Vì sao người có móng tay

Móng tay và tóc dài được là do chất sừng cứng tạo nên, do tế bào biểu bì biến thành. Tế bào biểu bì từ khi sinh ra đến khi chết đi vẫn liên tục trao đổi chất, chỉ cần có chất sừng mới sinh ra sẽ đẩy móng tay hay tóc dài ra ngoài, cho nên móng tay và tóc đều dài ra không ngừng. Móng tay sinh trưởng liên tục, còn thời gian sinh trưởng của tóc ngắn hơn nhiều. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của móng tay lại chậm hơn tóc, móng tay mỗi ngày mọc dài ra khoảng 0,1 cm, từ gốc đến đầu móng tay ước chừng phải mọc trong khoảng hơn 6 tháng.

Có những cô bé thích để móng tay, thực ra móng tay là nơi dễ chứa bụi bẩn nhất, vì thế chúng ta nên giữ vệ sinh, thường xuyên cắt móng tay.

Chức năng của móng tay

  • Giúp con người hoạt động: Tương tự như móng vuốt ở động vật, móng tay hỗ trợ con người trong các hoạt động đào bới, leo trèo, cào, lấy đồ vật, gãi khi ngứa...
  • Bảo vệ chống lại chấn thương: Móng tay chân giữ vai trò như tấm bảo vệ giúp ngăn chặn tổn thương đến mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi. 
  • Tăng cường cảm giác: Ở đầu các ngón tay và ngón chân có chứa các đầu dây thần kinh giúp truyền thông tin lên não bộ mỗi khi chạm vào vật gì đó. Khi đó móng hoạt động như một lực đối kháng, giúp làm tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, ngón chân.
  • Giữ ẩm và ngăn vi khuẩn: Lớp biểu bì của móng giúp lưu giữ độ ẩm và bảo vệ sự xâm nhập của các vi khuẩn ngoài môi trường vào cơ thể.
  • Tăng thêm vẻ đẹp cho ngón tay.
  • Là vũ khí tự vệ: đi cùng với các hoạt động tấn công, cào cấu, xé khi cần thiết.
  • Cảnh báo các dấu hiệu bệnh tật của cơ thể khi cấu trúc của móng thay đổi.

9 sự thật thú vị về móng tay

  1. Keratin hay chất sừng là một họ các protein cấu trúc dạng sợi. Đây là thành phần chính cấu tạo nên móng tay, móng chân và tóc của người.
  2. Móng tay, móng chân của đàn ông mọc nhanh hơn phụ nữ.
  3. Móng tay, móng chân phát triển trong thời tiết nóng nhanh hơn so với lạnh.
  4. Việc gõ vào móng tay, móng chân giúp chúng phát triển nhanh hơn khi nó có tác dụng như massage kích thích sự phát triển của chúng.
  5. Móng tay, móng chân không thể tiết ra mồ hôi.
  6. Ở Ai Cập cổ đại, móng tay có tác dụng biểu hiện địa vị của người phụ nữ và màu đỏ là thứ hạng cao nhất.
  7. Người Trung Quốc cổ đã biết sử dụng sơn móng tay và thậm chí còn dùng vàng, bạc để trang trí móng tay từ rất sớm.
  8. Vẽ và trang trí những ký hiệu lạ trên móng tay là thói quen của người Inca. Thậm chí, nhiều người còn điêu khắc cả đại bàng trên móng tay.
  9. Sơn móng tay lần đầu được sử dụng tại Pháp vào những năm 20 của thế kỷ 19.

Nấm móng tay là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở móng tay, gây xuất hiện những đốm màu vàng hoặc màu trắng. Điều trị nấm ở móng tay không khó song rất dễ gây tái phát, lây nhiễm sang chân hoặc người tiếp xúc gần khác.

1. Nguyên nhân gây nấm ở móng tay

Nấm ở móng tay có thể xảy ra với bất cứ ai, tuy nhiên thường gặp hơn ở người lớn tuổi, người thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiều loại vi nấm gây ra, phổ biến nhất là nấm sợi tơ Dermatophytes và nấm hạt men Candida. Nấm sợi tơ thường tấn công gây tổn thương từ bờ vào trong móng, không gây viêm quanh móng. Còn nấm hạt men gây tổn thương từ vùng chân móng đi ra, có viêm quanh móng.

Nấm móng tay là bệnh khá thường gặp, dễ tái phát

Qua các vết tổn thương, nứt móng tay, vi nấm có thể xâm nhập gây bệnh. Ban đầu nhiễm nấm móng tay sẽ gây ra những đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay. Sau đó khiến bề mặt móng trở nên xù xì, như phủ một lớp vảy mịn như cám, có thể có lằn ngang hoặc dọc. Móng nhiễm bệnh dễ mủn và gãy, khiến phần da dưới móng bị tổn thương, bong tróc.

Ban đầu, người bệnh thường chỉ bị nhiễm nấm ở móng tay tại 1 - 2 ngón, nhưng không điều trị và ngăn ngừa nên sẽ nhanh chóng lan ra khắp bàn tay, lây cho tay bên cạnh và ngón chân. Nặng hơn dẫn tới viêm chân móng, gây sưng đỏ, đau, có mủ, ngứa khiến người bệnh gãi nhiều, càng làm tổn thương nặng hơn.

Vi nấm gây nấm móng tay dễ lây truyền qua tiếp xúc gần

Nấm ở móng tay có thể lan truyền cho những người xung quanh khi người mang bệnh vô tình phát tán vi nấm trong giày dép, tất, khăn tắm, khăn mặt,… và người lành dùng chung. Ngoài ra, các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc và phát triển nấm móng tay:

- Người đổ mồ hôi tay nhiều.

- Người lớn tuổi, có nhiều năm tiếp xúc với nấm và móng phát triển chậm hơn.

- Nam giới, đặc biệt gia đình có người từng mắc nấm móng tay.

- Người làm việc thường xuyên trong môi trường ẩm ướt, khiến tay luôn tiếp xúc với nước như: dọn dẹp phòng, nhân viên vệ sinh,…

- Da xung quanh hoặc móng tay có vết tổn thương nhỏ hoặc đang mắc bệnh về da như vẩy nến,…

- Bị nấm chân.

- Người bệnh tiểu đường, mắc bệnh về tuần hoàn, suy giảm hệ miễn dịch hoặc hội chứng Down.

- Người sống chung với người từng bị nấm ở móng tay.

- Đeo tất, giày quá chật trong thời gian dài hoặc ẩm ướt.

Như vậy, mỗi chúng ta đều có khả năng bị nấm ở móng tay song có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng giảm thiểu yếu tố nguy cơ chủ động. Nhất là giảm nguy cơ nhiễm nấm từ người xung quanh bằng hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân như: tất, giày, khăn tay, khăn mặt,…

Nấm móng tay điều trị khá đơn giản

2. Cách chữa nấm móng tay thế nào?

Nấm móng tay không phải là một bệnh hiếm gặp, nếu tình trạng bệnh nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thì không cần thiết phải điều trị. Người bệnh có thể tự chăm sóc và sử dụng thuốc trị nấm tại nhà. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp tự điều trị không kiên trì, dừng khi thấy hết triệu chứng nên nấm ở móng tay thường xuyên tái phát.

Khi việc tự điều trị tại nhà không hiệu quả, móng tay ngày càng trở nên dày, đổi màu và biến dạng, hoặc bệnh nhân nấm móng tay đồng thời mắc bệnh tiểu đường [khiến bệnh phát triển nặng hơn] thì cần sớm đi khám bác sĩ.

Thông thường qua kiểm tra móng tay, chân của người bệnh hoặc kết hợp xét nghiệm mẫu vật phẩm tìm bào tử nấm có thể xác định bạn có đúng mắc nấm ở móng tay và chính xác loại nấm gây bệnh. Điều trị nấm ở móng tay không quá khó khăn, tuy nhiên mất thời gian dài kiên trì thực hiện liệu trình bệnh. Ngay cả khi tình trạng móng tay đã trở nên bình thường thì người bệnh vẫn phải tiếp tục điều trị phòng ngừa bệnh quay lại.

Việc chỉ định điều trị nấm móng tay còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bao gồm các phương pháp sau:

2.1. Điều trị với thuốc dạng uống

Thuốc kháng nấm dạng uống là phương pháp điều trị phổ biến và được lựa chọn ưu tiên bởi nó giúp người bệnh loại bỏ nhiễm trùng nhanh chóng, hiệu quả. Thuốc kháng nấm đường uống thường sử dụng như Terbinafine hoặc Itraconazole.

Thuốc kháng nấm đường uống giúp loại bỏ nhiễm trùng nhanh chóng

Khi sử dụng thuốc kháng nấm, phần móng mới mọc ra không bị nhiễm bệnh sẽ dần thay thế hoàn toàn phần móng cũ, vì thế người bệnh cần duy trì uống từ 6 - 12 tuần. Đôi khi thời gian để móng mới mọc lại hoàn toàn và loại bỏ nhiễm trùng có thể lâu hơn.

Bệnh nhân trên 65 tuổi thường ít đáp ứng với thuốc kháng nấm dạng uống. Ngoài ra, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như: phát ban da, tổn thương gan. Với những bệnh nhân sức khỏe yếu, người bệnh có thể cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra ảnh hưởng của thuốc đến cơ thể. Bệnh nhân mắc suy tim sung huyết hoặc bệnh gan thường không được chỉ định điều trị theo phương pháp này.

2.2. Điều trị với thuốc dạng bôi

Thuốc kháng nấm có thể ở dạng bôi như kem dưỡng móng hoặc dạng sơn móng tay. Người bệnh sẽ cần bôi [sơn] nó lên móng tay mắc bệnh cùng các móng tay khác mỗi ngày 1 lần. Với thuốc dạng sơn, người bệnh có thể cần sử dụng kéo dài tới 1 năm để đảm bảo bệnh không tái phát. Với thuốc dạng bôi, bệnh nhân nên làm mỏng móng trước để thuốc ngấm đến phần da bên trong. Có thể làm mỏng bằng thuốc chứa ure hoặc bằng dụng cụ mài đặc biệt.

Thuốc bôi móng tay giúp loại bỏ nấm và nhiễm trùng

2.3. Điều trị nấm móng tay bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị nấm móng tay với cả thuốc đường uống lẫn thuốc đường bôi. Lúc này bệnh nhân sẽ được làm thủ thuật loại bỏ móng để bôi thuốc chống nấm trực tiếp vào vị trí nhiễm trùng, đạt hiệu quả nhanh chóng hơn. Phần móng bị cắt bỏ tạm thời sẽ mọc lại sau đó. Nếu móng nhiễm trùng nghiêm trọng, gây tổn thương hoại tử các phần da xung quanh thì bác sĩ có thể loại bỏ móng vĩnh viễn.

Hầu hết các trường hợp nấm móng tay đều điều trị hiệu quả được với thuốc uống và thuốc bôi thông thường. Điều quan trọng là bệnh nhân cần điều trị sớm, kiên trì theo chỉ định của bác sĩ cùng các biện pháp chăm sóc tốt tránh bệnh tái phát.

Tại sao nhiều người có thói quen cắn móng tay?

Có nhiều nghiên cứu về lý do con người cắn móng tay. Theo Sigmund Freud, nhà thần kinh học nổi tiếng và là người sáng lập phân tâm học, cắn móng tay là một dấu hiệu khiếm khuyết trong sự phát triển tâm tính dục. Một số nghiên cứu và các nhà nghiên cứu cũng giải thích cắn móng tay là:

Dấu hiệu của sự chán nản và căng thẳng

Nhiều người cắn móng tay vì hành động này giúp giảm bớt sự lo lắng của họ. Ngoài ra, khi chán nản, cắn móng tay khiến cho các giác quan khác bận rộn khi não thiếu quan tâm. Có một số hành vi cảm xúc như cô đơn và thất vọng có thể làm tăng nhu cầu cắn móng tay.

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Cắn móng tay cũng là một dấu hiệu của rối loạn ám ảnh cưỡng bức [OCD]. Đây là một tình trạng tâm lý xuất hiện chủ yếu ở những người bị ám ảnh quá mức với điều kiện vệ sinh cá nhân của họ hoặc những người có phổ hành vi tương tự như kiểm tra đi kiểm tra lại ổ khóa

Trẻ em cắn móng tay thường được phát hiện có các rối loạn tâm thần như rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu chia ly, đái dầm và rối loạn thách thức chống đối.

Dấu hiệu của sự cầu toàn

Thói quen cắn móng tay cũng được tìm thấy ở những người thường tập trung vào sự tài giỏi và có hành vi thôi thúc phải đạt được năng lực vượt trội. Vì đây là những người dễ chán nản và giận dữ, họ trở nên dễ tổn thương với những rối loạn lặp lại tập trung vào cơ thể. Họ có xu hướng thất vọng và buồn chán về những điều xung quanh và cắn móng tay trở thành thói quen

Nên tránh cắn móng tay

Không chỉ ảnh hưởng về thể chất, thói quen cắn móng tay còn có thể ảnh hưởng về tinh thần. Cắn móng tay và lớp biểu bì có thể làm cho bạn bị đau và thậm chí là chảy máu. Móng tay còn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Cắn móng tay khiến cho răng yếu và lệch. Cắn móng tay trước mặt người khác có thể là biểu hiện của sự lúng túng và làm tăng thêm căng thẳng và lo lắng.

Loại bỏ thói quen cắn móng tay

Tập yoga, thở sâu và thiền có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và phòng ngừa cắn móng tay.

Cắt ngắn móng tay cũng giúp phòng ngừa cắn móng tay

Bôi sơn móng tay có vị đắng để ngăn ngừa cắn móng tay.

Cố gắng giữ cho móng tay đẹp và hấp dẫn. Điều này sẽ giúp bạn ít muốn phá hủy vẻ đẹp của nó.


Video liên quan

Chủ Đề