Vi sao không nên quả lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong trong trọt

Phía sau thu nhập tiền tỷ

Thôn Đoàn Kết, xã Tân Quang (Lục Ngạn, Bắc Giang) có 250 hộ (khoảng 1.000 nhân khẩu) định cư từ những năm 60 của thế kỷ trước. Nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp, cây chủ lực là cam đường Canh, bưởi Diễn, cam Vinh, chanh đào, hồng Nhân Hậu và vải thiều. Năm 2014, thu nhập trung bình của người dân trong thôn đạt 50 triệu đồng/người/năm, cao nhất tỉnh. Nhiều hộ có thu nhập hơn một tỷ đồng/năm như hộ các anh Trần Văn Thanh, Trần Đình Năm, Trần Văn Thục, Trần Văn Tĩnh, Trần Văn Thưởng... Nửa thế kỷ qua, cây ăn quả chính là "cứu tinh" của những người nông dân vùng chiêm trũng Lý Nhân (Hà Nam) tay trắng lên đây lập nghiệp. Đến thôn Đoàn Kết bây giờ, nếu vào mùa thu hoạch, sẽ không khỏi mê mẩn trước vẻ đẹp của cây trái, của những ngôi biệt thự hai, ba tầng xen giữa vườn, bãi xanh tốt. Mấy ai biết được, nghĩ được phía sau những hào quang ấy, là mối họa từ thuốc BVTV đang được người dân lạm dụng, sử dụng không đúng cách hằng ngày để chăm sóc cây trồng. Không chỉ ô nhiễm tức thời do lượng thuốc phát tán trong không khí mà những tồn dư độc hại ngấm vào cây, vào nước, vào người, tích tụ đến lúc nào đó có thể biến thành những căn bệnh nan y như ung thư, tâm thần, liệt. Không chỉ người lao động trực tiếp mà nhiều đứa trẻ ở Đoàn Kết đã và đang là nạn nhân với di chứng nặng nề...

Tiền Giang được “mệnh danh” vương quốc cây ăn trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với hơn 70 nghìn ha, hằng năm cho sản lượng hơn 1,2 triệu tấn trái cây các loại. Nổi tiếng nhất là: Dứa Tân Phước, thanh long Chợ Gạo, xoài cát Cái Bè, vú sữa Lò Rèn Châu Thành, sầu riêng Cai Lậy và sơ-ri ở Gò Công… mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên, Tiền Giang mới triển khai được vùng sản xuất an toàn khoảng 300 ha, nghĩa là các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, giảm tối đa thuốc BVTV, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người nông dân còn rất khiêm tốn. Nông dân Nguyễn Văn Bảy, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, chuyên canh gần năm công xoài cát cho biết: “Phải sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, thuốc kích thích ra hoa cho cây xoài vì nếu cây mắc bệnh là mất trắng. Vậy nên dù biết có ảnh hưởng sức khỏe, môi trường, con người, nhất là trẻ em, nhưng không còn cách nào khác”.

Việc lạm dụng, sử dụng không đúng cách thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước ở ĐBSCL cũng rất đáng lo ngại. Đây là vùng sản xuất lúa chính của cả nước với khoảng 1,8 triệu ha. Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón và các loại thuốc BVTV phòng trừ dịch hại đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất. Theo khảo sát của Trường đại học Cần Thơ, ở ĐBSCL, lượng phân bón vô cơ được sử dụng trung bình trên một ha lúa liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như vào giai đoạn năm 1976-1981 mức sử dụng là 40 kg/ha, thì đến giai đoạn năm 1987-1988 là 120 kg/ha và năm 1992 là 140 kg/ha. Theo khảo sát của Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và Viện Lúa ĐBSCL, từ năm 1996 nông dân đã sử dụng trung bình khoảng 190 kg phân bón/ha, tăng gấp năm lần. Khảo sát của Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh cho thấy nông dân ĐBSCL đã sử dụng 75 loại thuốc trừ dịch hại, trong đó có 28 loại thuốc BVTV, 17 loại thuốc diệt cỏ và 30 loại trị nấm bệnh. Trong số này thuốc trừ sâu chiếm đến 43% mà phần lớn thuộc nhóm I, nhóm II có độc tính cao và trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Đáng lo ngại hơn, việc sử dụng thuốc BVTV hiện nay hết sức tùy tiện, không theo quy trình bảo đảm an toàn. Tính riêng ở vùng lúa An Giang, mỗi năm người dân ở đây sử dụng hơn 247.000 tấn phân bón các loại và hơn 1.000 tấn thuốc BVTV. Ngoài số lượng phân bón, thuốc trừ sâu được cây trồng hấp thu, số còn lại sẽ chảy tràn trên đồng ruộng, kênh rạch hay ngấm vào đất, các mạch nước ngầm. Chưa kể hầu hết các loại bao bì chai lọ thuốc BVTV được nông dân vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng trầm trọng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Hạn chế tác hại khi sử dụng thuốc BVTV

Trên mỗi vỏ bao bì thuốc BVTV (trừ các loại thuốc không rõ nguồn gốc) đều hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng và phòng tránh tác hại. Thế nhưng, chưa nói đến những lý do khách quan như vườn cây trái liền kề với nơi ở, nhiều nông dân chưa có ý thức tự bảo vệ trong quá trình sử dụng thuốc. Người nông dân luôn “đối mặt” với các loại dịch hại, sâu bệnh phá hoại mùa màng nên họ sử dụng thuốc BVTV hầu như liên tục với mật độ và cường độ ngày càng tăng. Rất nhiều người không được hướng dẫn mà tự sử dụng thuốc theo thói quen và nhu cầu diệt sâu hại; tự pha tăng nồng độ gấp rưỡi, hoặc gấp đôi để diệt tận gốc sâu hại mà không biết dư lượng thuốc còn lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống. Hầu hết các loại thuốc BVTV đều có tính độc cao và trong quá trình dùng, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt. Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hóa học ổn định, khó phân hủy, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng, lượng tích lũy này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân hủy, nên có thể theo nước, gió và các loài sinh vật phát tán tới các vùng khác...

Ông Trần Đình Năm, Bí thư Chi bộ thôn Đoàn Kết cho biết quy trình phun thuốc BVTV cho cây trồng hầu như quanh năm, tùy theo thời vụ, tăng trưởng của cây, trái. Trung bình mỗi loại cây phải phun thuốc từ tám đến 12 lần/ năm, chưa kể lúc sâu bệnh phát sinh. Mà lượng thuốc phun năm sau cao hơn năm trước. Trước kia nhiều người trong thôn đi phun thuốc không đeo khẩu trang, không mang găng tay bảo hộ, cá biệt có người còn dùng tay trần để pha chế thuốc, nếm thuốc để kiểm tra nồng độ... Hậu quả nhãn tiền nhiều trường hợp mắc bệnh tâm thần; bại liệt... Có gia đình sinh con bị dị tật, chữa trị mấy trăm triệu đồng cũng không khỏi.

Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm BVTV phía nam cho biết, hiện nay, nông dân trồng lúa cũng như cây ăn trái ở ĐBSCL vẫn sử dụng thuốc bừa bãi. Khi phun thuốc, đa số nông dân không trang bị phương tiện bảo hộ. Thường là bà con phun thuốc để an tâm, diệt sâu bệnh chứ chưa nghĩ đến an toàn cho bản thân và môi trường. Đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc tại chỗ khi phun thuốc BVTV, số bị bệnh do ảnh hưởng của dư lượng thuốc về lâu dài tất nhiên không thể tránh khỏi.

Kiểm soát tốt nguồn thuốc BVTV cũng là vấn đề cần quan tâm. Hiện nay mỗi năm nước ta nhập khẩu gần 1.000 tấn thuốc BVTV, chưa kể một số lượng không nhỏ nhập lậu. Tại các vùng sản xuất nông nghiệp, số lượng thuốc BVTV không rõ xuất xứ, lưu hành trôi nổi khá phổ biến. Một số nhà sản xuất không tuân thủ các quy định an toàn về thành phần, liều lượng hoặc sản xuất thuốc tăng độc tính, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh. Ở nhiều vùng, chính quyền chưa thật sự quan tâm, người nông dân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức để phòng, tránh những tác hại do sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.

“Địa phương có một cán bộ khuyến nông để hướng dẫn về khoa học kỹ thuật chứ không có chuyên môn về thuốc BVTV. Hầu hết bà con sử dụng thuốc BVTV theo thói quen và yêu cầu diệt sâu hại mà không quan tâm đến tác hại đối với con người”.

NGUYỄN VĂN BỘ (Bí thư Đảng ủy xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang)

“Khi phun thuốc cần có phương tiện bảo hộ tốt, sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng, tránh đứng xuôi chiều gió, tránh xa nhà ở. Tốt nhất là nên cách ly khu vực phun, nên sơ tán người, nhất là trẻ em từ ba giờ trở lên...”.

TS HỒ VĂN CHIẾN (Giám đốc Trung tâm BVTV phía nam)

“Bản chất của việc phun, xịt thuốc BVTV là nông dân chọn loại phù hợp cây trồng, điều kiện thổ nhưỡng, thời điểm, chứ không phải cứ phun một loại thuốc có hàm lượng hoạt chất nhất định sẽ diệt trừ tốt bệnh trên cây trồng”.

NGUYỄN VĂN THIỆU (Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam - VIPA)

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh gắn với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nên quá trình sản xuất phát sinh nhiều loại sâu bệnh trên hầu hết các đối tượng cây trồng. Do đó, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để diệt các loại sâu, bệnh gây hại, bảo đảm năng suất, hiệu quả kinh tế cho cây trồng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc BVTV được xem như “con dao hai lưỡi”. Nếu sử dụng bảo đảm theo nguyên tắc “4 đúng” thì thuốc BVTV sẽ phát huy hiệu quả thiết thực. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng thì sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đến cây trồng, ảnh hưởng tới môi trường, làm mất dần sự cân bằng sinh thái.

Vi sao không nên quả lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong trong trọt

Người dân xã Tân Khang (Nông Cống) sử dụng thuốc BVTV sinh học để phòng .trừ sâu, bệnh.

Chúng tôi đến vùng trồng dưa chuột xã Xuân Lộc (Hậu Lộc) để tìm hiểu về việc sử dụng thuốc BVTV của người dân trong quá trình sản xuất. Người dân ở đây chia sẻ: Để có được ruộng dưa chuột đạt năng suất, mẫu mã đẹp thì phải đầu tư khá nhiều phân bón và thuốc BVTV trong quá trình chăm sóc, từ kích đậu quả, đến phòng trừ các loại sâu đục quả, với mật độ khá dày. Bình quân mỗi tuần, ngoài việc thực hiện bón thúc bằng phân bón, các ruộng dưa còn được phun 1 đến 2 lần thuốc kích đậu quả và BVTV. Người dân giải thích, sở dĩ mật độ phun nhiều như vậy là bởi, dưa chuột là loại cây gối quả liên tục, được thu hoạch thành nhiều đợt xen kẽ với nhau, nên cho dù đang có quả lớn thu hoạch nhưng vẫn cần phải phun thuốc BVTV sinh học để phòng, trừ các loại sâu, bệnh cho lứa quả tiếp theo.

Dù người dân đã có ý thức sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, song đối với các loại thuốc này cũng cần thời gian cách ly từ 3 đến 5 ngày mới bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Như vậy, với mật độ phun dày đặc, trong khi diện tích trồng dưa cứ cách 2 ngày thu hoạch một lần thì việc lạm dụng thuốc BVTV quả đáng báo động.

Trao đổi với ông Tào Quang Thiệu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Vĩnh Lộc, về việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng, trừ sâu bệnh trên địa bàn huyện, chúng tôi được biết: Khi xuất hiện các loại sâu, bệnh ở mật độ thấp, chính quyền địa phương và cán bộ chuyên môn đều khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các biện pháp thủ công, như: Dùng trà tre phát sâu, lấy tay vặt sâu, trứng sâu trên lá lúa để phòng trừ, hạn chế sử dụng thuốc BVTV hoặc nếu có sử dụng thì ưu tiên sử dụng các loại thuốc dòng sinh học, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đa phần bà con nông dân đều không mấy lưu tâm đến những khuyến cáo, mà tự ý sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm của mình.

Theo khảo sát của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, hàng năm, trung bình trên địa bàn tỉnh tiêu thụ khoảng 200 - 300 tấn thuốc BVTV thương phẩm các loại. Điều đáng nói là, việc sử dụng các loại thuốc BVTV của người dân còn quá tùy tiện, nên việc lạm dụng là không thể tránh khỏi.

Để giảm thiểu việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp, từ năm 2015 đến nay, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương và doanh nghiệp đã tổ chức 200 cuộc hội nghị, hội thảo về phân bón, thuốc BVTV với khoảng 32.500 lượt người tham gia. Tập huấn chuyên môn về sử dụng thuốc BVTV cho 753 người. In ấn phát hành 6.000 bộ tài liệu về quản lý và sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, phát 800 tờ poster và 24.000 tờ rơi tuyên truyền về việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả. Bên cạnh đó, bố trí cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống cây trồng hợp lý, giảm thiểu sự phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh, từ đó hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ. Bên cạnh đó, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tồn dư hóa chất trên cây trồng tại các vùng sản xuất tập trung. Qua đó, năm 2019 toàn tỉnh đã giảm khoảng 83 tấn thuốc BVTV các loại. Trong đó thuốc trừ cỏ 55 tấn, thuốc trừ sâu, bệnh và 28 tấn các loại thuốc kích quả, kích tăng trưởng...

Ông Trịnh Quốc Huy, Trưởng Phòng Thanh tra Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, cho biết: Mặc dù đã thực hiện các giải pháp giảm thiểu việc lạm dụng thuốc BVTV, song do hạn chế về kinh phí, nên các giải pháp chủ yếu mới dừng lại ở công tác tuyên truyền, còn việc kiểm nghiệm, xác định lượng tồn dư hóa chất trên các loại cây trồng và trong đất chưa hiệu quả.

Bài và ảnh: Hương Thơm