Vì sao nga không được tham dự olympic

Tòa án Trọng tài Thể thao [CAS] giảm án cấm tham gia các sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế với Nga vì bê bối doping, nhưng vẫn vắng mặt tại Olympics Tokyo và World Cup 2022.

CAS đưa ra phán quyết về vụ bê bối doping của thể thao Nga. Ban đầu, Nga bị Cơ quan Phòng chống doping Thế giới [WADA] tuyên án cấm 4 năm, nhưng đã kháng cáo lên CAS và nhận lệnh cấm có hiệu lực đến 16/12/2022.

Điều này đồng nghĩa Nga không thể tranh tài tại Olympic mùa hè Tokyo và Paralympic dự kiến tổ chức vào năm 2021, World Cup 2022 diễn ra tại Qatar và Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2/2022. CAS cũng xác nhận việc giảm án không liên quan đến tính chất hành vi phạm luật của Nga.

Tuy nhiên, đội tuyển Nga sẽ góp mặt tại EURO diễn ra vào năm sau do đây là giải đấu ở tầm khu vực.

Thông qua cuộc điều tra diễn ra tháng 1/2019, WADA tuyên bố Cơ quan Phòng chống doping Nga [RUSADA] đã không tuân thủ luật và thao túng dữ liệu xét nghiệm doping của các vận động viên trong phòng thí nghiệm.

Phán quyết của CAS cho biết: “Ban hội thẩm đã đưa ra hậu quả để phản ánh bản chất và mức độ nghiêm trọng của việc không tuân thủ quy định, với mục đích đảm bảo tính toàn vẹn của thể thao trước bê bối doping. Nó được xem xét dựa trên sự công bằng, cần thiết để tạo ra thay đổi về văn hóa và khuyến khích thế hệ vận động viên Nga tiếp theo tham gia tranh tài một cách trong sạch”.

Trong thời gian thụ án, Nga bị cấm đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế. Quốc ca và quốc kỳ Nga cũng không được xuất hiện tại bất cứ địa điểm nào diễn ra những giải đấu tầm cỡ quốc tế chính thức.

Các vận động viên Nga đã chứng minh không vướng vào vụ bê bối doping này có thể tham gia thi đấu, nhưng chỉ với tư cách trung lập. Họ có thể mặc trang phục có màu sắc của Nga, nhưng không có quốc kỳ hay bất cứ biểu tượng nào tượng trưng cho quốc gia này. Tại Thế vận hội mùa đông 2018 ở Pyeongchang, Hàn Quốc, 168 vận động viên Nga đã tham gia tranh tài dưới tư cách trung lập.

Trước đó, với nguy cơ bị cấm thi đấu tại Olympic Tokyo vào năm tới và World Cup 2022, phía Nga đã phải gồng mình đóng phạt số tiền lên đến 10 triệu USD.

Nếu thể thao Nga chây ì và “chối quanh” câu chuyện Doping nhiều năm qua thì án phạt từ Cơ quan Chống Doping thế giới [WADA] lẫn LĐĐK Quốc tế [IAAF] sẽ áp xuống.

Ngày 1/7 là thời hạn cuối cùng để Nga nộp phạt sáu triệu USD cho IAAF vì làm giả hồ sơ, tráo mẫu thử nghiệm nhiều năm trước. Tuy nhiên, Nga đã không đóng phạt đúng hẹn, nay số tiền vọt lên 10 triệu USD, tức án chồng án.

Quan trọng hơn là lệnh trừng phạt sẽ lan rộng sang tất cả các môn và đội tuyển bóng đá quốc gia Nga không được tham dự các sự kiện thể thao quốc tế lớn như Olympic mùa hè, mùa đông, World Cup, các giải châu Âu…

Nay Bộ Thể thao Nga lên kế hoạch đóng trước 6,3 triệu USD, phần còn lại sẽ thương lượng để được đóng tiếp vào những thời gian thích hợp sau đó. Đây là nỗ lực của Cơ quan quản lý thể thao cấp nhà nước của Nga để cứu vãn nền thể thao đang có nguy cơ bị cô lập. Phía IAAF đề nghị Nga đến ngày 31-8 phải trình bày cụ thể lịch đóng phạt và phương án cụ thể cải tổ các cơ quan thí nghiệm và phòng chống Doping.

Cùng với đó WADA và IAAF đề nghị phía Nga hãy cải tổ lại cơ cấu và đặc điểm cách làm việc và quản lý của Cơ quan chống Doping Nga và phòng thí nghiệm Doping Nga. Nó phải là cơ quan trung lập, không thuộc nhà nước quản lý dưới sự giám sát của WADA.

PV [T/h]

Ủy ban điều hành của WADA đã đưa ra quyết định ngày 9.12 sau khi kết luận rằng Moscow đã can thiệp vào dữ liệu phòng thí nghiệm bằng cách đưa ra bằng chứng giả mạo và xóa các tập tin liên quan đến các xét nghiệm doping dương tính có thể giúp xác định gian lận.

Bộ Thể thao Nga đã có cuộc họp báo để phản ứng lại án phạt của WADA

AFP

"Danh sách đầy đủ các khuyến nghị đã được nhất trí chấp nhận", phát ngôn viên của WADA James Fitzgerald, phát biểu tại một cuộc họp của ủy ban điều hành của tổ chức này tại Lausanne [Thụy Sĩ]. Theo án phạt này, các VĐV Nga vẫn sẽ được phép thi đấu tại Olympic vào năm tới nhưng chỉ khi họ có thể chứng minh không phải là một phần thuộc hệ thống doping do nhà nước tài trợ và WADA phát hiện.

"Họ sẽ chứng minh rằng họ không liên quan gì đến việc không tuân thủ, không liên quan đến các kế hoạch doping như mô tả của báo cáo của McLaren, hoặc họ không có mẫu của họ bị ảnh hưởng bởi sự thao túng", Fitzgerald nói. Trong khi đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói rằng lệnh cấm đối với đất nước là kết quả của "sự hiềm khích chống Nga" và cần được kháng cáo.

Nga - quốc gia đã làm mọi cách để duy trì uy thế một cường quốc thể thao toàn cầu, đã bị vướng vào các vụ bê bối doping kể từ một báo cáo điều tra công bố vào năm 2015 do WADA đưa ra, trong đó tìm thấy bằng chứng về sự pha tạp hàng loạt trong điền kinh nước này. Khủng hoảng doping của Nga đã phát triển kể từ đó, với nhiều VĐV của nước này bị cấm từ Olympic mùa hè 2016 và Olympic mùa đông 2018.

Nga sẽ bị cấm dự các giải đấu thuộc hệ thông Olympic

AFP

Các biện pháp trừng phạt ngày 9.12 đã được đề xuất bởi ủy ban đánh giá tuân thủ của WADA để đáp ứng với dữ liệu phòng thí nghiệm được cung cấp bởi Moscow vào đầu năm nay. Đây là một trong những điều kiện để phục hồi cơ quan chống doping của Nga [RUSADA] vốn bị đình chỉ vào năm 2015 sau vụ bê bối doping điền kinh nhưng được phục hồi vào năm ngoái.

Hình phạt trên mở ra cơ hội cho các VĐV Nga “sạch sẽ” thi đấu tại các sự kiện thể thao quốc tế lớn mà không có cờ hoặc hát quốc ca Nga trong 4 năm, như 2 kỳ Olympic mùa hè và mùa đông vừa qua. Bộ trưởng Thể thao Nga Pavel Kolobkov hồi tháng trước quy kết sự khác biệt trong dữ liệu phòng thí nghiệm là do các vấn đề kỹ thuật. 

Các VĐV Nga phải chứng minh sự trong sạch nếu muốn dự Olympic

AFP

Nếu RUSADA kháng cáo các biện pháp trừng phạt được ủy ban điều hành WADA tán thành, vụ việc sẽ được đưa ra Tòa án Trọng tài Thể thao quốc tế [CAS].

Tin liên quan

Do bị cấm vì vi phạm luật doping, các vận động viên Nga không được đại diện cho quốc gia của mình, mà phải thi đấu dưới danh nghĩa vận động viên trung lập.

Trong kỳ Olympic năm nay, các vận động viện Nga thi đấu dưới tên đội tuyển ROC. Đây là từ viết tắt của Ủy ban Olympic Nga, theo CNN.

Về cơ bản, đây là kẽ hở cho phép các vận động viên Nga thi đấu tại Olympic trong khi nước này bị cấm tham dự vì bê bối sử dụng doping.

Dưới danh nghĩa đại diện ROC, các vận động viên cần phải tuân theo một số quy tắc nhất định để làm rõ rằng họ không đại diện cho đất nước Nga.

Theo lệnh cấm, các vận động viên Nga vẫn có thể thi đấu với tư cách là vận động viên trung lập nếu họ có thể chứng minh rằng họ không có liên quan đến vụ bê bối doping.

Vận động viên thể dục nghệ thuật của đội ROC tạo dáng với huy chương tại Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Xinhua.

Vận động viên trung lập là người không đại diện cho một quốc gia cụ thể nào trên giấy tờ.

Hơn 300 vận động viên đang thi đấu dưới dạng này tại Olympic Tokyo 2020.

Đội ROC vẫn mang áo có màu trắng, xanh và đỏ của quốc kỳ Nga. Đội này cũng bao gồm một số vận động viên từng đại diện cho Nga thi đấu tại các kỳ Olympic trước đó.

Tuy nhiên, thay vì mang cờ Nga, đội này mang cờ có hình ngọn lửa Olympic được đặt phía trên năm vòng tròn biểu tượng của Thế vận hội. Nếu một vận động viên giành huy chương vàng, "Bản hòa tấu piano số 1" của Pyotr Tchaikovsky sẽ được phát thay cho quốc ca Nga.

Vào năm 2019, Cơ quan Chống doping Thế giới đã cấm Nga tham gia tất cả cuộc thi thể thao quốc tế, bao gồm cả Olympic, trong 4 năm vì không tuân thủ luật doping.

Hình phạt này được đưa ra sau khi Cơ quan Chống doping Thế giới nhận được dữ liệu từ một phòng thí nghiệm ở Moscow. Trước đó, vào năm 2016, trung tâm này ghi nhận mạng lưới sử dụng doping trong thể thao quy mô lớn và tinh vi do nhà nước tài trợ.

Do Cơ quan Chống doping Nga không hợp tác hoàn toàn trong cuộc thăm dò liên quan đến vụ việc, Cơ quan Chống doping Thế giới quyết định ban hành hình phạt này.

Năm ngoái, Tòa án Trọng tài Thể thao giảm thời gian thi hành án phạt cho Nga từ 4 năm xuống còn hai năm. Lệnh cấm này sẽ hết hiệu lực vào ngày 16/12/2022.

Từ giờ cho đến lúc đó, các vận động viên Nga không thể thi đấu dưới tên, quốc kỳ và quốc ca của đất nước họ tại Olympic Tokyo 2020.

Lệnh cấm hiện tại cũng có nghĩa là các vận động viên Nga không thể thi đấu dưới danh nghĩa đất nước mình tại World Cup 2022 hoặc Thế vận hội mùa đông 2022.

Vì vậy quốc kỳ và quốc ca của Nga sẽ không có mặt tại Olympic cho đến kỳ Thế vận hội tiếp theo được tổ chức ở Paris vào năm 2024.

Video liên quan

Chủ Đề