Viện nghiên cứu khoa học công nghệ

Sáng ngày 04/5/2017, cuộc thi ”Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp” do tỉnh Đoàn Đồng Nai tổ chức, đã khởi động vòng sơ loại, tại trường Đại học Đồng Nai. Cuộc thi đã thu hút được rất đông các giảng viên, sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham dự với 50 ý tưởng đăng ký dự thi.  Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có 7 ý tưởng tham dự cuộc thi. Bao gồm: Trồng nấm Linh chi theo hộ gia đình Sản xuất chả lụa sạch [không chất phụ gia, không chất bảo quản, không chất độn] Sản xuất dầu béo mỹ phẩm từ hạt chùm ngây Sản xuất bánh chưng nóng bóc sẵn bằng phương pháp mới Sản xuất tinh dầu bưởi The Farm to Table [trồng rau thủy canh trong văn phòng] Thành lập trại Thực dưỡng Hệ thống Nông nghiệp Công nghệ cao Hình ảnh giới thiệu các ý tưởng tham dự của thi của DNTU Mỗi ý tưởng là một sự đầu tư công sức, trí tuệ nghiêm túc. Điều đáng nói là các ý tưởng đều có tính ứng dụng cao. Với cách trình bày ý tưởng cô đọng, xúc tích và có tính thuyết phục cao, các ý tưởng đến từ trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đều nhận được những đánh giá cao của Ban giám khảo.  Cô Trần Thị Hà trình bày trước Ban giám khảo về ý tưởng sản xuất chả lụa sạch Thầy Đào Phan Thoại báo cáo trước Ban giám khảo về ý tưởng sản xuất dầu béo mỹ phẩm từ hạt chùm ngây Các đề tài khác do sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trình bày trước Ban giám khảo Chia sẻ với chúng tôi sau vòng thi của mình với ý tưởng TRỒNG NẤM LINH CHI THEO HỘ GIA ĐÌNH, bạn Hồ Thị Bích Hạnh lớp 12DTP1 đã không giấu nổi niềm vui: “Khi là sinh viên năm 3 của trường, em được thầy Đào Phan Thoại hướng dẫn luận văn tốt nghiệp về cách nuôi trông nấm Linh chi Đỏ. Em nảy ra ý tưởng tìm cách nuôi trồng nấm Linh chi Đỏ ở gia đình. Qua gần 1 năm tìm hiểu, học hỏi và được sự hướng dẫn của các thầy cô chuyên ngành về Thực phẩm, em cũng đã tìm hiểu về kinh doanh để làm sao đưa cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất với mức giá hợp lý…Ngoài ra em cũng tư vấn cho đối tượng khách hàng của em là bỏ ra đúng đồng tiển của mình để sử dụng được những sản phẩm nấm Linh chi tốt nhất. Như vậy, đến nay em đã trồng được 20.000 cây tại nhà và đã bán ra thị trường được 200kg với giá 600.000đ/1kg, với giống nấm tuyển chọn, có dược tính tốt quy trình nuôi trồng chuẩn hóa, sạch sẽ, giải độc cực mạnh, tăng cường sức khỏe toàn diện”. Hạnh cũng cho biết thêm: “Em muốn sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ phát triển dự án với quy mô lớn, nên em quyết định tham dự cuộc thi này, tìm kiếm sự trợ giúp từ phía tất cả các Doanh nghiệp để có thể nhân rộng mô hình này” Nhận xét về ý tưởng khởi nghiệp của bạn Hồ Thị Bích Hạnh, ông Nguyễn Thế Linh - Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tỉnh Đồng Nai - thành viên Ban giám khảo cho biết: “Từ trước đến giờ tôi đã từng ngồi làm giám khảo nhiều cuộc thi, nhưng tôi đánh giá rất cao về ý tưởng này và thấy có tính khả thi cao, tôi hứa sẽ đầu tư vốn để ý tưởng của em được thành công hơn nữa”. Cùng nhận được đánh giá cao từ Ban giám khảo cho ý tưởng SẢN XUẤT CHẢ LỤA SẠCH của cô Trần Thị Hà - giảng viên khoa Thực phẩm - Môi trường và Điều dưỡng- cũng không giấu nổi cảm giác vui và tự hào. Đây là ý tưởng nhận được rất nhiều lời khen từ Ban giám khảo vì hướng tới sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm được sản xuất từ 100% thịt heo mới mổ, còn ấm, mùi vị thơm ngon, tự nhiên, không sử dụng phụ gia, chất độn, chất bảo quản, bao gói chân không hợp vệ sinh. Cô Hà cho biết: “Tôi rất vui mừng khi thuyết trình xong ý tưởng của mình, được BGK khen ngợi vì mang tính sức khỏe. Mọi người đều tấm tắc khen ngon khi dùng thử sản phẩm. Nếu được vào vòng bán kết tôi sẽ cố gắng hết mình để làm hài lòng BGK cũng như khán giả”. Ban giám khảo đánh giá thực tế sản phẩm Chả lụa sạch  Ban giám khảo đang thật sự thật khó khăn để lựa chọn ra 20 ý tưởng vào tranh tài tại vòng bán kết, sẽ diễn ra vào ngày 07/5/2017, tại Trung tâm tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai [Quảng trường tỉnh Đồng Nai]. Ban giám khảo đang đưa ra những câu hỏi liên quan đến sản xuất bánh chưng công nghệ mới Tất cả các ý tưởng tham dự cuộc thi sẽ được trưng bày, giới thiệu tại Trung tâm tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai, để các doanh nghiệp lựa chọn, tìm kiếm đầu tư. Ngoài chương trình triển lãm, sẽ có các hoạt động tuyển dụng của rất nhiều doanh nghiệp dành cho các bạn sinh viên đã tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh Đồng Nai. Đây là chương trình thiết thực, tạo sân chơi, nuôi dưỡng ước mơ và tạo cơ hội để giảng viên, sinh viên các trường trong tỉnh thể hiện trình độ, năng lực, tính sáng tạo, năng động… của mình. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư cho những ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng, giúp các bạn có điều kiện phát triển chuyên môn, chuyên ngành đã học, nhằm đạt mục tiêu: học phải đi đôi với hành. Mời các bạn sắp xếp thời gian tham dự ngày triển lãm của cuộc thi “Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp năm 2017” vào lúc 8h00-17h30, Chủ nhật ngày 07/5/2017, tại Trung tâm tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai [Quảng trường tỉnh Đồng Nai]. Ngô Tuyết Lan – Phòng Truyền thông

Xem chi tiết

Viện Công nghệ [Tên tiếng Anh: Research Institute of Technology for Machinery, viết tắt là RITM] tiền thân là Viện nghiên cứu các phương pháp công nghệ mới được thành lập ngày 21/09/1970 theo Quyết định số 700/CL/CB của Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim [nay là Bộ Công Thương].

Viện Công nghệ là Tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động theo Luật Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu; hoạt động theo Luật doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A-660 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 28 tháng 4 năm 2020.

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Tổ chức khoa học và công nghệ số 0109000012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp  ngày 16 tháng 9 năm 2016.

Ngày thành lập: 21 – 9 – 1970

Địa chỉ: 25 Vũ Ngọc Phan – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 024.3 776 33 22; 024.3 776 33 23; Fax: 024.3 835 92 35

Viện trưởng:  TS. Hoàng Vĩnh Giang

Email:

Website: www.viencongnghe.com

Mã số thuế: 0100100431

Tài khoản: 10201 00000 70476 Tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội

Viện Công Nghệ-25 Vũ Ngọc Phan-Hà Nội

1. Chức năng nhiệm vụ

  • Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học [know-how, license, patent], các sản phẩm công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp.
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển Khoa học công nghệ, dịch vụ Khoa học và công nghệ thông qua các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước bằng các hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, đề tài do Chủ sở hữu đặt hàng hoặc các đề tài do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bên ngoài đặt hàng.
  • Thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở các nguồn lực được Chủ sở hữu giao.

2. Tổ chức bộ máy

Sơ đồ tổ chức Viện Công Nghệ

2.1. Ban lãnh đạo Viện

– 01 Viện trưởng

– 02 Phó Viện trưởng

2.2. Ba phòng chức năng

– Phòng Tổ chức – Hành chính

– Phòng Kinh tế – Tài chính

– Phòng Quản lý chất lượng

2.3. Các Phòng, Trung tâm chuyên môn và Công ty trực thuộc

– Phòng Kiểm định Vật liệu [VILAS 321]

– Phòng Thí nghiệm Công nghệ và các hợp kim đúc

– Phòng Nghiên cứu vật liệu, xử lý nhiệt và bề mặt

– Trung tâm Chế tạo khuôn mẫu

– Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Mê Linh

3. Các chứng chỉ văn bằng

3.1. Giấy phép đăng ký kinh doanh

3.2. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN

3.3. Chứng chỉ công nhận ISO/IEC:17025:2005 cho phòng kiểm định Vật Liệu

4. Một số thành tựu đạt được

            Trong 50 năm qua, Viện Công nghệ đã thực hiện gần 200 đề tài các cấp. Tất cả các đề tài này đều được Viện hoàn thành với kết quả cao: Đạt xuất sắc 30%, đạt khá 65%, đạt trung bình 5%. Có những sản phẩm đề tài được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, có đề tài đạt giải thưởng Vifotech. Đội ngũ và năng lực nghiên cứu, khả năng sáng tạo của các cán bộ khoa học của Viện được nâng cao thông qua các hoạt động KHCN.

 Huân chương

  1. Huân chương lao động hạng nhất của Nhà nước tặng cho Viện Công nghệ năm 2010
  2. Huân chương lao động hạng nhì của Nhà nước tặng cho Viện Công nghệ năm 2005
  3. Huân chương lao động hạng ba của Nhà nước tặng cho Viện Công nghệ năm 2000
  4. Huân chương lao động hạng ba của Nhà nước tặng cho Phòng Công nghệ đặc biệt- Viện Công nghệ năm 1977

Giải thưởng

  1. Giải thưởng khoa học Heinrich- Kost- Preis năm 1991 của CHLB Đức tặng cho Ông TS. Nguyễn Văn Chương
  2. Giải thưởng Vifotech về khoa học công nghệ tặng cho nhóm đề tài của Trường Đại học Bách Khoa và Viện Công nghệ  

Bằng độc quyền kiểu dáng, bằng sáng chế, giấy đăng kí nhãn hiệu

i. Bằng độc quyền kiểu dáng Công nghiệp số: 9569

Tên kiểu dáng: Thiết bị xeo cán tấm lợp phibro xi măng

Cấp theo quyết định số: 7779/QĐ-SHTT ngày 07-08-2006

ii. Bằng độc quyền kiểu dáng Công nghiệp số: 12264

Tên kiểu dáng: Máy tạo hình tấm lợp

Cấp theo quyết định số: 17553/QĐ-SHTT ngày 29-08-2008

iii. Bằng độc quyền kiểu dáng Công nghiệp số: 13540

Tên kiểu dáng: Máy xeo

Cấp theo quyết định số: 18467/QĐ-SHTT ngày 28-08-2009

iv. Bằng độc quyền sáng chế số: 8375

Tên sáng chế: Quy trình và dây chuyền thiết bị sản xuất tấm lợp không sử dụng Amiăng.

Cấp theo quyết định số: 7267/QĐ-SHTT ngày 12-04-2010

v. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số: 87537

Mẫu nhãn hiệu cấp theo quyết định số: 12642/QĐ-SHTT ngày 29-08-2007

vi. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2000

Tên sáng chế: Quy trình chế tạo chi tiết bằng hợp kim titan y sinh mác Ti-6Al-7Nb dùng để cấy ghép.

Cấp theo quyết định số 16964/QĐ-SHTT ngày 05-03-2019.

5. Định hướng phát triển

Viện tiếp tục là một tổ chức khoa học công nghệ và từng bước xác định mô hình doanh nghiệp phù hợp để trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ trong lĩnh vực đúc, nhiệt luyện, chế tạo khuôn mẫu và kiểm định vật liệu cơ khí.

Khoa học công nghệ

Gắn hoạt động khoa học công nghệ của Viện với các chương trình khoa học công nghệ của Tổng Công ty VEAM; cấp Bộ; cấp Nhà nước.

Tiếp tục nghiên cứu chế tạo và ứng dụng một số vật liệu mới như vật liệu y sinh nền Ti, thép và hợp kim đặc biệt trong công nghiệp quốc phòng.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt tiên tiến vào sản xuất như nhiệt luyện chân không, thấm N, C-N.

Tham gia các chương trình phát triển khoa học và công nghệ, phát triển sản phẩm mới của VEAM, các đề tài cải tiến công nghệ sản xuất đúc, nhiệt luyện và xử lý bề mặt cho các đơn vị của VEAM.

Sản xuất kinh doanh & dịch vụ

Đào tạo nâng cao và tuyển dụng nhân lực có chất lượng, đáp ứng các yêu cầu cao hơn và đa dạng hơn của khách hàng  và sản phẩm.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ thấm nito cho khuôn để cung cấp ra thị trường. Hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nhiệt và bề mặt hàng đầu miền Bắc.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu, đó là các giải pháp về quản trị, kỹ thuật công nghệ, thị trường và nhân lực hướng đến khai thác có hiệu quả công năng của thiết bị.

Phối hợp với Tổng Công ty VEAM trong hoạt động gia công khuôn mẫu có độ chính xác cao phục vụ cho công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy như: khuôn đúc ép mẫu tự thiêu, khuôn mẫu đúc cho dây chuyền đúc tự động, khuôn dập bánh răng, khuôn dập,  đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra.

Duy trì và mở rộng công tác kiểm định với phương châm uy tín, chất lượng. Mở rộng liên doanh liên kết để khai thác tốt hơn trang thiết bị nhà xưởng hiện có của Viện.

Video liên quan

Chủ Đề