Vì sao không nên ăn thịt lợn gạo

Ăn đồ ăn nhiễm sán đã nấu chín sẽ không còn nguy hiểm

Sán lợn một loại bệnh đã tồn tại từ rất lâu với loài người, căn bệnh gần như đã bị lãng quên này, đã dậy sóng khi vào hồi tháng 2 phụ huynh của trường Mầm non Thanh Khương phát hiện thịt lợn trong bữa ăn của trẻ bị nhiễm sán.

Sự việc này, đã dần nóng lên khi mà một số trẻ bị sốt, được gia đình đưa đi điều trị và được chẩn đoán nhiễm sán. Đỉnh điểm vào ngày 15/3, rất nhiều phụ huynh ở Bắc Ninh đã đưa con ra Hà Nội để xét nghiệm do nghi ngờ con nhiễm giun sán.

Một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm là khi ăn phải thịt lợn nhiễm sán thì có nhiễm bệnh hay không.

Trao đổi với bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh khẳng định, nếu không may ăn phải thịt lợn nhiễm sán nếu như thịt đó được nấu sôi, chín thì sán trưởng thành và ấu trùng sán đều chết vào không gây hại.

Hình ảnh sán lợn trưởng thành, ảnh minh họa.

Các thử nghiệm đã được thực hiện ở nhiệt độ sôi từ 70 độ C trở lên giun, sán, ấu trùng sẽ chết. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các nhà chuyên môn đưa ra khuyến cáo phải ăn chín, uống sôi để phòng bệnh về giun, sán.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Quang Thiều, Phó viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, ngay cả thịt lợn bị ốm có nhiễm sán nhưng nấu ở nhiệt độ cao giun, sán sẽ bị tiêu diệt.

Nhưng khi ăn thịt lợn ốm, thịt lợn bẩn không nhiễm sán vẫn có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe vì không đảm bảo về an toàn thực phẩm.

Thịt lợn nhiễm bẩn nguy hiểm khi nào?

Ăn thịt lợn lợn gạo, sán có chạy đi khắp cơ thể hay không? Đây là vấn đề mà rất nhiều phụ huynh có con tại Bắc Ninh đang quan tâm. Bác sĩ Lương Trường Sơn, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh cho hay ăn phải thịt lợn hay thực phẩm chưa nấu chín sẽ có nguy cơ nhiễm sán.

Ở đây sẽ nếu ăn phải sán lợn [trưởng thành, trứng sán, ấu trùng sán] sẽ xảy ra 3 tình huống:

Tình huống thứ nhất, thường gặp sán lợn là sẽ theo phân và được đào thải ra ngoài.

Tình huống hai, sán lợn lưu hành tại thống tiêu hóa mà gây bệnh tại chỗ.

Tình huống ba, nhiễm ấu trùng sẽ vào máu và đi khắp các cơ quan trong cơ thể, và có thể xâm nhập vào bất kỳ cơ quan nào của cơ thể, từ da cho cả ở não.

Hiện nay, vẫn chưa có tỷ lệ nghiên cứu sán vào cơ thể bao nhiêu đi ra ngoài, ở lại ruột và đi vào mạch máu, nhưng đi vào máu là rất hiếm và khi sán đi lạc chỗ thường sẽ có triệu chứng.

Đồng quan điểm với bác sĩ Sơn, bác sĩ Khanh cho hay: "Trong trường hợp ăn phải thịt lợn có sán lợn, nếu chưa nấu chín thì chắc chắn nhiễm bệnh. Giun sán khi vào cơ thể sẽ khu trú vào ruột tùy theo từng loại vòng đời của giun, sán, ấu trùng trong một khoảng thời gian nhất định từ 15-20 sẽ được thải ra ngoài.

Sán lợn nguy hiểm khi đi lạc chỗ như lên não, vào gan hoặc các cơ, trường hợp này rất hiểm xảy ra".

Theo các chuyên gian, nhiễm giun sán nói chung và sán lợn nói riêng không phải là bệnh cấp tính và không quá nguy hiểm. Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách ăn chín, uống sôi.

Bác sĩ Sơn chia sẻ thêm: "Rất mong phụ huynh có con em học ở Trường Mầm non Thanh Khương và các trường trên địa bàn huyện Thuận Thành [Bắc Ninh] đừng quá hoang mang.

Mong dư luận đừng quá giận dữ thái quá như vậy. Đặc biệt mong Bộ Giáo dục và Bộ Y tế sớm có câu trả lời trung thực, khách quan, chuyên nghiệp và khoa học về vấn đề này càng sớm càng tốt".

Không có ý nghĩa điều trị, vì sao vẫn để hàng ngàn trẻ xét nghiệm Elisa tìm sán lợn?

  • 18:00 12/04/2022
  • Xếp hạng 4.85/5 với 20401 phiếu bầu

Việc nhiễm ấu trùng sán lợn nguy hiểm hơn nhiễm sán trưởng thành, bởi ấu trùng sán có thể ký sinh ở não, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ăn thịt lợn nhiễm sán chưa được nấu chín là một trong những nguyên nhân gây nhiễm sán lợn.

Cục Y tế dự Phòng - Bộ Y tế cho biết: Căn bệnh sán dây lớn, ấu trùng sán dây lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, những người mắc bệnh thường có liên quan đến tập quán ăn uống như thói quen ăn thịt lợn chưa được nấu chín.

Tại Việt Nam, căn bệnh này xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành trên cả nước. Theo số liệu báo cáo của các cơ sở điều trị thì cho đến nay, có ít nhất 55 tỉnh thành phố trên cả nước ghi nhận có trường hợp bệnh sán dây lợn, ấu trùng sán lợn.

Nguyên nhân mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn là do bệnh nhân ăn phải thức ăn bị ô nhiễm, có chứa trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán [ví như thịt lợn gạo] chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, khi thức ăn được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút thì ấu trùng sán lợn sẽ bị chết. Như vậy, khi ăn thịt lợn nhiễm sán nhưng nấu chín kỹ thì không còn nguy cơ lây bệnh nữa.

Tuy nhiên, nguồn lây nhiễm sán không chỉ có từ thịt lợn, mà còn có trong thực phẩm ăn uống trực tiếp khác như rau sống, cá. Ngoài ra nguồn lây bệnh có thể do môi trường nước, không rửa tay sau khi đi vệ sinh,...

Video đề xuất:


Ấu trùng sán lợn gạo chết ở nhiệt độ nào?

Đau bụng kéo dài là một biểu hiện của nhiễm sán

Để biết có mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn hay không, cần phải dựa vào các biểu hiện như:

  • Đi ngoài ra đốt sán.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Đau bụng kéo dài.

Các xét nghiệm bệnh.

Bệnh ấu trùng sán lợn có thể điều trị khỏi bằng các thuốc Albendazole và Praziquantel. Do đó bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để phòng tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.

Việc chẩn đoán xem hiện tại có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần phải dựa trên xét nghiệm Elisa kháng thể. Nếu xét nghiệm này dương tính có nghĩa là bệnh nhân đã bị nhiễm sán lợn từ trước đó, còn cụ thể từ khi nào thì không thể xác định được. Việc xác định chính xác nguồn lây nhiễm và đường lây cần phải có các cuộc điều tra, đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác để đảm bảo khách quan, dựa trên các bằng chứng khoa học cụ thể.

Phải nấu chín kỹ thực phẩm, tuyệt dối không ăn thịt lợn tái, thịt chưa nấu chín

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn bằng các việc làm cụ thể sau đây:

  • Cần thực hiện việc ăn chín, uống sôi, chỉ ăn các loại thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
  • Tuyệt đối không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Tuyệt đối không ăn thịt lợn tái, nem chua sống, thịt chưa nấu chín bởi có nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành; không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh bởi có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.
  • Cần phải quản lý phân tươi, đặc biệt là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành, không nuôi lợn thả rông.
  • Những bệnh nhân được chẩn đoán có sán dây lợn trưởng thành trong ruột cần phải được điều trị triệt để, không phóng uế bừa bãi.

Mỗi người cần nâng cao ý thức ăn uống, nên ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, quản lý phân tươi hợp vệ sinh để phòng tránh bệnh sán dây lợn.

XEM THÊM:

Bệnh sán lợn  bị nhiễm thường cách ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm bởi trứng sán dây từ phân người. Trong số các loại thực phẩm, rau chưa nấu chín là nguồn lây nhiễm chính. 

Sán dây lợn đặc biệt phổ biến ở châu Á, châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh. Ở một số khu vực người ta tin rằng có tới 25% người dân bị ảnh hưởng. Trong thế giới phát triển nó rất không phổ biến. Bệnh đã xảy ra ở người trong suốt chiều dài lịch sử. Đây là một trong những bệnh nhiệt đới bị bỏ quên.

2. Nguyên nhân:

Bệnh sán lợn là do người bệnh ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn như thịt lợn gạo chưa được nấu chín kỹ.

Thói quen ăn đồ sống là mầm mống để bệnh sán phát triển rất nhanh, một số món ăn có thể gây nhiễm ấu trùng sán lợn gạo. Lợn bị nhiễm ấu trùng do ăn phải trứng của sán dây, trong trứng chứa sẵn ấu trùng có độc lực. Khi lợn ăn phải, ấu trùng này sẽ đi vào đường tiêu hóa của lợn và di chuyển khắp cơ thể và quay về ký sinh ở các cơ vận động mạnh. Những ấu trùng này có thể ký sinh rất lâu trong lợn, nhiều có thể lên tới 4-5 năm. Người ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng sán dây chưa được nấu chín sẽ vô tình giải phóng ấu trùng ở đường tiêu hóa của mình. Đầu sán lúc này sẽ bám vào niêm mạc ruột non và phát triển thành sán dây trưởng thành. Theo thời gian, sán dây sẽ phát triển dần và nó có thể dài tới 7m.

Ở Việt Nam, do heo được  thả rông ngoài vườn và ăn phải sán xơ mít [Taeniasis], sau đó loại sán này sẽ sống ký sinh trùng [Cysticercosis] ngay trên cơ thể của lợn thì được coi là đã mắc bệnh gạo. Ấu trùng sán lợn có thể tồn tại và phát bệnh sau 7, 8 năm, thậm chí 20 năm. Người ăn thịt lợn bị bệnh gạo mà chưa nấu chín kỹ thì rất có thể mắc bệnh sán dây lợn trưởng thành, từ đó sẽ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.

Không chỉ do ăn thịt nhiễm sán lợn gạo, bạn cần chú ý thói quen ăn uống của mình

3.Cơ chế

Khi xâm nhập, ấu trùng chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn  và đi khắp cơ thể lợn. Sau 24-72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài [kích thước 17-20×7-10 mm], còn được gọi là gạo lợn [cysticereus cellulosae], trong nang có dịch màu trắng, mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc.

Khi người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh theo thực phẩm, rau quả hoặc nguy hiểm hơn là những người đang mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non như say tàu, say xe, phụ nữ có thai hoặc sốt cao, nôn oẹ… Những đốt sán già rụng ở ruột non theo nhu động ngược chiều lên dạ dày, dưới tác dụng của dịch tiêu hoá trứng từ các đốt già được giải phóng ra xuống tá tràng, hàng nghìn ấu trùng thoát ra khỏi trứng và chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, phát triển thành nang ấu trùng sán.

4. Cách phòng tránh bệnh sán lợn

Không chỉ do ăn thịt nhiễm sán lợn gạo, bạn cần chú ý thói quen ăn uống của mình

  • Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống [do nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành]; không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh [do có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn].
  • Cần quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
  • Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm, phải tuân thủ quy tắc: “ăn chín, uống sôi”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
  • Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
  • Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Nghiên cứu đã bình duyệt, dựa trên kết quả từ thử nghiệm do Đại học Oxford thực hiện,liều thứ ba vaccine AstraZeneca có tên gọi Vaxzevria cho thấy nồng độ kháng...

Xem: 3603Cập nhật: 23.12.2021

Cục máu đông từ tĩnh mạch di chuyển đến phổi làm tắc nghẽn mạch máu phổi gọi là thuyên tắc phổi.Một trong những triệu chứng chính của thuyên tắc phổi...

Xem: 3914Cập nhật: 21.12.2021

Có rất nhiều yếu tố tham gia và ảnh hưởng tới quá trình đông máu của cơ thể , xét nghiệm yếu tố đông máu sẽ được thực hiện khi người bệnh có những...

Xem: 4919Cập nhật: 18.12.2021

Vừa qua , có 1 bệnh nhân 40 tuổi nhưng có tiền sử uống rượu trên 20 năm, người đàn ông ở Hà Nội bị xuất huyết não. Dù đưa vào viện ngay giờ thứ 2 - "giờ...

Xem: 3703Cập nhật: 15.12.2021

Video liên quan

Chủ Đề