Vì sao phải thành lập thành phố thủ đức

Sáng 31.12, tại trụ sở UBND Q.2 diễn ra lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM.

Đến dự có nguyên thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng; Ủy viên Bộ Chính trị, theo dõi và chỉ đạo Đảng bộ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP.HCM.

Tại buổi lễ, ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM.

Ngay sau đó, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho lãnh đạo TP.HCM. Ông Lưu đánh giá TP.HCM là đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế, văn hóa… đóng vai trò dẫn dắt, có sức hút đầu tư đối với nền kinh tế khu vực và cả nước. Việc thành lập TP.Thủ Đức không chỉ là sự kiện đặc biệt quan trọng với người dân 3 quận mà còn là cột mốc phát triển của TP.HCM trong hội nhập quốc tế.

TP.Thủ Đức được kỳ vọng trở thành động lực tăng trưởng mới của TP.HCM trong tương lai gần

Ảnh: Ngọc Dương

“Đây là sự kiện quan trọng để hình thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông tạo sự thúc đẩy, là hạt nhân phát triển kinh tế thành phố và khu vực”, ông Lưu nói. Đồng thời, đề nghị TP.HCM tập trung xây dựng, trình quy hoạch xây dựng TP.Thủ Đức, hướng tới xây dựng thành phố thông minh, sáng tạo là động lực phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, TP.HCM cần sớm trình ban hành cơ chế chính sách đặc thù cho TP.Thủ Đức; phát huy tính tự chủ, sáng tạo, thu hút đầu tư, thành hạt nhân, cực tăng trưởng mới của TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút lao động chất lượng cao; đảm bảo phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân; phát triển khoa học, công nghệ cao.

Ngoài ra, Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị TP.HCM tập trung hoàn thiện bộ máy chính quyền, sắp xếp cán bộ dôi dư và giải quyết các khiếu nại tố cáo trên địa bàn sau khi thành lập TP.Thủ Đức.

Tin liên quan

[PLO]- Ông Trần Lưu Quang - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, cho biết nếu không khẩn trương làm hồ sơ thủ tục về việc thành lập TP Thủ Đức để cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thì phải chờ ít nhất 5 năm nữa.

Sáng 1-10, tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM gồm các ông: Trần Lưu Quang - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, Thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM và ông Lâm Đình Thắng, Bí thư Quận ủy quận 9 đã có buổi tiếp xúc với cử tri ba quận 1, 3 và 4 [TP.HCM].


Cử tri Nguyễn Hữu Châu, quận 3. Ảnh: TÁ LÂM

Tại buổi tiếp xúc, cử tri ba quận này quan tâm đến nhiều vấn đề lớn của đất nước và TP.HCM, trong đó có đề án sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức để thành lập TP Thủ Đức trực thuộc TP.HCM.

Ông Nguyễn Hữu Châu [cử tri quận 3] đặt câu hỏi vì sao phải đẩy nhanh việc thành lập TP Thủ Đức.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Lưu Quang - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, cho rằng TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, là trung tâm khoa học công nghệ nên TP có trách nhiệm đi đầu trong việc phát triển theo xu thế phát triển của thế giới.

“Nếu không đổi mới để phát triển thì TP.HCM sẽ tụt hậu. Nên không còn cách nào khác, không làm sẽ có lỗi với người dân TP, có lỗi với người dân cả nước”- ông Quang nói.

Theo ông Quang, TP Thủ Đức trong tương lai sẽ là nơi có mô hình phát triển mới, tích hợp nhiều lĩnh vực đang là thế mạnh của TP như khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và một số lĩnh vực công nghệ cao của TP Thủ Đức trong tương lai. Những lĩnh vực này sẽ có độ kết nối tương tác với nhau rất cao, đào tạo gắn với nghiên cứu, sản xuất gắn với logistics để bán hàng ra thế giới, mua vật tư nguyên liệu về.


Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi tiếp xúc. Ảnh: TÁ LÂM

Trả lời câu hỏi vì sao phải đẩy nhanh việc thành lập TP Thủ Đức, ông Quang cho biết theo kế hoạch đến tháng 5-2021, cả nước sẽ tổ chức bầu đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nên nếu không khẩn trương làm hồ sơ thủ tục về việc thành lập TP Thủ Đức để cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thì phải chờ ít nhất 5 năm nữa. "Đó là lý do tại sao phải làm gấp như vậy, nếu thủng thẳng lo Đại hội xong mới làm thì e là không kịp”- ông Quang nói.

Cũng theo ông Quang, nếu thuận lợi như dự kiến thì đến tháng 5-2021 sẽ tiến hành bầu hệ thống chính trị ở TP Thủ Đức. “Mọi việc đang được lãnh đạo TP đẩy nhanh và làm việc tích cực, đeo bám để tranh thủ sự ủng hộ của các bộ ngành Trung ương và Quốc hội để kịp trình Quốc hội trong kỳ họp tới”- ông Quang nói.

TÁ LÂM

Việt Nam: Cần biết gì về thành phố Thủ Đức?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Hôm 24/12, UBND TP HCM cùng Bộ Nội vụ tổ chức phiên họp ban soạn thảo, tổ biên tập dự thảo nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP Thủ Đức sau khi hình thành sẽ đóng vai trò là trung tâm đổi mới, sáng tạo lớn nhất Việt Nam.

Đồng thời, ông Phong cũng nhấn mạnh mong muốn trung ương cho phép TP Thủ Đức được chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.

TP Thủ Đức trực thuộc TP HCM sẽ là nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ và mở rộng phát triển các dịch vụ, sản phẩm công nghệ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Quảng cáo

Bộ máy chính quyền thế nào?

Đối với cơ cấu nhân sự của TP Thủ Đức trong tương lai, ông Nguyễn Thành Phong đề xuất sau 5 năm từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập TP Thủ Đức có hiệu lực thi hành, Ban Soạn thảo nghiên cứu quy định số lượng phó chủ tịch của đơn vị hành chính này không quá 4 người.

Ngoài ra, số lượng cơ quan chuyên môn không quá 13 đơn vị, số lượng cấp phó không quá 39 người.

Trong số 13 cơ quan trên, tùy theo tình hình thực tế có thể thành lập Phòng Khoa học - Công nghệ vì trong ý tưởng phát triển TP Thủ Đức trong không gian của khu đô thị sáng tạo tương tác cao nên vai trò của khoa học công nghệ rất quan trọng.

Trên cơ sở đó, thành phố Thủ Đức có thể trình HĐND cùng cấp thành lập cơ quan khác phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

TP HCM tổ chức chính quyền đô thị vào năm 2021

Ông Nguyễn Văn Nên: 'Sẽ sớm giải quyết được vấn đề Thủ Thiêm'

Theo dự thảo mới nhất của nghị định, sau khi sáp nhập quận 2, quận 9, quận Thủ Đức thì số lượng phó chủ tịch UBND thành phố trực thuộc TP HCM không quá 5 người.

Ngoài ra, số lượng biên chế của TP Thủ Đức được xác định trên cơ sở danh mục vị trí làm việc, khối lượng công việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trước đó ngày 22/12, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cho biết thành phố đã thành lập ban chỉ đạo để xử lý những vấn đề còn tồn tại của quận 2, quận 9, quận Thủ Đức nhằm chuẩn bị thành lập TP Thủ Đức.

Đồng thời, khi TP Thủ Đức chính thức được hình thành và vận hành vào ngày 1/3/2021, HĐND quận 2, quận 9, quận Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ cùng thời điểm này. Vì vậy, UBND TP HCM kiến nghị các bên liên quan xử lý hết những nhiệm vụ về tài chính, ngân sách còn tồn đọng trước khi thực hiện sắp xếp.

Chuyển đổi giấy tờ ra sao?

Chủ tịch UBND TP HCM thông tin rằng, về việc chuyển đổi giấy tờ cho người dân TP Thủ Đức, chính quyền sẽ hỗ trợ để đảm bảo thuận tiện, không gây xáo trộn, phiền hà.

Trang Zing dẫn lời ông Phong nói rằng chính quyền sẽ hỗ trợ người dân quận 2, quận 9, quận Thủ Đức trong việc chuyển đổi giấy tờ sau khi sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính mới.

"Việc chuyển đổi giấy tờ cho công dân TP Thủ Đức phải có lộ trình rõ ràng. Ngày 31/12, TP HCM sẽ công bố những công việc cần làm tiếp theo khi hình thành TP Thủ Đức, trong đó có việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho người dân", Chủ tịch UBND TP HCM chia sẻ.

Việt Nam: Dân bầu trực tiếp lãnh đạo địa phương là ‘có lợi cho Đảng’

Đại hội 13: Đã đến lúc VN dám buông mô hình TQ?

Thành phố Thủ Đức sẽ có diện tích khoảng 221,6 km2 gồm 34 phường. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức 3 quận: 2, 9, Thủ Đức được giao năm 2020 là 1.221 người. Theo đó, số có mặt đến ngày giữa tháng 6.2020 là 1.127 người.

Sau khi nhập 3 quận [quận 2, quận 9, quận Thủ Đức hiện nay] thành thành phố Thủ Đức, 882 người dự kiến được bố trí ở thành phố mới, 399 người bị dư ra.

GDP của thành phố Thủ Đức thế nào?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thông tin với báo chí rằng, năm 2019, quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9 phát triển với tốc độ cao, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] của TP HCM, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa [GDP] cả nước [xét về quy mô, chỉ sau GRDP của Hà Nội, lớn hơn GRDP của tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai].

Giai đoạn 2016 - 2019, thu ngân sách đạt 37.158 tỉ đồng, chi ngân sách đạt 11.174 tỉ đồng.

Trước đó, ông Nguyễn Thành Phong cũng khẳng định, Thành phố Thủ Đức sẽ đóng vai trò trung tâm, triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, thương mại khép kín; liên kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm thương mại hoá. Đồng thời, ông cho rằng đây còn là "hạt nhân" thúc đẩy kinh tế TP HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Video liên quan

Chủ Đề