Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ có vai trò quan trọng như thế nào

    A. ĐẶT VẤN ĐỀ

     1. Lý do chọn đề tài:

     Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi.

    Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá.

     Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi  nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu ,hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.

     Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ rang mạch lạc, vốn từ phong  phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ.

     Năm học 2018- 2019, tôi được nhà trường tin tưởng, tín nhiệm giao cho phụ trách lớp MGL, là một trong những lớp điểm của nhà trường.Và tôi đã  nhận thức được tầm quan trọng của người giáo viên Mầm non: là người tổ chức hướng dẫn các hoạt động cho trẻ, tạo cơ hội, tình huống, kích thích trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, làm giàu thêm vốn kinh nghiệm cho trẻ. Hơn nữa trẻ mầm non học bằng chơi ,học bằng các giác quan ,bằng thử nghiệm ,bằng thực hành ,tương tác chia sẻ kinh nghiệm ,bằng tư duy suy luận .Trẻ thích khám phá những điều mới lạ xunh quanh .Vì vậy khi tổ chức các  hoạt động giáo dục nói chung ,hoạt động kể chuyện sáng tạo nói riêng ,giáo viên cần tạo nhiều cơ hội ,khuyến khích trẻ học tự nhiên ,tích cực ,tự tin và thoải mái khi tham gia vào các trải nghiệm ,tạo mọi cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ.

     Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Do vậy là giáo viên mầm non tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra đề tài “Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi  ở trường mầm non Lĩnh Nam thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo”.

     2. Mục đích nghiên cứu:

- Thực trạng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo  ở trường mầm non thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo “Một  số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi  ở trường mầm non Lĩnh Nam thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo”.

- Đề xuất một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ mạch lạc  cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi  ở trường mầm non thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Từ đó giúp cho chất lượng của hoạt động này được nâng lên.

     3. Đối tượng nghiên cứu:

     - Kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ở trường mầm non Lĩnh Nam thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.

     4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

     - Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non Lĩnh Nam.

     5. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát sư phạm.

            Phương pháp dùng lời.

            Phương pháp trực quan.

            Phương pháp tìm tòi sáng tạo.

            Phương pháp thực hành trải nghiệm.

     6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

- Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non Lĩnh Nam. Năm học 2018- 2019.

- Thời gian 8 tháng [Bắt đầu từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2019]

                                                                         B. GIẢI QUYẾT  VẤN ĐỀ

1. Những nội dung lí luận:

- Hình thức tổ chức dạy học trong giáo dục mầm non là tổng  hợp các cách thức hoạt động của giáo viên và trẻ. Dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên, trẻ tự giác, tích cực tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và nhiều thói quen tốt để hình thành một nhân cách phát triển toàn diện nhất. Hình thức tổ chức dạy học trong giáo dục mầm non chịu sự chi phối mạnh mẽ của mục đích, nhiệm vụ, nội dung, đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của trẻ mầm non.

Trẻ mẫu giáo sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việctích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ cũa trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển.

Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic được thể hiện trong hình nói tương ứng [lời nói kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan].

Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp,kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Lĩnh Nam thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo ” nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non hiện nay. Đối với  hoạt động  này  kể chuyện sáng tạo nhóm góp phần quan trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ và  tạo nên một giờ học vui vẻ và bổ ích.

2. Thực trạng vấn đề.

*Đặc điểm tình hình:

Trường mầm non của chúng tôi năm nay vui mừng được đón nhận ngôi trường mới rất đẹp ,khang trang và  rộng rãi với đầy đủ các trang thiết bị dạy và học . Trường nhiều  năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động  tiên tiến cấp quận . Trường có khung cảnh sư phạm đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”

Năm học 2018 - 2019 nhà trường phân công tôi  phụ trách lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi với  1 giáo viên có trình độ đại học sư phạm mầm non.

Bản thân đã tốt nghiệp Đại học sư phạm chuyên ngành mầm non nhiều năm. Tôi đã có 15 năm kinh nghiệm công tác, đã tham gia thi giáo viên dạy giỏi quận và đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở .

Lớp luôn trang trí phù với các sự kiện, môi trường đẹp, gần gũi, hấp dẫn trẻ với sĩ số là 34 cháu.

Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số thuận lợi và khó khăn sau:

2.1. Thuận lợi:

Lớp học được nhà trường đầu tư  đầy đủ về đồ dùng, đồ chơi phù hợp với độ tuổi và theo chủ đề đặc biệt là môn học văn học .

Bản thân là giáo viên lâu năm lại nhiệt tình, yêu nghề tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm,sử dụng thành thạo công nghệ thông tin vào giảng dạy .

Các giáo viên trong lớp phối hợp nhịp nhàng và làm rất nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ học và chơi.

Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

Đặc biệt được sự quan tâm của phòng giáo dục và đào tạo quận Hoàng Mai và ban giám hiệu nhà trường .Phòng giáo dục quận Hoàng Mai và ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ và bồi dưỡng về chuyên môn, đặc biệt chú trọng nâng cao các điều kiện về tài liệu chuyên môn cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục theo hướng hiện đại, tạo điều kiện cho giáo viên an tâm sáng tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ .

2.2. Khó khăn:

Phụ huynh làm nghề tự do, một số làm lao động phổ thông, làm nông nghiệp và một số ở tầng lớp trí thức nên nhận thức của một số phụ huynh về vấn đề giáo dục nhận thức cho trẻ là không đồng đều và còn hạn chế.

Bố mẹ không có thời gian trò chuyện với con, cho con cơ hội được tự nói lên ý kiến của mình, trẻ thường bị áp đặt theo ý của người lớn.

Một số trẻ  còn nói ngọng, còn nhút nhát ngại tiếp xúc với bạn bè, một số trẻ lần đầu tiên được đến trường nên chưa hòa đồng được với bạn bè trong lớp.

Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và thấy mình phải quan tâm hơn nữa vấn đề tìm ra các kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.

Bảng khảo sát đánh giá trẻ đầu năm:

STT

Nội dung khảo sát

Đạt

 Chưa đạt

Tổng số

Tỉ lệ %

Tổng số

Tỉ lệ %

1

Khả năng ghi nhớ

20/34

59%

14/34

41%

2

Chú ý có chủ định

18/34

53%

16/34

47%

3

Tính tự tin trong giao tiếp

16/34

47%

18/34

53%

4

Kĩ năng hợp tác cho trẻ

20/34

59%

14/34

41%

5

Trí tưởng tượng ,khả năng phán đoán tình huống .

20/34

59%

14/34

41%

6

Trẻ hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo .

15/34

44%

19/34

56%

7

Biết kể chuyện sáng tạo

13/34

38%

21/34

62%

 8

Ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc

20/34

59%

14/34

41%

3. Các biện pháp đã tiến hành:

3.1.Biện pháp 1: Xây dựng ngân hàng nội dung ,hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tu ổi  hoạt động kể chuyện sáng tạo :

Tổ chức cho trẻ hoạt động kể chuyện sáng tạo  là một hoạt động vô cùng quan trọng ở trường mầm non. Hoạt động này được đổi mới đồng bộ tất cả về mặt nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức.

Sau đây là bảng gợi ý xây dựng ngân hàng nội dung ,hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ  khối mẫu giáo lớn

              MỤC TIÊU

THỜI GIAN

NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG

1.Nghe hiểu lời nói

  

1.1 :Thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể ,ví dụ” các bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái H đứng sang bên phải ,các bạn có tên bắt đầu bằng chữ D đứng sang bên trái ”

Tháng 9,10

*Thơ :

- Bàn tay cô giáo ,ước mơ của Tý ,Bé học toán ,Gà học chữ ,Trăng ơi từ đâu tới ...

*Truyện :

-Thỏ trắng biết lỗi ,Món quà của cô giáo Mèo con và quyển sách, cô bé hoa hồng

*Đồng dao ,ca dao :

-Thằng Bờm ,chú Cuội

-Rềnh rềnh ràng ràng ,đi cầu đi quán ...

*Làm quen chữ cái :

-Làm quen chữ cái : o,ô,ơ; a,ă,â.

-Trò chơi ôn luyện các chữ cái .

*Hoạt động khác :

-Làm theo các yêu cầu ,chỉ dẫn của giáo viên trong các hoạt động sinh hoạt .Giáo  viên đưa ra các câu hỏi trong các hoạt động …

-Phát hiện tình tiết sai trong chuyện.

-Lắng nghe và gọi tên âm thanh thiên nhiên trong cuộc sống ...

-Kể chuyện sáng tạo :

+Nghĩ kết cho câu chuyện

+Nghĩ tình tiết cho câu chuyện

+Kể sáng tạo về đồ vật ,con vật ..

+Kể chuyện theo tranh

+Kể chuyện theo tình huống

+Kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ ,theo cách của trẻ .

-Tạo cho trẻ thói quen đọc sách ,đọc truyện vào một thời kỳ nhất định trong ngày [Đọc sách ,truyện cho trẻ trước khi ngủ trưa ]

-Giới thiệu cho trẻ về cuốn sách truyện mới .

-Trò chuyện về cách gữi gìn sách ,truyện  

-Phân biệt phần mở đầu và kết thúc của sách truyện .

-“Đọc “truyện qua các tranh vẽ

-Làm sách truyện tự tạo

-Trò chuyện và dạy trẻ nhận biết các ký hiệu thông thường trong cuộc sống ,biển chỉ dẫn ...

-Nhận biết các chữ cái trong thẻ tên ,nhận dạng tập phát âm chữ cái trong thẻ tên .

-Trò chơi :Nghe tiếng nói đoán tâm trạng ,làm theo chỉ dẫn

1.2 Hiểu nghĩa từ khái quát :Phương tiện giao thông ,động vật ,thực vật ,đồ dùng [đồ dùng gia đình , ...]

Cả năm

1.3 .Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại .

Cả năm .

2.Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày :

 

2.1 Kể rõ ràng ,có trình tự về sự việc ,hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được .

Cả năm

2.8.Sử dụng các từ :Cảm ơn ,xin lỗi ,xin phép ,dạ, vâng ...phù hợp với tình huống .

Tháng 9,10,11

2.9.Điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh ...

Cả năm

3.Làm quen với việc đọc viết

 

3.1.Chọn sách ,truyện để “đọc “ và xem

Tháng 9,10,11

3.2 .Kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân

Tháng 9,10,2,4.

3.3. .Biết cách đọc sách ,đọc truyện từ trái sang phải ,từ trên xuống dưới ,từ đầu câu chuyện đế cuối truyện .

 

3.4 Nhận ra kí hiệu thông thường :Nhà vệ sinh ,nơi nguy hiểm ,lối ra ,cấm lửa ,biển báo giao thông

Tháng 9,10

3.5.Nhận dạng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt .

Cả năm

3.6.Tô và đồ chữ ,sao chép một số kí hiệu ,chữ cái ,tên của mình

Cả năm

3.2. Biện pháp 2: Phương tiện ,đồ dùng ,học liệu ,môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo :

Hoạt động kể chuyện là một hoạt động rất hấp dẫn đối với trẻ. Việc tìm phương tiện, đồ dùng, học liệu và tạo môi trường ngôn ngữ đa dạng, sinh động, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ, phù hợp với độ tuổi là vô cùng cần thiết. Tận dụng không gian, vị trí hợp lý để tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt phải an toàn cho trẻ. Sắp xếp các đồ vật trong và ngoài lớp học cần giúp trẻ có hứng thú, tích cực trải nghiêm và sáng tạo. Khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào tạo ra đồ dùng, đồ chơi và trẻ được tham gia vào việc sắp xếp môi trường hoạt động.

* Phương tiện, đồ dùng, học liệu

Giáo viên cần tăng cường sử dụng vật thật các vật liệu gần gũi trong cuộc sống của trẻ .Khai thác nguồn công nghệ thông tin, sách, truyện, tài liệu cho trẻ hoạt động phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Cần tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn, sáng tạo, có ý tưởng sử dụng đồ vật sẵn trong môi trường lớp và trong cuộc sống của trẻ thực hành trải nghiệm. Giáo viên cần khuyến kích trẻ làm ra đồ dùng, học liệu để phục vụ cho các con hoạt động phát triển ngôn ngữ đạt hiệu quả tốt.

* Môi trường trong lớp

Hiện nay, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày. Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh chữ to tôi còn đi sâu làm một số đồ dung trực quan cho trẻ hoạt động như: một số con rối dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình

Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻ hoạt động theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể

* Môi trường ngoài lớp

- Bên cạnh đó trong giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tận dụng những bức tranh tường ở trong trường bằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về những bức tranh đó hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau kể chuyện về các con vật đó, hình thức này đã giúp trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt.

Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùngquan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo.

  3.3. Biện pháp 3:Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo :

Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.

Khi dạy trẻ sáng tạo tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập truyện tranh sưu tầm bằng cách đọc kể cho trẻ nghe ở các giờ đón, giờ trả trẻ và  giờ chơi hàng ngày. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo.

Ví dụ: Gà con  xinh đẹp đáng yêu, sói già gian ác, bà tiên ông bụt thì tốt bụng còn phù thuỷ thì độc ác. giữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác Tôi dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, theo thời gian thực hiện một tuần hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác, các trò chơi để củng cố và khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ.

Sau đây là một số cách dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan.

- Dạy trẻ sử dụng rối tay: dạy trẻ sử dụng từng con một, kết hợp với lời nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại.

- Dạy trẻ ghép tranh kể chuyện: chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành một dải câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua các nhân vật trong tranh.

- Dạy trẻ ghép các nhân vật kể chuyện: chọn những nhân vật mà trẻ thích, sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ.

- Dạy trẻ kể chuyện bằng sa bàn: chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn. Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể đi theo nhân vật sử dụng. Qua cách dạy trẻ tôi đã tiến hành tổ chức một giờ hoạt động có chủ đích kể chuyện sáng tạo như sau:

* Bước 1: Hát bài “ Gà trống mèo con và cún con”.Hỏi trẻ trong bài hát có những con vật gì?

*Bước 2: Nghe cô kể mẫu chuyện sáng tạo của cô, cô sử dụng rối kể 1 lần. Đàm thoại với trẻ về câu chuyện của cô [tên nhân vật, đặc điểm nhân vật, đặt tên cho câu chuyện].

*Bước 3: Trẻ đi chọn đồ dùng trực quan mà trẻ yêu thích. Cô gợi mở ý tưởng cho trẻ bằng cách mượn một con vật mà trẻ đã chọn và kể ngắn gọn vài câu để trẻ biết cách kể chuyện sáng tạo.

*Bước 4: Trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhóm, cá nhân. Cô cho trẻ đánh giá và nhận xét câu chuyện của bạn kể. Theo dõi cách sử dụng đồ dùng trực quan của trẻ để cô góp ý nhận xét.

Qua cách làm này, bước đầu tôi đã thành công trong việc thực hiện dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, giúp trẻ linh hoạt sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc, có kỹ năng tổng hợp về “ mắt nhìn, miệng nói, tai nghe, tay sử dụng”.

Sau đây là một số câu chuyện của trẻ khi thực hiện kể chuyện sáng tạo.

-Câu chuyện thứ nhất “ Đôi bạn  ” tác giả cháu Minh Đức  và Gia Bảo với đồ dùng là một  con Gà ,một con Vịt  được các cháu tự nặn ,các cháu  thể hiện như sau:

+Có một bạn gà thường hay dậy sớm đi học .

+Bạn Gà chơi thân với bạn Vịt .

+Sáng thứ hai đầu tuần  bạn Gà dậy từ rất sớm và sang nhà bạn Vịt

+Bạn Vịt ơi dậy đi học thôi ?Nhưng Vịt con buồn ngủ nên bảo Gà con đi học trước .

+Thôi dậy đi học đi bạn ơi ? ở trường  cô giáo dạy chúng mình hát ,đọc thơ và cả đọc chữ nữa đấy ?

+Thế bạn cứ đi trước đi ,mình đi sau

+Thôi dạy đi học luôn đi không muộn rồi Vịt ơi ?

+Và cuối cùng Vịt con cũng chịu dạy đi học .Và thế là bạn Gà và bạn Vịt vui vẻ đến trường …

- Câu chuyện  thứ 2: “Bác  Rùa tốt bụng” của cháu Minh Quân , Gia Bảo và Bảo Châm . Đồ dùng  là con cá trê, cá bống và bác Rùa từ sản phẩm cắt dán của trẻ bồi bìa cứng và làm rối tay, câu chuyện được các bé thể hiện rất sáng tạo .

Ở câu chuyện này ba cháu sử dụng rối rất tốt. Các cháu đã biết kết hợp với nhau sử dụng các nhân vật phù hợp ăn khớp với lời kể. Ngôn ngữ của các cháu được thể hiện một cách rất tự nhiên và phong phú.

3.4.Biện pháp 4 :Lồng ghép các môn học khi dạy trẻ kể chuyện :

Với lời kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe, nhưng biết tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện.

* Câu đố, những bài đồng dao, ca dao :

Ví   dụ:   Bài   thơ   “Mèo đi câu cá ”   “Tình bạn ”,   “Bập bênh ”….hoặc cho trẻ đọc thuộc các câu đố về con chó, mèo, lợn, cá, gà…hay một số bài đồng dao, ca dao “Chú Cuội ”, “Đi cầu đi quán”….

*Âm nhạc: là môn bổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “Chú ếch con ”, “Con chim Vành Khuyên ”, “Đố bạn ”, “”…giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện.

*Trò chơi :là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần củng cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Tôi cho trẻ chơi một số trò chơi ở dạng động như trò chơi: Mèo và chim sẻ, gà gáy vịt kêu, trời nắng trời mưa, cáo và thỏ…

*Tạo hình :là môn học được lồng ghép nhiều giúp trẻ kể chuyện sáng tạo .Như từ những bài vẽ của trẻ ,trẻ có thể kể thành những câu chuyện sáng tạo của mình dưới sự gợi ý ,hướng dẫn của cô giáo .

Hay từ những viên đất nặn hoặc những tấm bìa màu trẻ nặn ,xé dán thành những nhân vật nghộ nghĩnh ,đáng yêu .Từ đó cùng với cô giáo hướng dẫn và các bạn trẻ có thể kể thành những câu chuyện sáng tạo hấp dẫn .

Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn. Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy vào giờ đón trả trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Việc tích hợp các môn học khác cô giáo phải linh hoạt, lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất.

3.5 Biện pháp 5: Tạo tình huống và kích thích trẻ giải quyết tình huống khi kể chuyện sáng tạo :

Ở tuổi mầm non, trẻ có đặc điểm là chóng nhớ nhưng cũng rất mau quên nên chúng ta không thể yêu cầu trẻ “học suông”, học “lý thuyết” và nhớ những điều “sách vở” được. Nhất là những kiến thức về các hoạt động  kể chuyện sáng tạo cho trẻ thì càng cần thiết phải được biến thành kỹ năng để giúp trẻ nhận biết và giải quyết những vấn đề một cách triệt để . Trẻ cần tìm hiểu, ghi nhớ, học hỏi thông qua chính quá trình tự mình trải nghiệm . Để làm được điều đó người giáo viên cần phải chú ý tận dụng các tình huống nảy sinh trong sinh hoạt hàng ngày để đưa vào giáo dục trẻ. Nhưng nếu chỉ “trông chờ” vào các tình huống tự nảy sinh thì giáo viên sẽ luôn bị động, thêm vào đó khó triển khai hết được các nội dung muốn dạy trẻ vì vậy tôi cho rằng nên tạo thêm các tình huống để giáo dục trẻ. Với suy nghĩ đó, tôi luôn có ý thức tìm tòi sáng tạo hoặc sưu tầm và đưa ra các tình huống để áp dụng vào dạy trẻ.

Trong cuộc sống của trẻ có rất nhiều tình huống xảy ra yêu cầu trẻ phải có kỹ năng phát hiện và giải quyết. Đó cũng chính là phương thức để trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người. Vì thế, khi tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo  trước hết cần tạo ra nhiều tình huống để trẻ có cơ hội được trao đổi, thảo luận với nhau.

Giáo viên chấp nhận sự lộn xộn trong quá trình tìm hiểu ,trải nghiệm và sáng tạo ra các sản phẩm .Cho phép mắc lỗi ,không nên cho trẻ cảm thấy sợ khi thử trải nghiệm điều gì mới .Khi trẻ thất bại cần ,cần được động viên để thử lại và được khen gợi cho sự nỗ lực .

VD: Trong tháng 9  có câu chuyện “Món quà của cô giáo “. Tôi đã đặt ra cho trẻ tình huống  là “Nếu như bạn Gấu xù không nhận lỗi thì điều gì sẽ sảy ra ” và đặt ra câu hỏi cho các nhóm “Theo các con vì sao Gấu xù làm bạn Mèo Khoang ngã ? Trong trường hợp này bạn nào có lỗi ? Vì sao con thích bạn Gấu Xù ?”. Tình huống đặt ra cho các nhóm là phải suy nghĩ để nói được nếu Gấu xù không nhận lỗi thì cô giáo Hươu Sao sẽ giải quyết như thế nào ? Từng thành viên trong nhóm phải nói được mình thích nhân vật nào trong chuyện ? Và giải thích được vì sao lại thích  nhân vật đó ?

Tổ chức cho trẻ kể truyện sáng tạo  là một hình thức nêu tình huống và giải quyết tình huống có vấn đề. Đó là cơ hội trẻ sử dụng các quá trình tâm lý, các giác quan để tìm hiểu, khám phá kiểm tra những hiểu biết của mình, phát triển kỹ năng nhận thức, từ đó hình thành những hành vi phù hợp với đối tượng và các quá trình tâm lý. Để tạo ra tình huống nhận thức tôi còn sử dụng các biện pháp sau:

- Thủ thuật: “ô cửa bí mật ”, “Hộp quà kỳ diệu”… sử dụng các thủ thuật nhằm tạo tình huống bí mật, kích thích tính tò mò muốn khám phá đối tượng.

- Chuyện kể sáng tạo: Giáo viên dựa vào đối tượng, nhiệm vụ cho trẻ thảo luận nhóm sáng tạo những câu chuyện mới thu hút trẻ vào bài học.

- Sử dụng hệ thống câu hỏi trực tiếp: Khi sử dụng câu hỏi để tạo tình huống có vấn đề thì câu hỏi đó phải đem lại cho trẻ một sự thắc mắc, tò mò và muốn tìm hiểu đối tượng, câu hỏi phải kích thích tư duy của trẻ, từ một câu hỏi nhưng yêu cầu trẻ giải quyết nhiều nhiệm vụ.

Ví dụ: “Khi bị lạc trong siêu thị thì các con sẽ làm gì ?”.Câu hỏi này yêu cầu trẻ giải quyết các nhiệm vụ như: Khi bị lạc có được kêu khóc không ?Trong siêu thị ai đáng tin cậy , ?Cần nhanh chóng đến gặp ai để được giúp đỡ ?

3.6.Biện pháp 6: Thường xuyên rèn luyện kỹ năng kể chuyện sáng tạo theo  nhóm cho trẻ:

Việc tổ chức các hoạt động ở trường mầm non nói chung và tổ chức cho trẻ học hoạt động kể chuyện sáng tạo  nói riêng được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó việc tổ chức cho trẻ thảo luận nhóm cũng phải được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm để phục vụ tốt hơn cho hoạt động kể chuyện sáng tạo  và các tiết học khác.

Có rất nhiều hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động thảo luận nhóm sau đây tôi xin đưa ra một số hình thức cơ bản thường tổ chức ở các trường mầm non như sau:

Hoạt động có chủ đích của trẻ ở trường mầm non đó là các tiết học, với những đặc trưng của tiết học giáo viên có thể sử dụng các bước của quy trình thảo luận nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học hoạt động  kể chuyện sáng tạo áp dụng vào các môn học khác để giúp trẻ hình thành những kỹ năng cơ bản nhất của hoạt động kể chuyện sáng tạo .

Tăng cường tổ chức hoạt động nhóm :Tạo cho trẻ việc làm theo cặp hoặc nhóm lớn ,nhóm nhỏ ,trẻ có nhiều cơ hội học hỏi lẫn nhau ,đàm phán với bạn ,học cách lựa chọn giải quyết vấn đề cùng nhau ,hoạt động nhóm sẽ cho giáo viên quan sát trẻ ở các môi trường khác nhau .

Chia nhóm ,tạo nhóm nên linh hoạt :Dựa trên sự lựa chọn của trẻ ,mong muốn cùng chung nhu cầu hoặc yêu cầu ,sở thích ,hứng thú .Dựa trên sự lựa chọn của giáo viên mong muốn nhóm trẻ cần hợp tác để giải quyết nhiệm vụ ,yêu cầu ,tạo thói quen làm việc cho trẻ .Để nhóm trẻ hoạt động hiệu quả ,giáo viên cần làm việc với mỗi nhóm nhỏ để đảm bảo trẻ có thể thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập .

VD:   Hoặc trong chuyện “Cây rau của thỏ út ” tôi cho trẻ sử dụng bộ đồ chơi sáng tạo là “Hộp quà kì diệu” tôi cho đại diện của nhóm lên bấm đèn chọn bức tranh có nội dung câu chuyện và nhóm đó phải kể lại chuyện tương ứng với bức tranh

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non nên nó có ý nghĩa lớn đối với hoạt động kể chuyện sáng tạo . Khi tổ chức cho trẻ chơi giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức thi đua, chơi cùng nhau, chơi cạnh nhau, nhóm này giao lưu liên kết với các nhóm khác…cho trẻ cùng nhau thảo luận để tìm ra nội dung chơi, chủ đề chơi, luật chơi, cách chơi phù hợp với nhiệm vụ.

Hoạt động ngoài trời: Khi tổ chức cho trẻ quan sát giáo viên sử dụng hình thức quan sát theo nhóm, tôi tổ chức cho trẻ quan sát cùng một đề tài, nhưng mỗi nhóm quan sát một bộ phận khác nhau sau đó giáo viên cho trẻ trình bày những gì mình vừa được quan sát, được nhìn . Như thế trẻ không chỉ được nghe các bạn nói mà trẻ còn được nhìn thấy sự vật thật từ đó sẽ hình thành biểu tượng chính xác hơn về sự vật hiện tượng.

3.7. Biện pháp 7: Đổi mới trong cách kiểm tra đánh giá ,nhận xét trẻ khi kể chuyện sáng tạo :

Đổi mới trong cách kiểm tra đánh giá trẻ là một hình thức kích thích trẻ được tham gia vào việc nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm khi giải quyết các yêu cầu đưa ra của giáo viên. Mà trước đây giáo viên thường đưa ra luôn nhận xét của mình đối với câu trả lời của trẻ, hình thức này làm trẻ nhàm chán không tập trung vào những lời nhận xét của cô giáo. Qua việc đổi mới cách kiểm tra nhận xét trẻ khi thảo luận nhóm giáo viên đã rèn cho trẻ một số kỹ năng sống như kỹ năng hợp tác chia sẻ, kỹ năng giúp đỡ bạn….

Ngoài ra việc kích thích trẻ kiểm tra, đánh giá việc giải quyết các nội dung thảo luận sẽ giúp trẻ chia sẻ thông tin, học được các kiến thức từ bạn, nắm được các nội dung của bài học. Không những vậy việc trẻ tham gia kiểm tra, đánh giá nội dung thảo luận rèn luyện cho trẻ ý thức trách nhiệm trước tập thể, thói quen mạnh dạn, tự tin, việc  kể chuyện sáng tạo sẽ động viên được nhiều trẻ tham gia đóng góp ý kiến, kể cả những trẻ hay e thẹn, nhút nhát.

Sau đó tôi tổ chức cho trẻ trình bày kết quả thảo luận bằng hai cách: Trẻ đại diện nhóm trả lời hoặc cô sử dụng câu hỏi gợi ý để cả nhóm cùng trình bày kết quả thảo luận. Sau khi trẻ trả lời xong cô mời những ý kiến nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn bằng cách đưa ra yếu tố thi đua: “Ai nhanh tay sẽ được nhận phần thưởng”, “Những ý kiến đóng góp đều nhận được quà từ ban tổ chức”. Cô sử dụng hệ thống câu hỏi: “Nhóm bạn trả lời như thế nào?”, “Ai có ý kiến khác không?”, “Đội nào nói được nhiều nhất?”, “Bạn nào có thể bổ sung để có câu trả lời đầy đủ nhất nào?”…

3.8. Biện pháp 8: Gợi ý một số hình thức tổ chức  kể truyện sáng tạo :

Giáo viên cần lựa chọn hình thức tổ chức kể chuyện sáng tạo phù hợp với khả năng của trẻ ,tránh quá sức với trẻ có như vậy trẻ mới hứng thú tham gia hoạt động và đạt kết quả tốt nhất .

Sau đây là gợi ý một số hình thức tổ chức kể chuyện sáng tạo cho trẻ :

1.Tập đặt tên cho truyện được nghe :

-Cô giáo kể chuyện cho trẻ nghe 2-3 lần  không giới thiệu  tên truyện .Đàm thoại và dẫn dắt trẻ đặt tên cho câu truyện : Trong truyện có ai?Bạn đang làm gì ?Con thích nhất ai trong truyện ?Theo con câu chuyện tên là gì ? Cô giáo ghi lại tên truyện do trẻ đặt và đọc lại cho cả lớp nghe .Sau đó cô nhận xét ,động viên và khen gợi trẻ .

2.Kể chuyện theo đồ chơi “đồ vật ,cây cối ” ?

-Giáo viên lựa chọn một số đồ chơi ,đồ vật đẹp gần gũi ,có liên quan đến nhau ,hấp dẫn ,lôi cuốn trẻ .Cô giáo trò chuyện đàm thoại gợi hỏi trẻ quan sát đặc điểm nổi bật của đồ chơi,ý tưởng kể ,nội dung câu chuyện kể ,mối quan hệ giữa các nhân vật .Tổ chức lần đầu trẻ chưa quen cô có thể kể chuyện mẫu cho trẻ nghe một câu chuyện khác ,cho trẻ kể truyện với đồ chơi .Nếu trẻ  gặp khó khăn khi đặt lời kể ,cô giáo  gợi hỏi trẻ ,cho trẻ  đặt tên câu chuyện của mình .

VD : Hai chú thỏ con đang  đi thì nhìn thấy gì ?Chuyện gì sẽ xảy ra ?Cuối cùng như thế nào ?,tên câu chuyện là gì ?

3.Kể chuyện theo tranh tìm sự nối tiếp :

Cô giáo có thể cho trẻ sưu tầm tranh từ sách, báo ,truyện đọc ,tranh dân gian …hình ảnh và nội dung rõ ràng có 2-4 nhân vật với các hành động ,tình huống gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ .Với mẫu giáo lớn :3-5 tranh hoặc tranh liên hoàn .

Tùy theo từng lứa tuổi mà giáo viên hướng dẫn cho phù hợp :Thu hút ,lôi cuốn trẻ hứng thú ,chú ý vào các bức tranh ,khơi gợi những hiểu biết ,vốn từ có liên quan đến bức tranh gợi hỏi trẻ mô tả :Tranh vẽ gì ? Bạn Vịt đang làm gì ? ?Vịt thấy thế nào khi Thỏ bị rơi xuống nước ?

Đối với tranh liên hoàn nên sử dụng các câu hỏi kích thích trí tò mò ,tưởng tượng ,suy đoán của trẻ .Có mấy tranh ,các tranh có nội dung gì ?Theo con sắp xếp các bức tranh này như thế nào ?Vì sao ?Con hãy kể câu chuyện và đặt tên .

Tùy nội dung và khả năng của trẻ cô có thể dạy trẻ các từ nối câu và mở rộng thành phần câu của trẻ [3 cấp độ ,mỗi cấp độ khác nhau ]

Sau đó giáo viên nhận xét đánh giá : Giáo viên cho trẻ nêu cảm nhận của mình về câu chuyện của bạn .”Con thích câu chuyện của bạn nào ?Vì sao ?”Saukhi cho trẻ kể chuyện ,giáo viên để bức tranh ở góc văn học để nhiều trẻ có cơ hội được kể .Tổ chức hoạt động góc ,hoạt động chiều .

4. Kể chuyện theo kinh nghiệm [theo tình huống ]:

-Giáo viên chọn một tình huống ,sự kiện gần gũi mà trẻ đã chứng kiến để kể  chuyện trò chuyện với trẻ về tình huống đó .

Ví dụ : Tình huống một bạn vứt rác ra sân trường ,em bé đang khóc một mình ,hai bạn tranh giành đồ chơi của nhau …

-Giáo viên khơi gợi những tình tiết liên quan đến tình huống như tên gọi ,đặc điểm ,hành động của nhân vật ,nơi xảy ra …giúp trẻ biểu đạt hiểu biết ,suy nghĩ của mình về câu chuyện định kể .

5.Kể chuyện nối tiếp theo chuyện kể của cô :

-Giáo viên kể cho trẻ nghe một đoạn truyện hoặc sử dụng tình huống chơi ,tình huống mới lạ ,hấp dẫn trẻ đến chỗ thắt nút câu chuyện cần được giải quyết dừng lại và hỏi trẻ :Câu chuyện tiếp theo sẽ như thế nào ?Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo ? Điều gì sẽ đến ?Cuối cùng sẽ như thế nào ?...[tình huống đặt ra có nhiều cách giải quyết khác nhau ].Cô cho trẻ một khoảng thời gian để trẻ suy nghĩ ,cô trò chuyện đàm thoại ,đưa ra câu hỏi gợi mở hỏi trẻ kích thích ,trẻ sáng tạo .Cô giúp trẻ suy nghĩ về bố cục câu chuyện ,giúp trẻ hình dung ra cách kể nối tiếp đoạn kể trước một cách logic .Khuyến khích trẻ kể nối tiếp và kết thúc truyện theo nhiều cách khác nhau .Nhận xét đánh giá về : Hành động ,hành vi của nhân vật ,sự hợp lý của nội dung câu chuyện ,các câu nói đúng nói hay của trẻ …Khuyến kích trẻ đưa ra nhận xét về câu chuyện mà bạn vừa kể .

  6.Nghĩ kết cho câu chuyện :

Giáo viên kể cho trẻ nghe đến hết đoạn diễn biến câu chuyện ,cô dừng lại để hỏi trẻ :Cuối cùng sẽ như thế nào ?Kết thúc câu chuyện ra sao ?Cô cho trẻ một khoảng thời gian để suy nghĩ ,cô trò chuyện ,đàm thoại ,đưa ra câu hỏi gợi mở hỏi trẻ kích thích sáng tạo .Khuyến khích trẻ đưa ra các nhận xét về cái kết câu chuyện mà bạn kể.

  7.Kể lại 1 sự vật, 1 sự việc, 1 buổi tham quan :

Cùng trẻ lựa chọn chủ đề, giúp trẻ đưa ra tên câu chuyện sắp kể: Cháu nhớ kỉ niệm nào nhất? Hay một chuyến đi chơi ở đâu mà cháu thích nhất? Cháu có thể kể cho cô và các bạn cùng nghe được không ? Gợi hỏi trẻ nhớ lại: Cháu định kể về nội dung gì? Cháu đi chơi cùng ai? Vào lúc nào? Trên đường đi cháu gặp ai không? Đến đấy cháu nhìn thấy những gì? Điều gì đã xẩy ra … Cô giúp trẻ:

 + Nhớ lại câu chuyện theo một trình tự

  + Dạy trẻ mô tả bằng lời

   + Giúp trẻ thể hiện thái độ, tình cảm của mình vào câu chuyện

Theo con mở đầu câu chuyện sẽ như thế nào? Diễn biến câu chuyện sẽ ra sao? Kết thúc câu chuyện như thế nào?

8. Kể chuyện theo sơ đồ :

Kể chuyện theo sơ đồ hay còn được gọi là kể chuyện theo dàn ý. Nhưng dàn ý ở đây không phải bằng lời mà bằng những hình ảnh trực quan [ có thể là tranh, ảnh, hoặc ký hiệu tượng trưng ] chính trẻ tự xây dựng lên sơ đồ cho câu chuyện mình sẽ kể, rất thích hợp với trẻ và nó sẽ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động kể chuyện, làm phát triển tư duy lôgic ở trẻ.

9. Kể chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ/ kể chuyện tự do [Đây là kể chuyện sáng tạo khó nhất đối với trẻ]

Giáo viên cần tạo cho trẻ hứng thú vào hoạt động kể chuyện. Cùng trẻ lựa chọn chủ đề, giúp trẻ đưa ra tên truyện, cùng bàn  các nhân vật, các tình huống c

  + Giúp trẻ xây dựng ý tưởng, nội dung câu chuyện

   + Xây dựng bố cục, dàn ý, diễn biến câu chuyện

   + Giúp trẻ thể hiện thái độ, tình cảm của mình vào câu chuyện.

   + Giúp trẻ khái quát lại nội dung câu chuyện.

Theo con mở đầu câu chuyện sẽ như thế nào? Diễn biến câu chuyện sẽ ra sao? Kết thúc câu chuyện như thế nào?

4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:

Sau khi áp dụng các biện pháp trên trẻ đã đạt được kết  quả như sau:

STT

Nội dung khảo sát

Đạt

 Chưa đạt

Tổng số

Tỉ lệ %

Tổng số

Tỉ lệ %

1

Khả năng ghi nhớ

31/34

91%

3/34

9%

2

Chú ý có chủ định

32/34

 94%

2/34

6%

3

Tính tự tin trong giao tiếp

 30/34

88%

4/34

12%

4

Kĩ năng hợp tác cho trẻ

32/34

94%

2/34

6%

5

Trí tưởng tượng ,khả năng phán đoán tình huống

 30/34

88%

4/34

12%

6

Trẻ hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo .

34/34

100%

      0

100%

7

Biết kể chuyện sáng tạo

30/34

88%

4/34

12%

   8

Ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc.

31/34

91%

3/34

9 %

* Đối với trẻ:

Bằng các trò chơi, các thủ thuật gây hứng thú kết hợp với các đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung bài dạy, các hoạt động cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua kể chuyện sáng tạo đã kích thích trẻ hứng thú, sôi nổi học tập. Trẻ được trực tiếp tranh luận, đưa ra ý kiến nhận xét của riêng mình cho các bạn trong nhóm cùng nghe. Trẻ được nhận biết ,trải nghiệm ,luyện tập các kỹ năng thông qua các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi trong chế độ sinh hoạt hàng  ngày như : Hoạt động học ,hoạt động vui chơi,hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt hàng  ngày ,bằng nhiều hình thức khác nhau :Nghe ,nói “viết ,vẽ ,mô tả  ,mô phỏng ,làm mô hình ,sơ đồ ,làm sách ,bộc lộ cảm xúc thông qua nét mặt ,cử chỉ ,điệu bộ.

Trẻ được thỏa sức sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện để bộc lộ những hiểu biết của bản thân về thế giới xung quanh ,tái hiện lại các mối quan hệ trong xã hội thông qua các hoạt động :trao đổi chia sẻ vẽ … Đầu năm học một số trẻ lớp tôi còn rất nhút nhát ,không dám thể hiện trước cô và các bạn  như cháu Gia Bảo ,Tiến Minh ,Diễm My  , một số trẻ khác hay nói ngọng, nói còn ấp úng như cháu: Trà Giang ,Minh Anh ,Đức Huy . Nhưng đến cuối năm các cháu đó rất mạnh dạn, không còn trẻ nói ngọng nữa, trẻ nói rõ ràng mạch lạc. Trẻ hứng thú ,tích cực trao đổi sử dụng ngôn ngữ để thể hiện tư duy ,mô phỏng hành động của nhân vật ... Sau mỗi hoạt động tôi thường nghe trẻ nói chuyện với nhau “Hôm nay tớ thấy  nhóm mình chơi vui nhỉ, có trẻ khác lại nói hôm nay chúng mình được học thích nhỉ,hay ngày mai nhóm tớ sẽ cố gắng chơi giỏi hơn, nhanh hơn để được cô và các bạn khen ngày nào tớ cũng đòi bố mẹ cho đi học để được chơi với cô và các bạn”.

* Đối với giáo viên:

Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi đã có kiến thức về việc sử dụng các hình thức dạy học để áp dụng vào dạy trẻ. Điều đó càng giúp tôi yên tâm phấn khởi và tích cực hơn nữa trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong ngày cho trẻ. Các cô giáo trong lớp tôi đều rất tích cực tìm tòi và đưa ra nhiều hình thức dạy học phong phú để giúp trẻ tiếp tục phát triển ngôn ngữ mạch lạc một cách hiệu quả nhất, đặc biệt tiết học không còn khô cứng nữa mà là một giờ chơi mà học, học mà chơi.

* Đối với phụ huynh:

Phụ huynh thật sự thấy tin tưởng cô giáo, yên tâm hơn khi gửi con. Một số người trước đây vẫn lo lắng con mình không thích đi học hoặc trao đổi với cô giáo con em họ thường mất tập trung chú ý. Đến giai đoạn cuối năm chúng tôi thường được nghe trao đổi từ phía phụ huynh “Chị ạ con em giờ không còn nói gọng nữa mà đặc biệt con còn có thể tự kể một câu chuyện về em bé, hay con vật mà bé gặp tình cờ trên đường mạch lạc, rõ ràng. ”Có phụ huynh khác thì phấn khởi ra mặt “Chị ơi con em mạnh dạn hẳn ra, khi em hỏi ý kiến con thì nói rất rõ ràng và bé thường nói ở lớp con cũng được nêu ý kiến của mình mẹ ạ”. Nghe được những lời trao đổi của phụ huynh tôi rất vui và thêm yêu nghề hơn.

                         C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN  NGHỊ

1. Kết luận:

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên vào việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ tôi đã rút ra nhưng bài học kinh nghiệm sau:

1. Cô giáo phải đi sâu nghiên cứu để tạo ra được môi trường tốt cho trẻ hoạt động một cách tích cực nhất, biết tạo cảm xúc cho trẻ khi kể chuyện sáng tạo.

2. Cô giáo thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ bằng việc đưa ra đối tượng thật hấp dẫn, lôi cuốn hoặc nêu vấn đề rõ ràng  thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động.

3. Cô giáo cần yêu cầu trẻ quan sát thật kỹ để nhạn biết những điểm giống và khác nhau về các đối tượng sự vật. Thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ.

4. Thường xuyên trò chuyện với trẻ, khơi gợi trẻ đặt tên cho nội dung vừa trò chuyện hoặc tóm tắt ngắn gọn những điều vừa trò chuyện.

5. Khuyến khích trẻ nói những ý nghĩ của trẻ qua nội dung nào đó nhằm giúp trẻ luyện cách trình bày, diễn đạt ý.

6. Mở rộng vốn từ cho trẻ và khuyến khích trẻ sử dụng vốn từ trẻ đặc biệt qua các trò chơi ngôn ngữ, trò chuyện, đàm thoại giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ.

Với những ưu điểm mà hình thức này mang lại cho chúng ta thấy phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua kể chuyện sáng tạo là một hình thức rất cần thiết,quan trọng trong giáo dục mầm non.

2. Kiến nghị:

Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với tiết dạy học tích cực, thường xuyên tổ chức cho giáo viên đi dự các giờ mẫu, học hỏi các trường có chất lượng để nắm vững quy trình tổ chức của các hình thức dạy học sáng tạo, đặc biệt là hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.

Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về cách thức tổ chức phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ.

Quận Hoàng Mai

Video liên quan

Chủ Đề