Bản chất của tia tử ngoại là gì

Bản chất của tia tử ngoại là


A.

sóng điện từ có tần số lớn hơn tần số ánh sáng tím

B.

sóng điện từ có tần số nhỏ hơn tần số ánh sáng tím

C.

chùm hạt êlectron chuyển động với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng

D.

chùm hạt proton chuyển động với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng

1. Định nghĩa: Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng tím.

Bản chất tia tử ngoại là sóng điện từ  có bước sóng:      1nm     Xem thêm: Biện pháp bảo vệ nội thất từ tác hại của tia tử ngoại

2. Lợi ích và ứng dụng của tia tử ngoại

Ở một khía cạnh khác, tia tử ngoại cũng mang lại những ứng dụng tuyệt vời trong cuộc sống như:

  1. Tia UV có đặc tính khử trùng và tiệt trùng cao, có thể tiêu diệt đến 99.9% vi khuẩn trong nước. Nên tia tử ngoại được ứng dụng vào các công nghệ diệt khuẩn nước trong các nhà máy cung cấp nước cũng như sản xuất nước uống.
  2. Cung cấp vitamin D giúp cơ con người sử dụng canxi và phốt pho, làm cho xương, răng trở nên răng chắc khỏe.
  3. Ứng dụng trong việc điều trị các bệnh về da, làm chậm sự sự tăng trưởng của các tế bào da, và làm giảm triệu chứng bệnh

Tia hồng ngoại là gì?

Tia hồng ngoại [hay tia IR] là một loại trong bức xạ điện từ có bức sóng cao hơn bước sóng của ánh sáng màu đỏ và không nhìn được bằng mắt thường. 

Loại tia này được chia thành 3 dạng, bao gồm:

  • Tia hồng ngoại gần
  • Tia hồng ngoại trung
  • Tia hồng ngoại xa

Trong đó, tia hồng ngoại gần có bước sóng ngắn nhất, tia hồng ngoại xa có bước sóng dài nhất. Bước sóng càng ngắn thì năng lượng càng lớn và ngược lại.

Đặc điểm của tia hồng ngoại

Có rất nhiều nơi sản sinh ra tia hồng ngoại, từ nguồn thiên nhiên là mặt trời, núi lửa đang hoạt động; từ nguồn nhân tạo là lò luyện kim, đúc kim loại, lò rèn, lò nấu thuỷ tinh, lò nung gạch ngói, đám cháy. Và tùy theo mức nhiệt lượng tiếp xúc mà chúng sẽ ảnh hưởng có hại hay có lợi cho con người.

1. Tia hồng ngoại gây nhiều nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con người

Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là có tác dụng nhiệt rất mạnh. Nên nếu tiếp xúc gần và thường xuyên với tia hồng ngoại  có thể gây tác hại đến sức khoẻ: Ở mắt làm đục giác mạc, viêm giác mạc, đục nhân mắt, gây hỏng giác mạc, làm khô mắt; trên da làm tổn thương da, tăng sắc tố, ban đỏ da…

Ngoài ra, tác hại của tia hồng ngoại còn làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, viêm mũi họng, viêm xoang và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

>> Tham khảo thêm: Tia hồng ngoại có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?

Vậy nên để tránh khỏi các tia tử ngoại độc hại thì những người làm gần nguồn bức xạ hồng ngoại cần bảo hộ bản thân bằng cách mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Còn đối với người bình thường thì nên hạn chế ra đường hoặc tránh ở lâu ngoài nắng, đặc biệt vào thời điểm mà nhiều ánh nắng nhất trong ngày [từ 10-16h].

Thường xuyên bôi kem chống nắng, sử dụng phim cách nhiệt hoặc rèm che chắn dù đang đi ô tô hay cả ở trong nhà. Hạn chế tối đa cơ thể phơi nhiễm với tia hồng ngoại nhất.

2. Những công dụng có lợi khác của tia hồng ngoại

Bên cạnh những mặt hại thì tia hồng ngoại cũng có không ít mặt lợi và ứng dụng tốt trong cuộc sống. Nếu tiếp xúc với da ở mức nhiệt lượng phù hợp, tia hồng ngoại sẽ tỏa ra nhiệt lượng, làm ấm trên da và rất tốt cho sức khỏe. Bởi vì nhiệt lượng thúc đẩy cơ thể sinh ra một loại vật chất, chất này có tác dụng tu bổ các Protein và tăng cường chức năng miễn dịch cơ thể.

Ứng dụng của tia hồng ngoại [trong khám chữa bệnh, cảm biến, bếp hồng ngoại, xông hơi]

3. Ứng dụng của tia hồng ngoại

Công nghệ hiện đại sử dụng tia hồng ngoại để làm ra:

  1. Thiết bị điện trong gia đình như đèn nhiệt và bếp điện từ, lò vi sóng, bộ điều khiển từ xa,...
  2. Ứng dụng trong kính nhìn ban đêm và camera hồng ngoại.
  3. Ứng dụng trong thiên văn học

Tia tử ngoại và tia hồng ngoại là hai loại bức xạ mặt trời không thế thiếu. Trong điều kiện thời tiết tự nhiên, tuỳ vào từng thời gian trong ngày mà hai tia này sẽ ảnh hưởng nhiều hay ít đến con người. Chính vì thế, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ bản thân một cách hợp lý nhất, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng với cường độ tia tử ngoại và tia hồng ngoại cao.

Video liên quan

Chủ Đề