Việt Nam có bao nhiêu thị trấn

TPO - Tỉnh này thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ.

1. Tỉnh nào có nhiều thị xã nhất?

  • icon

    Quảng Ninh

  • icon

    Thanh Hóa

  • icon

    Bình Dương

Câu trả lời đúng là đáp án C: Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Thủ Dầu Một, bốn thị xã Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo. Đầu xuân Mậu Dần [1698], chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất vào Nam kinh lược và thiết lập toàn bộ công quyền, đặt nền pháp trị, xác định cương thổ quốc gia. Theo đường biển, quân của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng Đồng Nai đến cù lao Phố [một cảng sầm uất nhất miền Nam lúc bấy giờ]. Sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh thanh tra vùng đất Sài Gòn và đặt hai đơn vị hành chính đầu tiên tại Nam Bộ là huyện Phước Long và huyện Tân Bình, dưới quyền của phủ Gia Định. Lúc này, Bình Dương là tên một tổng thuộc huyện Tân Bình. Năm 1808, khi huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được nâng lên thành một trong bốn huyện của phủ này. Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thiết lập nhưng không trùng với địa bàn của huyện Bình Dương xưa kia. Năm 1976, tỉnh Bình Dương [gồm hai tỉnh Bình Phúc và Dương Phúc cũ] và tỉnh Bình Phước [gồm hai tỉnh Bình Long và tỉnh Phước Long cũ] hợp nhất thành tỉnh Sông Bé. Năm 1997, tỉnh Sông Bé được tách thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

2. Thành phố nào hiện có một thị xã trực thuộc?

  • icon

    Hà Nội

  • icon

    Bắc Ninh

  • icon

    TP.HCM

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo Cổng thông tin thị xã, Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 42 km về phía tây bắc. Thị xã rộng hơn 113 km2, dân số khoảng 180.000. Theo "Thư tịch cổ" [Đại Nam nhất thống chí], Sơn Tây xuất hiện cách đây hơn 500 năm. Năm 1469 thời Lê Thánh Tông, Trấn sở Sơn Tây đóng tại xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, Phủ Quảng Oai [nay là Ba Vì, Hà Nội], được gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên. Đến thời Lê Cảnh Hưng [1740-1786], Trấn sở được dời về xã Mông Phụ, huyện Phú Lộc, Phủ Quảng Oai [nay thuộc xã Đường Lâm, Sơn Tây]. Năm Minh Mệnh thứ ba 1822, Trấn sở dời về thôn Thuần Nghệ, huyện Minh Nghĩa [nay là nội thành Sơn Tây]. Năm 1831, Trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây và trấn lỵ trở thành tỉnh lỵ. Năm 1942, Pháp đổi tỉnh lỵ thành thị xã Sơn Tây. Tháng 6/1965, thị xã Sơn Tây cùng với các huyện của tỉnh Sơn Tây sát nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây. Đến năm 1979, thị xã Sơn Tây cùng một số huyện của tỉnh Hà Sơn Bình chuyển về thành phố Hà Nội. Tháng 10/ 1991, thị xã Sơn Tây được tách và chuyển về trực thuộc tỉnh Hà Tây. Năm 2006, thành phố Sơn Tây được thành lập. Tháng 8/2008, thủ đô được mở rộng địa giới hành chính gồm thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh [tỉnh Vĩnh Phúc] và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn [tỉnh Hòa Bình]. Thành phố Sơn Tây trở về với thủ đô Hà Nội. Cuối năm đó, HĐND thành phố Sơn Tây họp bất thường ra nghị quyết đề nghị chuyển đơn vị này thành thị xã. Thị xã Sơn Tây hiện có 15 đơn vị hành chính, gồm 9 phường và sáu xã.

3. Thị xã nào hiện có tên trùng với tỉnh?

  • icon

    Phú Thọ, Quảng Trị

  • icon

    Quảng Ngãi, Bình Phước

  • icon

    Bình Thuận, Phú Yên

Câu trả lời đúng là đáp án A: Đến ngày 01/10/2022, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 81 thành phố thuộc tỉnh [trong đó có 1 thành phố đảo], 50 thị xã, 46 quận và 527 huyện [trong đó có 11 huyện đảo] Trong đó, ngoài Bình Dương có bốn thị xã, Nghệ An có ba thị xã thì tám tỉnh khác có hai thị xã, gồm: Quảng Ninh, Bình Phước, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang, Gia Lai, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, 23 tỉnh, thành phố có một thị xã trực thuộc. Trong đó có hai thị xã trùng tên với tỉnh là Phú Thọ và Quảng Trị.

4. Nhóm tỉnh, thành nào dưới đây hiện không có thị xã ?

  • icon

    Lào Cai, Trà Vinh, Bạc Liêu

  • icon

    Lâm Đồng, Kiên Giang, TP HCM

  • icon

    Hà Nội, Bà Rịa -Vũng Tàu, An Giang

Câu trả lời đúng là đáp án B: Địa danh Đồng Nai xuất hiện bằng chữ quốc ngữ lần đầu tiên trong một báo cáo của giáo hội Thiên Chúa về tình hình giáo dân ở Nam Bộ [viết tháng 10/1710] như sau: "Khoảng năm 1670 đã có dân Cochinchine đến sinh cơ lập nghiệp ở một phần đất nào đó mà người ta gọi là Doũnay giáp ranh với các vương quốc Khmer và Chămpa". Trong các tài liệu bằng chữ quốc ngữ vào thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, vần "ông" còn ghi là ou hoặc oũ. Trong tài liệu tiếng Pháp, dùng "D" dùng thay chữ "Đ". Năm 1747, địa danh Đồng Nai cũng xuất hiện với tự dạng là Doũ-nai. Sau đó, địa danh này xuất hiện vừa bằng chữ Nôm, vừa bằng chữ quốc ngữ vào năm 1772 trong Từ điển An Nam - La Tinh của Pigneau de Béhaine. Về ngữ nghĩa, các nhà nghiên cứu đều hiểu địa danh Đồng Nai là "cánh đồng có những con nai". Génibrel trong Từ điển Việt - Pháp [1898] ghi rõ "La plaine aux cerfs" nghĩa là cánh đồng nai. Cấu trúc gồm từ chỉ địa hình và tên thú như Đồng Nai rất phổ biến, đặc biệt là ở Nam Bộ như rạch Bến Trâu, Gò Công, Hố Bò, cầu Rạch Đỉa, ấp Bàu Trăn. Yếu tố nai hay hươu xuất hiện cũng khá nhiều ở nhiều địa danh như Hố Nai, Đồng Hươu, rạch Nai, ấp Bàu Nai, sông Mũi Nai, Hóc Hươu [TP HCM]. Gia Định thành thông chí hay Đại Nam nhất thống chí viết về Đồng Nai: "Chợ Lộc Dã ở phía Nam hạ lưu sông Phước Long, huyện Phước Chính, vì trước kia là đồng nội lắm hươu nai, nên gọi tên thế, hoặc là Lộc Động, tục gọi chợ Đồng Nai".

Việt Nam có bao nhiêu thị xã?

Đến tháng 04/2023, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 82 thành phố thuộc tỉnh [trong đó có 1 thành phố đảo], 52 thị xã, 46 quận và 524 huyện [trong đó có 11 huyện đảo].

1 huyện có bao nhiêu người?

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính Quy mô dân số: a] Huyện miền núi, vùng cao từ 80.000 người trở lên; b] Huyện không thuộc điểm a khoản này từ 120.000 người trở lên. 2.

Thị xã bao nhiêu dân?

Cụ thể tại Điều 6 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13, các tiêu chuẩn của thị xã được quy định như sau: - Quy mô dân số từ 100.000 người trở lên. - Diện tích tự nhiên từ 200 km2 trở lên.

Thị trấn bao nhiêu người?

- Quy mô dân số: + Thị trấn có từ 5.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 5.000 người thì cứ thêm 100 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 35 điểm; + Thị trấn có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại nêu trên.

Chủ Đề