Vì sao giá cổ phiếu flc giảm

Chốt phiên cuối tuần 14.1, nhóm cổ phiếu "họ FLC" như FLC, ROS, HAI, KLF, AMD, ART tiếp tục chịu áp lực bán mạnh và đồng loạt giảm sàn. Đồng thời, thanh khoản cũng mất hút khi tình trạng trắng bên mua diễn ra suốt phiên bất chấp một số cổ phiếu bất động sản đã hồi phục sau những phiên giảm sâu. Trong đó, cổ phiếu FLC dư bán sàn hơn 103 triệu cổ phiếu, tương đương 15% lượng cổ phiếu lưu hành của công ty và chỉ khớp lệnh được hơn 380.000 cổ phiếu. ROS cũng dư bán sàn gần 90 triệu cổ phiếu và chỉ khớp lệnh hơn 580.000 đơn vị. Tương tự, các cổ phiếu khác gồm ART, AMD, KLF, HAI cũng dư bán sàn hàng chục triệu cổ phiếu và lượng giao dịch chỉ vài trăm ngàn đơn vị, thấp hơn cả chục lần so với các phiên trước đây.

Nhóm cổ phiếu "họ FLC" tiếp tục nằm sàn, trắng bên mua

Nếu tính từ mức giá cao đạt được trong phiên ngày 10.1 là 24.000 đồng/cổ phiếu, chỉ sau 4 phiên giao dịch cổ phiếu FLC đã bốc hơi 33%. Cơn bán tháo của nhóm cổ phiếu "họ FLC" diễn ra liên tục sau khi Chủ tịch tập đoàn này là ông Trịnh Văn Quyết bán "chui" gần 75 triệu cổ phiếu trong phiên 10.1. Dù lượng giao dịch này đã bị hủy, nhà đầu tư mua đối ứng trong phiên 10.1 sẽ được hoàn lại tiền nhưng tác động của nó đến những cổ đông khác là quá lớn. Lượng cổ phiếu của những người đã mua vào tuần trước thì đến nay không thể thoát hàng dù cố bán bằng mọi giá.

\n

Song song đó, nhiều công ty chứng khoán cũng cắt margin với nhóm cổ phiếu "họ FLC" khiến các cổ phiếu này càng chưa có cơ hội hồi phục trở lại. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay theo trình tự thủ tục xử lý vi phạm, trước mắt, cơ quan thanh tra sẽ yêu cầu cá nhân vi phạm tới ký biên bản và sau 5 ngày sẽ ban hành quyết định xử lý vi phạm. Mặc dù xử phạt vi phạm hành chính cao nhất có thể lên đến 1,5 tỉ đồng với ông Quyết thì vẫn không thể bù lại được thiệt hại hàng trăm tỉ đồng của nhà đầu tư hiện nay.

Trong phiên giao dịch 14.1, đầu phiên nhiều cổ phiếu bất động sản tiếp tục nằm sàn sau vụ Tập đoàn Tân Hoàng Minh rút lui khỏi dự án đất Thủ Thiêm. Tuy nhiên sau đó lực bắt đáy ở một số cổ phiếu gia tăng đẩy giá phục hồi như FCN, TCH, IDJ, KBC, PDR, NLG... và thậm chí tăng trần trở lại gồm IDC, KAC, SJS, TIP. Đồng thời, nhóm cổ phiếu blue-chips, nhất là các mã ngân hàng tiếp tục làm trụ đỡ nên sau đợt giảm buổi sáng, cuối phiên VN-Index đóng cửa chỉ giảm nhẹ 0,03 điểm và còn 1.496,02 điểm. Riêng HNX-Index tăng mạnh 6 điểm tương ứng 1,31% lên 466,86 điểm. Thanh khoản thị trường giảm hơn 15% so với phiên hôm qua với tổng giá trị khớp lệnh đạt 33.636 tỉ đồng.

Tin liên quan

Thị trường chứng khoán giảm mạnh trong bối cảnh áp lực bán tăng trở lại đối với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt nhóm cổ phiếu đầu cơ. Sự thận trọng cùng với tình trạng thiếu thông tin khiến dòng tiền rút ra lớn.

Áp lực bán tăng mạnh ngay trong sáng 24/1 và mạnh lên vào buổi chiều. Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ bị bán ra ồ ạt và đồng loạt giảm sâu. Nhiều mã vừa hồi phục chút ít cuối tuần trước sau chuỗi ngày giảm sàn nay tiếp tục trở lại với đà giảm.

Nhóm cổ phiếu bất động sản và “họ FLC” rơi vào tình trạng bán tháo chiều 24/1 với nhiều mã giảm sàn như Tập đoàn FLC [FLC] của ông Trịnh Văn Quyết, “trùm đất Thủ Thiêm” CII, Quốc Cường Gia Lai [QCG] của mẹ ông Nguyễn Quốc Cường [QCG], Sacomreal [SCR] của ông Đặng Hồng Anh...

Cổ phiếu đầu cơ giảm sâu, thị trường lao dốc tuấn giáp Tết

Nhóm cổ phiếu chứng khoán vừa và nhỏ cũng giảm mạnh, trong đó nhiều mã giảm sàn như Chứng khoán Thiên Việt [TVS], Chứng khoán VIX [VIX], Chứng khoán Agribank [AGR]...

Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn chìm trong sắc đỏ và gây áp lực đáng kể lên VN-Index như Tập đoàn Bảo Việt [BVH], Tập đoàn FPT, Tập đoàn Cao su [GVR], Masan [MSN], Thế Giới Di Động [MWG], Bất động sản Phát Đạt [PDR], Vinhomes [VHM], Vingroup [VIC], VietJet [VJC], Vinamilk [VNM]...

Ở chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng, qua đó giúp thị trường bớt giảm sâu.

Trong tuần trước, thị trường chứng khoán biến động tiêu cực với một đợt điều chỉnh giảm mạnh, ảnh hưởng từ 2 cú sốc Tân Hoàng Minh xin rút, bỏ cọc vụ đầu thấu đất giá 2,4 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm và ông Trịnh Văn Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC.

VN-Index giảm mạnh gần đây.

Tới 14h20 phiên giao dịch 24/1, chỉ số VN-Index giảm gần 40 điểm xuống 1.433 điểm. HNX-Index giảm gần 16 điểm xuống sát ngưỡng 400 điểm. Upcom-Index giảm 2,7 điểm xuống dưới 107 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch 24/1, chỉ số VN-Index giảm 33,18 điểm xuống 1.439,71 điểm. HNX-Index giảm 17,08 điểm xuống 400,76 điểm. Upcom-Index giảm 3,02 điểm xuống 106,68 điểm. Thanh khoản đạt 28,5 nghìn tỷ đồng, trong đó HOSE có hơn 24,5 nghìn tỷ đồng.

Theo VCBS, thị trường chứng khoán vẫn đang trong giai đoạn giằng co và không có xu hướng rõ ràng trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ.

Còn theo BSC, thị trường đang dần bình ổn lại sau nhịp bán mạnh tại các cổ phiếu nóng. VN-Index dự báo sẽ tích lũy tạo nền quanh 1.475 điểm và sẽ trở lại kiểm tra 1,500 điểm sau kỳ nghỉ Lễ.

M. Hà

Áp lực bán tiếp tục tăng cao đè nặng lên toàn bộ thị trường, khiến đa số cổ phiếu giảm mạnh. Chỉ số VN-Index hướng về dưới ngưỡng 1.440 điểm.

Doanh nghiệp của ông Trịnh Văn Quyết có 2 phiên liền ghi nhận kỷ lục giao dịch cổ phiếu chưa từng có trên thị trường chứng khoán. 

Phiên giao dịch 11/1 tiếp tục ghi nhận một kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán sau 21 năm đi vào hoạt động: gần 155 triệu đơn vị của một mã cổ phiếu được chuyển nhượng khớp lệnh trong phiên. Với mức giá 20-21 nghìn đồng, tổng giá trị chuyển nhượng lên tới gần 3,2 nghìn tỷ đồng.

Trong phiên liền trước, 10/1, FLC của ông Trịnh Văn Quyết cũng ghi nhận một kỷ lục với 135 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trong một phiên giao dịch bất thường khi mà giá cổ phiếu FLC biến động từ trần xuống sàn khi mà Sàn GDCK TP.HCM [HOSE] bị đứng hình vào khoảng hơn nửa tiếng cuối phiên.

Tổng cộng trong 2 phiên giao dịch, có tới 290 triệu cổ phiếu FLC được trao tay, trong tổng cộng 710 triệu cổ phiếu FLC đang lưu hành, tương đương 40,8%.

6.000 tỷ trao tay, ông Trịnh Văn Quyết số 1 trên thị trường chứng khoán

Đây là khối lượng giao dịch lớn chưa từng có, cao gấp khoảng 7-10 lần so với trung bình trước đó.

Trong phiên 11/1, FLC phần lớn thời gian giảm sàn nhưng cũng có lúc đảo chiều tăng giá cho dù áp lực bán của các nhà đầu tư sau thương vụ bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC nhưng không công bố đúng theo quy định của ông Trịnh Văn Quyết.

Nhiều cổ phiếu “họ FLC” cũng giảm mạnh, giảm sàn như ROS, KLF, ART, HAI, AMD.

Sáng 11/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đa chính thức xác nhận ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC đã bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Trước giao dịch ông Quyết nắm giữ 215 triệu cổ phiếu FLC tương ứng 30,34% vốn điều lệ Tập đoàn FLC. Bên cạnh đó, ông Quyết còn có hơn 23,7 triệu cổ phiếu ROS, hơn 3,1 triệu cổ phiếu ART, hơn 7 triệu cổ phiếu GAB, trị giá tổng cộng hơn 6 nghìn tỷ đồng.

M. Hà

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa thông báo về việc giao dịch không công bố thông tin của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC.

Ông Trịnh Văn Quyết trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của ông ở Hà Nội vào ngày 30/07/2018. [Ảnh: NHAC NGUYEN / AFP qua Getty Images]

Sau vụ việc ông Trịnh Văn Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếu, cổ phiếu họ FLC liên tục bị bán tháo. Lượng người mua nhỏ giọt khiến thanh khoản của nhóm này luôn ở mức thấp. Diễn biến cổ phiếu FLC đã ảnh hưởng tiêu cực tới các cổ phiếu khác trong danh mục đầu tư, khiến các nhà đầu tư chịu nhiều thiệt hại, đặc biệt là với những giao dịch ký quỹ.

Diễn biến cổ phiếu FLC từ ngày 10-18/01

Thông tin tiêu cực từ việc ông Trịnh Văn Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu đã khiến cổ phiếu họ FLC bị ảnh hưởng mạnh. Từ phiên 11/01, FLC liên tục chất dư sàn hàng chục triệu cổ phiếu. Các cổ phiếu họ FLC đều xanh lơ [giảm hết biên độ]. 

Trong tuần 10 - 14/01, các mã ROS, KLF, HAI, ART, AMD và FLC có mức giảm từ 25-38%. Trong đó, FLC giảm 28,6%. 3 phiên cuối tuần, giá cổ phiếu này liên tục nằm sàn với tình trạng trắng bên mua. ROS giảm 29,69%, xuống còn 11.250 VND/ cổ phiếu. Ngoài ra, 4 cổ phiếu AMD, FLC, HAI, ROS chiếm 71% tổng lượng dư bán trên sàn HOSE. 

Qua 1 tuần, vốn hóa FLC giảm từ hơn 16.000 tỷ VND xuống 11.430 tỷ VND, bốc hơi hơn 4.500 tỷ VND. Vốn hóa ROS sụt giảm 2.800 tỷ VND. HAI, AMD, KLF, ART cũng trong tình trạng tương tự. Tổng cộng vốn hóa thị trường của họ FLC đã bốc hơi khoảng 28.000 tỷ VND.

Phiên 17/01 và 18/01 tình trạng này vẫn tiếp diễn. Các mã họ FLC vẫn giảm hết biên độ và có lượng dư bán lớn. Kết thúc phiên 18/01, cổ phiếu FLC giảm còn 13.950 VND/cổ phiếu. Dư bán đạt 48 triệu cổ phiếu, không có dư mua. Có thể thấy, xu hướng thị trường là bán tháo cổ phiếu họ FLC nhưng không có người mua.

Tình trạng bán tháo không có người mua của FLC đến từ tính chất FOMO, mua cổ phiếu theo xu hướng của nhà đầu tư trên thị trường. Khi cổ phiếu FLC đạt vùng đỉnh lịch sử 2x, nhiều nhà đầu tư đã tiến hành bán chốt lãi. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư không có kỷ luật và kinh nghiệm, cùng với tác động của lòng tham, đã phải trả giá quá đắt trước cổ phiếu có tính đầu cơ cao như họ FLC. 

Đã có nhiều lời khuyên bán cổ phiếu FLC ngay từ thứ 3 hoặc thứ 4 tuần trước của tuần 10/01, tuy nhiên 2 phiên cuối tăng trần của FLC khiến nhiều nhà đầu tư lao vào mua lại ở vùng đỉnh cao. Nhiều nhà đầu tư mới tham gia không chịu đựng nổi diễn biến tăng nóng của cổ phiếu bất động sản đã quyết định bán sạch cổ phiếu tốt, để mua hầu như toàn mã đầu cơ như LDG, FLC, ROS. Giờ thì các nhà đầu tư đang thắt ruột nhìn tài khoản bốc hơi với lô mua vùng đỉnh phiên 10/01.

Hiệu ứng tuyết lở khi cổ phiếu FLC lao dốc

Phiên giao dịch hôm qua [17/01] được gọi là phiên "thứ 2 đen tối". VN-Index đóng cửa thấp nhất phiên tại 1.452,84 điểm, ghi nhận thiệt hại 43,18 điểm - tương ứng 2,89% [mức giảm mạnh nhất trong vòng 5 tháng. VN30-Index còn 1.478,61 điểm, giảm 44,96 điểm - tương ứng 2,95%. HNX-Index đánh mất 21,52 điểm - tương ứng 4,61%, còn 445,34 điểm. UPCoM-Index giảm 2,86 điểm - tương ứng 2,55%. còn 109,36 điểm. Thống kê đến hết phiên giao dịch 17/1/2022, toàn thị trường ghi nhận 95 cổ phiếu có mức giảm từ 20% trở lên so với thời điểm bắt đầu năm, tương ứng giá trị vốn hóa doanh nghiệp bị "thổi bay" tối thiểu 20% chỉ sau 10 phiên giao dịch. 

Phiên giao dịch hôm nay [18/01], VN-Index mất 13,9 điểm - tương ứng 0,96%,  xuống 1.438,94 điểm. VN30-Index còn 1.477,06 điểm giảm 1,55 điểm - tương đương 0,10%. HNX-Index giảm 24,13 điểm xuống 421,21 điểm. UPCoM-Index giảm 1,89 điểm xuống 107,47 điểm. Thị trường được chống đỡ bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng vẫn ghi nhận đà bán khủng ở các cổ phiếu vừa và nhỏ. Số mã giảm sàn lớn với 176 mã, trong đó chủ yếu là bất động sản, xây dựng và chứng khoán. Thanh khoản giảm đáng kể trong phiên, với giá trị giao dịch toàn thị trường là 27,3 nghìn tỷ VND.

Việc thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục giảm điểm sốc đúng là sóng gió trước Tết đối với các nhà đầu tư. Đang đạt mức lãi lớn trong bối cảnh thị trường sôi động và được kỳ vọng cao, tài khoản của các nhà đầu tư bỗng âm nặng chỉ trong vài ngày ngắn ngủi khi ông Trịnh Văn Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếuông chủ Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng rút khỏi đất Thủ Thiêm.

Một phần nguyên nhân của việc chứng khoán ‘đỏ lửa’ là do hiệu ứng tuyết lở khi cổ phiếu FLC lao dốc. 

Trước sự sụt giảm mạnh của họ cổ phiếu FLC, nhiều công ty chứng khoán có động thái cắt hoặc giảm margin đối với cổ phiếu họ FLC, tức là giảm tỷ lệ vay trên giá trị chứng khoán. Margin được dùng khi nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán để mua chứng khoán. Tỷ lệ vay [room margin] là mức tỷ lệ công ty chứng khoán yêu cầu nhà đầu tư phải duy trì. Vốn dĩ cổ phiếu họ FLC không được cấp margin hoặc được cấp không nhiều.

Đối với các nhà đầu tư dùng margin với họ cổ phiếu FLC, thị trường lao dốc khiến họ phải nạp thêm tiền mặt hoặc bán cổ phiếu để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ. Không những thế, một loạt các công ty chứng khoán đã cắt margin [tỷ lệ ký quỹ] đối với cổ phiếu họ FLC như SHS, Phú Hưng, Yuanta, VPS, qua đó càng làm tình hình khó khăn hơn. Thị trường lao dốc, tỷ lệ ký quỹ thắt chặt, trong khi cổ phiếu FLC lại không bán được, những nhà đầu tư dùng margin với cổ phiếu họ FLC buộc phải bán cổ phiếu khác để đảm bảo yêu cầu về ký quỹ của công ty chứng khoán, dù đó là những cổ phiếu tốt hơn FLC. Điều này đã làm gia tăng thiệt hại cho các nhà đầu tư và làm thiệt hại từ FLC lan sang các cổ phiếu khác của thị trường. Đặc biệt, một bộ phận lớn nhà đầu tư mua cổ phiếu theo nhóm, họ thường mua các mã bất động sản khác cùng với FLC. Do đó, các cổ phiếu bất động sản cũng bị ảnh hưởng từ FLC. 

Một điểm tích cực là, do cổ phiếu FLC có tỷ lệ vay thấp nên số tiền nhà đầu tư phải bù vào không quá nặng. Khi các nhà đầu tư thực hiện bán xong cổ phiếu để trả nợ, hiện tượng tuyết lở có thể sẽ chấm dứt. 

Hiện tại, dư nợ nằm phần nhiều ở nhóm cổ phiếu trụ và blue-chips. Hai nhóm này vẫn ổn. Trong khi đó, margin ở nhóm cổ phiếu đầu cơ như FLC khá thấp và thường bị khống chế. 

Chi Anh

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề