Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 100 tập 1

Với bài giải Luyện từ và câu Tuần 33 trang 99, 100 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI

1] Trong mỗi câu dưới đây, từ lạc quan được dùng với nghĩa nào ? Em hãy trả lời bằng cách đánh dấu x vào ô thích hợp.

Câu Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp Có triển vọng tốt đẹp
Tình hình đội tuyển rất lạc quan.
Chú ấy sống rất lạc quan
Lạc quan là liều thuốc bổ.

Trả lời:

Câu Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp Có triển vọng tốt đẹp
Tình hình đội tuyển rất lạc quan. x
Chú ấy sống rất lạc quan x
Lạc quan là liều thuốc bổ. x

2] Xếp các từ có tiếng lạc cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm :

[lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc đề, lạc thú]

a] Những từ ngữ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng” :

b] Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại, sai” :

Trả lời:

a] Những từ ngữ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng” : Lạc quan, lạc thú

b] Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại, sai” : Lạc hậu, lạc điệu, lạc đề

3] Xếp các từ có tiếng quan trong ngoặc đơn thành ba nhóm :

[quan sát, quan quân, quan hệ, quan tâm]

a] Những từ trong đó quan có nghĩa là “quan lại”.

b] Những từ trong đó quan có nghĩa là “nhìn, xem”.

c] Những từ trong đó quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó”.

Trả lời:

a] Những từ trong đó quan có nghĩa là “quan lại”: Quan quân

b] Những từ trong đó quan có nghĩa là “nhìn, xem”: Quan sát

c] Những từ trong đó quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó”: Quan hệ, quan tâm

4] Nối mỗi câu tục ngữ ở cột A với nghĩa và lời khuyên thích hợp ở cột B

A B
a] Sông có khúc, người có lúc 1] Nhiều cái nhỏ góp dần lại sẽ thành cái lớn. Cho nên kiên nhẫn, siêng năng thì sẽ thành công
b] Kiến tha lâu cũng đầy tổ 2] Đời người lúc thế này lúc thế khác là bình thường. Gặp khó khăn, hoạn nạn, chớ bi quan

Trả lời:

a-2 ; b-1

Chủ nhật vừa rồi em được chú Ba dẫn đi Thảo cầm Viên chơi. Ở đó em được ngắm nhìn bao nhiêu là loài thú. Nhưng con vật mà em ấn tượng nhất chính là con voi.

[Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết]

Hãy chọn viết theo một trong bốn đề bài sau :

1. Tả một con vật nuôi trong nhà.

2. Tả một con vật nuôi ở vườn thú.

3. Tả một con vật em chợt gặp trên đường.

4. Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên hoạ báo hay trên truyền hình, phim ảnh.

Bài làm [Đề số................ ]

TRẢ LỜI:

Chủ nhật vừa rồi em được chú Ba dẫn đi Thảo Cầm Viên chơi. Ở đó em được ngắm nhìn bao nhiêu là loài thú. Nhưng con vật mà em ấn tượng nhất chính là con voi.

Con voi trong vườn bách thú dường như đã già lắm rồi. Thân hình của nó cao lớn sừng sững, cái bụng to và tròn. Da của nó xám xịt, dầy và nhăn nheo. Bốn chân nó to như bốn cây cột nhà. Cái vòi dài, mềm như một con đỉa khổng lồ. Nhưng chú Ba bảo rằng chính cái vòi dài và tưởng như mềm nhũn, yếu ớt kia là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại của loài voi. Chúng mang sức mạnh khôn tả. Hai tai voi to, bè, phe phẩy như hai chiếc quạt. Đôi mắt to, trông thật hiền từ. Cặp ngà trắng muốt và nhọn hoắt, giương ra phía trước, tưởng chừng như chúng luôn sẵn sàng nghênh chiến với kẻ thù. Riêng cái đuôi voi thì thật ngộ nghĩnh, bởi so với thân hình to lớn của voi, cái đuôi lại bé tí, với một dúm lông ở cuối đuôi phẩy qua, phẩy lại. Trông thật buồn cười.

Con vật to lớn ấy bước đi những bước chậm chạp thế nhưng cái thân hình khổng lồ, nặng nề bỗng trở nên linh hoạt khi được người quản tượng đùa đến bể nước. Voi ta hớn hở thả chiếc vòi dài của mình vào bể, hút nước rồi xịt ngược lên thân mình. Đôi mắt trầm buồn bỗng trở nên nhanh nhẹn, cái đuôi càng phe phẩy dữ. Người quản tượng ném cho nó một khúc mía, voi ta nhanh nhảu dùng vòi quắp lấy và đưa lên miệng, đôi bàn chân giậm giậm xuống đất như tỏ ý biết ơn.

Ra về rồi em còn nhớ mãi về con vật to lớn mà hiền từ ấy. Nhất định sẽ có một ngày em trở lại thăm nó.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Xem thêm tại đây: Tập làm văn : Miêu tả con vật

Luyện từ và câu - Ôn tập về từ loại. 1. Ghi các từ in đậm trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại ở dưới :

Luyện từ và câu - Ôn tập về từ loại

1. Ghi các từ in đậm trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại ở dưới :

Đoạn văn

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sangHai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khoé mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi !

M : trả lời,

M : vời vợi,

M : qua,

2. Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa [Tiếng Việt 5, tập một, trang 139], viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn.

- Động từ :.....................

- Tính từ :......................

- Quan hệ từ :................

Trả lời:

1. Ghi các từ in đậm trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại ở dưới :

Đoạn văn

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sangHai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợiQua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khoé mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi !

M: trả lời, thấy, nhìn vịn, hắt, lăn trào, đón, bỏ

M : vời vợi, xa, lớn

M : qua, ở, với

2. Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa [Tiếng Việt 5, tập một, trang 139], viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn.

Nắng mùa hè như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như được nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Lũ cua ngoi lên bờ chạy trốn cái nóng .... Vậy mà, giữa tiết trời tháng sáu nắng như rang ấy, mẹ em vẫn phải cấy lúa. Lưng áo mẹ ướt đẫm mồ hôi, mặt mẹ vì nắng nóng đỏ bừng như phải bỏng ... Thương mẹ quá mẹ ơi!

- Động từ : đổ, nấu, chết, nổi, ngoi, rang, cấy

- Tính từ : lềnh bềnh, ướt đẫm, đỏ bừng, thương ...

- Quan hệ từ : ở, như, trên, vì, cũng, vậy mà ....

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 5 - Xem ngay

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề