Vì sao trên các đỉnh núi cao rất khó để nấu chín cơm

Điểm sôi của nước có liên quan tới áp suất của nước. Khi áp suất lớn điểm sôi lớn, áp suất nhỏ, điểm sôi nhỏ. Bình thường, áp suất trong không khí ở 101,3 pha, tức là một áp suất không khí tiêu chuẩn, lúc đó điểm sôi của nước sẽ ở 1000C. Nhưng, khi lên các vùng núi, độ cao tăng, không khí trở lên loãng hơn, áp suất không khí sẽ giảm dần, lúc đó lực đẩy của không khí để hòa tan không khí vào nước nhỏ hơn khi ở dưới mặt đất. Do đó, điểm sôi của nước tương ứng cũng thấp hơn, tức là nước không sôi được ở 1000C. Căn cứ vào sự tính toán, ở độ cao 1000m so với mặt nước biển, điểm sôi của nước giảm khoảng 30C.

Do nước vẫn sôi bùng lên, không khí cũng không ngừng tràn vào nồi làm giảm áp suất trong nồi, khiến cho nhiệt độ không thể tiếp tục tăng lên. Ở độ cao 5000m, nhiệt độ sôi của nước không vượt quá 850C. Tại đỉnh Chomolungma cao 8.848m, nhiệt độ sôi của nước là 73,50C. Ở nhiệt độ sôi này không thể nấu chín cơm được, nhưng mì tôm vẫn có thể chín được.

Hiểu được mối quan hệ giữa điểm sôi của nước và áp suất, người ta đã phát minh ra nồi áp suất. Đặc trưng của nồi là làm cho hơi nước bên trong không thể thoát ra ngoài, khiến cho áp suất trong nồi rất mạnh. Từ đó, làm cho điểm sôi của nước được nâng cao nên đồ ăn sẽ chín nhanh hơn.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Các câu hỏi tương tự

Theo bạn, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch?

a) Đễ uống.

b) Giúp nấu ăn ngon.

c) Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài ra, đau mắt,...

d) Không mùi và không vị

Ở trên núi cao người ta không thể luộc chín trứng trong nước sôi. Tại sao?

“Những người thăm dò địa chất và vận động viên leo núi hoạt động trên núi cao thường hay gặp chuyện lúng túng như thế này: nước trong nồi cơm sôi sùng sục đã lâu, hơi nước bốc nghi ngút, song cơm trong nồi vẫn sống. Điều đó rốt cuộc là gì vậy?

Hóa ra là, nước cũng hệt như các chất khác, điểm sôi của nó có quan hệ với áp suất. Áp suất lớn, điểm sôi cao; áp suất nhỏ, điểm sôi thấp. Khi độ cao ở gần mực nước biển, áp suất khí quyển vào khoảng 101,3 kilopascan (kPa). Điểm sôi của nước ở độ cao đó là 100°C. Nhưng lên núi cao, theo đà tăng của độ cao, áp suất khí quyển giảm dần, điểm sôi của nước cũng bắt đầu hạ thấp. Có nghĩa là trên núi cao, không phải tới 100°C nước mới bắt đầu sôi. Theo đo đạc, hễ độ cao tăng 1000 m, điểm sôi của nước hạ thấp khoảng 3°C.

Ở độ cao 5000 m trên mực nước biển, dù rằng lửa cháy thật bốc, nước trong nồi cơm sôi rồi, nhiệt độ nước vẫn không vượt quá 85°C. Còn trên đỉnh nóc nhà thế giới – đỉnh núi Evơret (với độ cao khoảng 8848 m), nước mới ở nhiệt độ xấp xỉ 73,5°C cũng đã đạt tới điểm sôi rồi. Nhiệt độ như thế tất nhiên không thể nấu gạo sống thành cơm chín được.

Nếu vậy, chẳng nhẽ ở trên núi cao đành phải ăn cơm sống hay sao? Cố nhiên không phải vậy. Con người đã nghĩ ra một loại nồi áp suất thích hợp cho việc đun nước nấu cơm cho trường hợp núi cao. Khi nấu bằng nồi áp suất, hơi nước không có cách gì bay từ trong nồi ra, càng tích tụ càng nhiều, nên đã tăng áp suất trong nồi lên. Khi áp suất đạt tới 101,3 kPa, điểm sôi của nước đương nhiên cũng đạt tới 100°C, gạo sống cũng có thể nấu thành cơm chín được.

Hiện nay, các gia đình cũng dùng nồi áp suất. Nói chung áp suất của loại nồi đó được khống chế vào khoảng 223 kPa (cỡ 2,2 atm), nhiệt độ cao nhất trong nồi có thể tới 123°C. Nấu cơm và thức ăn bằng nồi áp suất vừa tiết kiệm chất đốt, vừa rút bớt thời gian và mang lại nhiều thuận tiện cho cuộc sống.”

Twitter Facebook LinkedIn

Vì sao trên các đỉnh núi cao rất khó để nấu chín cơm

Các nhân viên thăm dò địa chất và các vận động viên leo núi khi ở trên núi cao có thể thấy hiện tượng sau: hơi nước trong nồi nấu cơm bay ra mù mịt đã lâu thế nhưng trong cơm trong nồi vẫn chưa chín. Vì sao lại như vậy?

Chúng ta biết nước cũng giống như các chất lỏng khác, điểm sôi của chúng có liên quan tới áp suất. Áp suất lớn, điểm sôi cao;áp suất nhỏ, điểm sôi thấp. Ở trên núi cao, tuỳ theo độ cao của núi, áp suất của không khí giảm dần khiến cho rất nhiều bong bóng nước nhỏ bão hoà hơi  nước được hình thành trong nước khi nhiệt độ nước còn ở dưới 100 độ C. Như thế cũng có nghĩa là nói ở trên núi cao, khi nhiệt độ chưa tới 100 độ C nước đã bắt đầu sôi rồi cho dù bạn có cho thêm lửa, nhiệt độ cũng không thể nâng cao hơn nữa, trừ khi bạn tìm cách tăng áp suất lên thì mới được. Theo tính toán, địa hình cứ cao lên 1km thì điểm sôi của nước đại thể giảm đi 3 độ C.

Đến đây chúng ta đã thấy rõ, nếu như ở trên núi cao 5.000 mét so với mặt nước; biển, thì cho dù bạn đốt lửa rất mạnh hơi nước trong nồi có nghỉ ngút bay ra thì nhiệt độ của nước cũng không vượt quá được 85 độ C. Ở nóc nhà thế giới – đỉnh ngọn núi Chômôlungma (8.848m) ở khoảng 73,5 độ C nước đã sôi rồi. Với nhiệt độ như vậy đương nhiên là không thể nấu được cơm chín.

Thế thì chẳng lẽ ở trên núi cao chỉ được ăn cơm sống thôi? Đương nhiên là không rồi. Người ta đã chế tạo ra nồi áp suất thích hợp cho việc nấu cơm ở núi cao. Nắp loại nồi áp suất này có một trục vít, bên trong có gioăng kín bằng cao su, khi vặn chặt trục vít, nắp nồi sẽ đậy kín nồi không để lọt hơi. Dùng nồi áp suất nấu cơm, hơi nước không có cách nào thoát khỏi nồi, khi nó đạt đến áp suất bằng áp suất khí quyển thì điểm sôi của nước sẽ đương nhiên là như ở dưới mặt đất, có thể nấu chín cơm được.

Nước cũng giống như các chất lỏng khác, điểm sôi của chúng có liên quan tới áp suất. Áp suất lớn, điểm sôi cao. Áp suất nhỏ, điểm sôi thấp. Dưới áp suất không khí là 1.013 bar (1 atmotphe) điểm sôi của nước là 100 độ C. Nhưng ở trên núi cao, tuỳ theo độ cao của núi, áp suất của không khí giảm dần khiến cho rất nhiều bong bóng nhỏ bão hoà hơi nước được hình thành trong nước khi nhiệt độ nước còn ở dưới 100 độ C. Như thế cũng có nghĩa là khi nhiệt độ chưa tới 100 độ C nước đã bắt đầu sôi. Cho dù bạn có thêm lửa, nhiệt độ cũng không thể nâng cao hơn, trừ khi bạn tìm cách tăng áp suất. Theo tính toán, địa hình cứ cao lên 1 km thì điểm sôi của nước đại thể giảm đi 3 độ C.

Đến đây, chúng ta thấy rõ, nếu như ở trên núi cao 5.000 m so với mặt biển, cho dù bạn có đốt lửa rất mạnh, hơi nước trong nồi cơm có nghi ngút bay ra thì nhiệt độ của nước cũng không vượt quá 85 độ C. Ở nóc nhà thế giới, đỉnh ngọn núi Chômôlungma cao 8.848 m, ở khoảng 73,5 độ C nước đã sôi rồi. Với nhiệt độ này rõ ràng là không thể nấu được cơm chín.

Quảng cáo

Không lẽ nhịn đói...

Quảng cáo

Vậy, trên núi cao chỉ được ăn cơm sống thôi ư? Đương nhiên là không rồi. Người ta đã chế tạo ra chiếc nồi áp suất thích hợp cho việc nấu cơm trong hoàn cảnh này. Trên nắp nồi có một trục vít, bên trong có gioăng kín bằng cao su, khi vặn chặt trục vít, nắp nồi sẽ đậy kín nồi để không lọt hơi. Dùng nồi áp suất nấu cơm, hơi nước không có cách nào thoát ra, khi áp suất trong nồi đạt đến áp suất khí quyển là 1.013 bar thì điểm sôi của nước sẽ bằng với khi ở chân núi, có thể nấu chín cơm được.

Hiện nay, loại nồi áp suất bán trên thị trường thường khống chế áp suất vào khoảng 2,2 atmotphe, nhiệt độ cao nhất trong nồi có thể đạt được là 123 độ C. Dùng loại nồi áp suất này nấu cơm, nấu thức ăn vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa tiết kiệm được thời gian.

(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)