên Trái Đất.

Vậy tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? Giới thực vật và động vật đã làm thế nào để thích nghi với môi trường sống ở đây? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của GiaiNgo!

Vị trí của môi trường đới lạnh

Môi trường đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực Bắc – Nam của Trái Đất. Môi trường đới lạnh ở bán cầu Bắc chủ yếu là đại dương. Môi trường đới lạnh ở bán cầu Nam chủ yếu là lục địa.

Do điều kiện khí hậu, tự nhiên không thuận lợi cho nên ở đây có rất ít người sinh sống. Động, thực vật ở đây phát triển cũng rất đặc biệt do phải thích nghi với môi trường sống.

Đặc điểm môi trường đới lạnh

Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông kéo dài, ít khi thấy Mặt Trời và thường xuyên xảy ra bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới mức -10⁰C, thậm chí có khi xuống tới -50⁰C.

Lượng mưa trung bình năm rất thấp, khoảng dưới 500mm. Mưa chủ yếu ở dạng tuyết rơi [trừ mùa hạ]. Mặt đất đóng băng dày quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên cùng khi mùa hạ đến.

Mùa hạ ở đây chỉ kéo dài từ hai đến ba tháng. Mặt Trời di chuyển suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi kéo dài đến sáu tháng liền. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ có tăng nhưng cũng ít khi vượt quá ngưỡng 10⁰C.

Ở vùng Bắc cực, mặt biển đóng thành một lớp băng dày khoảng 10m. Vào mùa hạ, nhiệt độ tăng, biển băng vỡ ra hình thành nên các tảng băng trôi.

Ở châu Nam Cực và đảo Greenland, băng tuyết đóng thành khiên băng dày đến 1500m. Vào mùa hạ, rìa của các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo, hàng năm trời vẫn chưa tan hết.

Hiện nay, Trái Đất nóng lên, băng ở hai vùng cực đang tan chảy bớt. Diện tích phủ băng thu hẹp lại dẫn đến hiện tượng nước biển ngày một dâng. Đây cũng là một tình trạng báo động đối với môi trường sống trên Trái Đất.

Nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất vì đới lạnh có khí hậu khắc nghiệt không khác gì các hoang mạc. Đới lạnh cũng có lượng mưa trung bình rất ít, thời tiết rất khô hạn; biên độ nhiệt ngày và năm lớn. Có rất ít người sinh sống ở đây, hệ động, thực vật nghèo nàn, thưa thớt.

Điều kiện tự nhiên ở đới lạnh so với hoang mạc rất giống nhau. Nhưng vì ở đây là đới lạnh, nhiệt độ rất thấp cho nên mới được gọi là hoang mạc lạnh của Trái Đất.

So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi

Băng trôi

  • Là mặt biển bị đóng thành một lớp băng dày đến 10m.
  • Vào mùa hạ, nhiệt độ tăng lên làm biển băng vỡ ra, hình thành nên các tảng băng trôi.
  • Kích thước băng trôi nhỏ hơn so với núi băng.

Núi băng

  • Là băng tuyết bị đóng thành khiên băng dày hơn 1500m.
  • Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra tạo thành các núi băng khổng lồ.
  • Núi băng lớn hơn băng trôi nhiều.

Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?

Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có những đặc điểm đặc biệt để thích nghi với môi trường sống nơi đây.

Sự thích nghi của thực vật với môi trường

Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi. Chúng mọc ở trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rong, rêu và địa y, thân mọng nước, cây rụng nhiều lá,…

Ở Nam Cực vì thời tiết quá lạnh nên thực vật không phát triển được.

Sự thích nghi của động vật với môi trường

Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt là nhờ có lớp mỡ dày [hải cẩu, cá voi, cá nhà táng,…]; lớp lông dày [gấu trắng, cáo tuyết, tuần lộc,…] hoặc bộ lông không thấm nước [chim cánh cụt,…].

Các loài thường sống thành bầy đàn để bảo vệ và có thể sưởi ấm cho nhau. Một số loài gấu có tập tính ngủ đông để tránh tiêu hao năng lượng. Một số loài khác lại di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh cái lạnh trong mùa đông.

Vào mùa hạ, cuộc sống ở đới lạnh sẽ sinh động hơn. Cây cỏ, rêu, địa y,… phát triển nở rộ. Các sinh vật phù du phát triển ở trên lớp băng tan. Đây cũng là nguồn thức ăn chủ yếu của các loại động vật đới lạnh.

Như vậy, bài viết trên đã đưa ra lời giải thích tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất. Hi vọng bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin thú vị về xứ lạnh của Trái Đất. Đừng quên like và share bài viết của GiaiNgo nhé!

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 21. Môi trường đới lạnh trong sách giáo khoa Địa lí 7. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Mục tiêu bài học

- Nắm được những đặc điểm cơ bản của đới lạnh

- Biết được sự thích nghi của sinh vật ở đới lạnh

- Rèn kĩ năng đọc bản đồ về môi trường đới lạnh vùng Bắc Cực và Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh

- Phân tích biểu đồ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 1 vài địa điểm ở đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường.

1. Đặc điểm của môi trường

- Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Vô cùng lạnh lẽo [khắc nghiệt]

+ Mùa đông rất dài và có bão tuyết dữ dội. Nhiệt độ TB < – 100C, có nơi – 500C.

+ Mùa hạ ngắn [2-3 tháng] nhiệt độ không quá 100 C, biên độ nhiệt lớn.

+ Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường

a. Thực vật.

Chủ yếu là rêu, địa y và một số loài cây thấp lùn.

b. Động vật.

Các loài: tuần Lộc, chim cánh cụt, hải cẩu.

- Các loài động vật có đặc điểm: có lớp lông dày không thấm nước, 1 số loài di cư để tránh mùa đông lạnh, có loài ngủ suốt mùa đông.

- Cần bảo vệ các loại động vật quý hiếm ở đới lạnh.

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 21 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 21 trang 67

Quan sát hình 21.1, 21.2 và 21.3 hãy:

+ Tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu.

+ Nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh.

Trả lời:

+ Ranh giới của đới lạnh: Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực về phía hai cực.

+ Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh:

Mùa đông rất lạnh nhiệt độ trung bình luôn dưới -10oC thậm chí xuống đến -50oC. Mùa hạ kéo dài 2-3 tháng nhiệt độ dưới 10oC. Lượng mưa trung bình năm thấp dưới 500mm, mưa thường dưới dạng tuyết.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 21 trang 68

Quan sát hình 21.4 và 21.5, so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi.

Trả lời:

- Băng trôi: do một lớp băng dày khoảng 10m vỡ ra.

- Núi băng: do vào mùa hạ rìa các kiêng băng trôi trượt xuống biển, có kích thước.

Soạn bài 1 trang 70 Địa Lí 7

Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Mùa đông rất lạnh nhiệt độ trung bình luôn dưới -10oC thậm chí xuống đến -50oC. Mùa hạ kéo dài 2-3 tháng nhiệt độ dưới 10oC.

- Lượng mưa trung bình năm thấp dưới 500mm, mưa thường dưới dạng tuyết.

Soạn bài 2 trang 70 Địa Lí 7

Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất.

Trả lời:

Do đới lạnh cũng có những đặc điểm giống với vùng hoang mạc:

+ Động vật nghèo nàn.

+ Khí hậu khắc nghiệt: lượng mưa thấp, biên độ nhiệt năm lớn.

Soạn bài 3 trang 70 Địa Lí 7

Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Động vật có lớp vỡ dày [cá voi, hải cẩu,…], lớp lông dày [gấu trắng, tuần lộc,…]. Chúng thường sống thành đàn, ngủ đông, di cư để tránh rét.

- Ở vùng phương Bắc, thực vật chỉ phát triển vào mùa hạ cây còi cọc, thấp lùn mọc xen rêu và địa y.

Soạn bài 4 trang 70 Địa Lí 7

Đoạn văn sau đây mô tả cuộc sống trong ngôi nhà băng của người I-nuc. Cho biết người I-nuc đã thích nghi với mùa đông giá lạnh như thế?

Trả lời:

Người I-nuc đã thích nghi với mùa đông giá lạnh:

- Ở nhà băng có 1 lỗ thông nhỏ.

- Dùng mỡ hải cẩu để sưởi ấm.

- Mặc áo da dầy

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 7 Bài 21 hay nhất

Câu 1. Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?

Trả lời:

Vì: có sự giống nhau giữa môi trường hoang mạc với mỏi trường đới lạnh, thể hiện ở:
– Lượng mưa rất ít, dưới 500mm: Rất khô hạn.
– Khí hậu rất  khắc nghiệt: Biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn,
– Cỏ ít người sinh sống, động thực vật nghèo nàn.

Câu 2. Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?

Trả lời:
Động thực vật ở đới lạnh có những nét khốc liệt so vớ i các đới khác [về cách thích nghi với đời sống khắc nghiệt, chủ yếu l à đối với động vật].
– Động vật cỏ 2 cách chống lại cái lạnh:
+ Chống lanh chủ động: Có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông để sưởi ấm cho nhau.
+ Chống lạnh thụ động; Ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông,
Khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích hợp với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc cực.  Ở Nam cực không có thực vật vì quá lạnh.

Trắc nghiệm Địa 7 Bài 21 tuyển chọn

Câu 1: Ở đới lạnh, khu vực có Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời trong suốt 6 tháng liền là

A. Vòng cực Bắc [Nam].

B. Cực Bắc [Nam].

C. Từ vòng cực đến vĩ tuyến 80o

D. Từ vĩ tuyến 80o đến hai cực.

Các địa điểm ở cực Bắc và cực Nam trong năm có hiện tượng ngày, đêm kéo dài suốt 6 tháng.

Đáp án: B.

Câu 2: Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là

A. ôn hòa.

B. thất thường.

C. vô cùng khắc nghiệt.

D. thay đổi theo mùa.

Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10oC, thậm chí xuống đến -50oC.

Đáp án: C.

Câu 3: Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là

A. núi lửa. 

B. bão cát. 

C. bão tuyết. 

D. động đất.

Loại thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là những trận bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da.

Đáp án: C.

Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?

A. Lông dày.

B. Mỡ dày.

C. Lông không thấm nước.

D. Da thô cứng.

Để thích nghi tốt với khí hậu lạnh giá, các loài động vật vùng ôn đới lạnh có đặc điểm là lớp mỡ dày [hải cẩu, cá voi…], lớp lông dày [gấu trắng, tuần lộc..], lông không thấm nước [chim cánh cụt].

Đáp án: D.

Câu 5: Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh?

A. Voi. 

B. Tuần lộc. 

C. Hải cẩu. 

D. Chim cánh cụt.

Voi là động vật của miền nhiệt đới, có kích thước rất lớn, phân bố nhiều ở châu Phi.

Đáp án: A.

Câu 6: Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là

A. rừng rậm nhiệt đới.

B. xa van, cây bụi.

C. Rêu, địa y.

D. rừng lá kim.

Thảm thực vật tiêu biểu ở miền đới lạnh là rêu, địa y.

Đáp án: C.

Câu 7: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?

A. Do con người dùng tàu phá băng.

B. Do Trái Đất đang nóng lên.

C. Do nước biển dâng cao.

D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Hiện nay, do hoạt động kinh tế - đặc biệt là hoạt động công nghiệp của con người đã thải ra không khí nhiều chất khí nhà kính như CO2, khí này có tác động giữ nhiệt làm cho Trái Đất tỏa nhiệt chậm hơn và nhiệt độ bắt đầu tăng lên [gọi là hiệu ứng nhà kính], nhiệt độ tăng sẽ khiến băng 2 cực bắt đầu tan ra và diện tích băng ngày càng thu hẹp.

Đáp án: B.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?

A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.

B. Nhiệt độ trung bình luôn dưới – 10oC

C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp [dưới 500mm].

D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 15oC.

Đặc điểm khí hậu môi trường đới lạnh là mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt đột trung bình luôn dưới – 10oC [có khi – 50oC], lượng mưa trung bình năm rất thấp [dưới 500mm], mùa hạ thực sự chỉ kéo dài 2 -3 tháng và nhiệt độ tăng lên nhưng ít khi vượt quá 100C.

Đáp án: D.

Câu 9: Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh hiện nay là

A. băng tan ở hai cực.

B. mưa axit.

C. bão tuyết.

D. khí hậu khắc nghiệt.

Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên làm băng ở hai cực tan chảy bớt, băng tan và chảy về phía xích đạo sẽ làm tăng thể tích của nước biển ở các đại dương trên Trái Đất nên có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực hoặc quốc gia có địa hình thấp trên thế giới, gây ra hậu quả rất lớn về đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội các khu vực này.

Đáp án: A.

Câu 10: Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ?

A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.

B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.

C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan.

D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn.

Sông ngòi miền đới lạnh bị đóng băng suốt mùa đông, mùa hạ Mặt Trời chiếu sáng làm tăng nhiệt độ khiến băng tan gây ra hiện tượng lũ băng lớn vào thời kì này.

Đáp án: A.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 21. Môi trường đới lạnh trong SGK Địa lí 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 7 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

Video liên quan

Chủ Đề