Vợ chồng không hạnh phúc có nên ly hôn

Điều gì đã đẩy bạn đến quyết định ly hôn?

Đầu tiên, bạn cần phải xác định cụ thể nguyên nhân nào đã dẫn đến việc bạn phải nghĩ đến quyết định ly hôn. Đây là một câu hỏi rất khó trả lời một cách khách quan. Phải chăng bạn và bạn đời đã dần trở nên xa cách và không còn có sự kết nối như trước? Hay vợ chồng bạn đã có những bất hòa, xung đột nhưng không được giải quyết một cách hợp lý? Hoặc có phải bạn đời hay chính bản thân bạn đang né tránh, không muốn liên lạc, giao tiếp với người kia? Hoặc một trong hai người ngoại tình?

Xác định được nguyên nhân dẫn đến quyết định ly hôn có vai trò quan trọng trong việc định hướng cuộc hôn nhân của hai bạn sẽ đi về đâu. 

Thực tế, đối với nhiều cặp vợ chồng, thời gian mà họ đã bên nhau ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định ly hôn hay tiếp tục. Việc ly hôn và bắt đầu lại cuộc sống của một cặp vợ chồng trẻ thường dễ dàng hơn so với những người bạn đời đã bên nhau một thập kỷ trở lên. Vậy bạn nên tiếp tục cuộc sống hôn nhân hay đi đến những thủ tục ly hôn ? Đây là câu hỏi mà chỉ bản thân bạn mới có câu trả lời. Đôi khi hôn nhân đáng để cứu vãn và đôi khi không. Điều quan trọng là bản thân bạn phải đối mặt với thực tế chứ không chỉ đơn thuần là việc đưa ra các giả định về việc ly hôn hay cuộc sống sau ly hôn.

 

Bạn có lỗi gì không khi hôn nhân ở tình trạng này?

Dân gian thường có câu "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", hãy luôn suy nghĩ về những thiếu sót của bản thân trước khi lên án phê phán, oán trách một ai đó. Chồng đôi khi bỏ bê việc gia đình, thỏa mãn những sở thích cá nhân có thể họ thấy rằng, khi trở về nhà sau giờ làm việc căng thẳng lại không tìm được sự thư giãn, thoải mái ở bên gia đình. Vợ suốt ngày cằn nhằn, con quấy khóc sẽ khiến người đàn ông lại thêm căng thẳng. Việc chồng thường "trốn" về nhà hoặc tìm kiếm lý do để trở về muộn hơn phải chăng cũng là một phần nguyên nhân từ đây.

Còn người chồng nếu thiếu sự kiên nhẫn, giao phó việc nhà hoàn toàn cho vợ sẽ khiến người bạn đời cảm thấy tủi thân, gặp stress vì quá tải… Hãy luôn nhìn nhận vấn đề 2 chiều để thấy rằng, mỗi người đều có sai lầm nhất định, việc ai sai ai đúng sẽ không quan trọng bằng việc tự điều chỉnh bản thân, giảm bớt cái tôi và cùng hướng đến xây dựng một gia đình bền vững bởi sự cảm thông, nhường nhịn...

Giải pháp nào giúp con trẻ không bị ảnh hưởng?

Một số cha mẹ thường cố gắng duy trì cuộc hôn nhân không tình yêu vì lợi ích của con cái, chờ cho đến khi các con vào đại học, học xong đại học hoặc đã trở nên độc lập.

Tuy nhiên, nếu kịch bản này đòi hỏi đứa trẻ phải chứng kiến ​​cha mẹ đánh nhau, cãi nhau hàng ngày thì thà rằng bố mẹ chúng ly hôn càng sớm càng tốt, để trẻ không cảm thấy cay đắng và ảnh hưởng tâm lý.

Những cuộc ly hôn không êm đềm dễ dẫn đến việc trẻ học kém ở trường, cảm thấy không an toàn và thường đưa ra những lựa chọn tồi trong các mối quan hệ của chính trẻ sau này.

Với những bậc cha mẹ dù đã ly hôn vẫn có thể giao tiếp hiệu quả với nhau và cùng hợp tác trong vai trò làm cha mẹ, con cái của họ sẽ vẫn cảm thấy hạnh phúc, cân bằng, hiểu rằng cấu trúc gia đình hạnh phúc vẫn có thể tồn tại ngay cả sau khi ly hôn.

Trước khi quyết định sẽ ly hôn và ly hôn như thế nào, bạn cần phải giải quyết được câu hỏi đó. Từ đó cả hai sẽ biết phải làm gì trong chặng đường tiếp theo: bước tiếp hay dừng lại!

Bạn đã thực sự hết tình cảm với chồng/vợ?

Cuộc sống vốn dĩ có rất nhiều vần đề phức tạp mà có lẽ người trong cuộc mới thấu hiểu hết. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình cần sự vun đắp từ hai phía và với tình yêu chân thành, tình nghĩa vợ chồng và tình thương với con cái sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả. Song, cuộc sống vốn dĩ không như là mơ. Nếu bạn bí bách, không muốn tồn tại cuộc sống gia đình nữa thì bạn nên nghiêm túc nhìn nhận lại chuyện tình cảm của hai người, suy nghĩ về những mâu thuẫn đã qua. Bạn nên suy xét thật kỹ vì như ông bà thường nói "xây thì khó, phá thì dễ".

Vậy nên hãy xem mâu thuẫn giữa hai vợ chồng bạn có còn hướng giải quyết không? Bạn còn tình cảm với người bạn đời mình không? Nếu vẫn còn hướng để gỡ rối, hai bạn còn yêu nhau thì bạn nên cân nhắc kỹ về quyết định của mình.

Ly hôn rồi thì cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn không?

Nhiều người cho rằng, ly hôn để tìm đến một cuộc sống khác tốt hơn. Nhưng hãy thử nghĩ xem, mỗi khi trở về nhà, bạn đối diện với chính mình, với căn nhà lạnh lẽo và cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Thậm chí phải rất lâu bạn mới được gặp lại đứa con thân yêu của mình. Đó có lẽ là sự thật mà chẳng ai muốn chấp nhận. Vậy để tránh điều đó, hãy nghĩ và tìm hiểu xem, có thật là cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nếu ly hôn không? Nếu bạn không tìm thấy câu trả lời thì tốt nhất là hãy bằng lòng với cuộc sống hiện tại và làm nó tốt hơn. Ngược lại, nếu bạn đã nắm chắc câu trả lời cho mình, hãy dứt khoát để bắt đầu một cuộc sống mới với một tâm thế vững vàng hơn.

Gợi ý những câu hỏi mà bạn cần tự hỏi bản thân

- Bạn có cảm thấy như thể bạn không còn gì để cống hiến cho cuộc hôn nhân của mình không?

- Tất cả sự tha thứ, hy vọng và kiên nhẫn trong lòng bạn đã hết chưa?

- Bạn có cảm thấy thờ ơ với bạn đời của mình không?
- Bạn đời của bạn đối xử tệ với bạn hoặc tỏ ra thờ ơ?

- Bạn và bạn đời có hoàn toàn thiếu sự thân mật không?

- Đây không chỉ là tình dục, mà còn là sự gần gũi về tình cảm, sự gần gũi về cảm xúc và tiếng cười nữa?

- Bạn đời có tiền sử nghiện ngập, lạm dụng hoặc không chung thủy lâu dài không?

Nếu bạn đã nói có với những câu hỏi này, bạn có thể sẽ không thể quay lại mối quan hệ hôn nhân của mình. Cảm thấy thờ ơ hoặc trở nên xa cách về mặt tình cảm là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy cuộc hôn nhân của bạn đã kết thúc.

Theo Gia đình và Xã hội

Trong sự nghiệp của mình, tôi không bao giờ thừa nhận thất bại, nhưng tôi không ngờ rằng mình lại thua trong cuộc sống gia đình và đây là điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến.

 Sau đây là tâm sự của 1 khách hàng gửi đến hòm thư của công ty thám tử Thành Đạt với chủ đề :"Có nên viết đơn xin ly hôn khi cuộc sống gia đình không hạnh phúc"

 Tôi năm nay 29 tuổi, con gái một tuổi rưỡi. Tôi lấy chồng được 3 năm. Tôi và anh ấy là bạn phổ thông nhưng năm cuối đại học mới quen và yêu nhau. Yêu 2 năm thì cưới. Thực tình hồi đó tôi suy nghĩ rất đơn giản, cũng chưa va chạm cuộc sống nên tôi đã lựa chọn anh rất vô tư, bình thường bởi lúc đó anh  như mọi người bình thường và luôn bên cạnh che chở tôi.

Từ lúc lấy nhau đến bây giờ, mức độ mâu thuẩn ngày càng trầm trọng. Lúc đầu thì tôi còn cãi nhau được nhưng càng về sau vì những lời nói của anh quá vô lý, câu nào cũng vô lý mà anh nói rất to, nạt vào mặt tôi nên tôi không buồn nói lại nữa. Rồi đôi ba hôm sau mọi việc lắng dịu tôi lại làm lành trước bởi thế càng ngày anh càng vô lý.


Có lần anh đi gặp anh em bên ngoại, mỗi người nói một câu, thế là anh về cũng đập phá, đòi đánh và ly hôn tôi. Lần đó tôi cảm thấy bất lực nên đã cho gia đình bên tôi biết. Ba tôi và 8 anh chị em cả chị ruột lẫn anh rễ nói mà anh đều cự cãi hết, ai cũng lắc đầu vì thói ngang như cua của anh.

Tôi và anh cùng mở công ty nhỏ, anh đứng giám đốc còn tôi làm kế toán. Tôi lo lắng công việc là nhiều, anh chỉ chạy vòng ngoài. Tôi giải quyết tất cả công việc, anh không giúp đỡ được lại càng hay chửi mắng làm tôi áp lực thêm. Có khi đầu mùa việc, tối nào tôi cũng uống 1 viên thuốc giảm đau đầu. Anh hay đi gặp khách hàng không phải để giải quyết công việc mà là để thu phí, khánh hàng phản ánh điều gì là về nạt vào mặt tôi bảo làm không xong. Có hôm anh hét vào mặt tôi :"mày nhục cái mặt mày chưa?" rồi ném đồ đạt trong nhà, ném gối vào mặt tôi. Tôi cảm thấy bất an.

Tôi ở nhà nhưng làm việc và cả chăm con nữa. Công ty mở tại nhà. Nhưng lúc nào anh cũng nghĩ tôi ở nhà chơi còn anh đi ra đường làm việc. Đối với anh tôi chưa bao giờ làm vậy là đủ cả.

Cuộc sống hàng ngày tôi phải chăm con rồi từ cái quần cái áo trong nhà, bếp núc đều là tay tôi cả. Anh đi làm về cùng lắm là tắm cho con gái rồi lên máy tính chơi suốt, tôi gọi ăn cơm thì ăn xong lại chơi game online. Thường thì anh chơi đến 1,2 giờ sáng. Tôi ngủ trước cùng con rồi đêm nào cũng dậy pha sữa và thay quần cho con đến 6,7 lần. Sáng nay tôi mệt một phần và cũng vì muốn anh dần chia sẻ bớt việc nhà. Lần cuối cùng khoảng 6h sáng, con khóc, tôi nói anh dậy pha sữa cho con. Một lúc sau mới dậy thì không có nước nóng nên anh đã chửi to tiếng và đập phá. Nói tôi những việc của người mẹ cũng lo không xong, có cho con uống sữa cũng không xong. Tôi bực quá nói "tôi hỏi anh..." chưa kịp nói hết anh đã chỉ thẳng tay vào mặt tôi và nói " mày không có quyền hỏi tao", "mày có biết ngày hôm qua tao đi đâu không" [ý anh là anh đi làm nhiều]. Tôi tức quá nói "ly dị đi, tôi không còn gì để giữ anh cả" anh nói:" tao không phục vụ được mày mày ly dị à? viết đơn đi tao ký"...

Mỗi lần như vậy anh nói lớn con gái sợ và khóc rất tội nghiệp nên tôi không nói gì nữa và trong lòng nghĩ đến chuyện ly hôn. Tôi suy nghĩ nếu ly hôn thì công việc chia đôi quá dở dang, một mình tôi chăm con cũng có một số khó khăn nhất định rồi tôi lại nán lại. Nhưng hôm nay tôi lại rất cương quyết vì những lý do: 

       Thứ nhất, tôi không cảm nhận được tình yêu từ anh và tình cảm của tôi cũng dần chết.

        Thứ hai, trước giờ muốn ly hôn nhưng ngần  ngại vì chuyện khó khăn sau ly hôn chứ không phải còn yêu

         Thứ ba, tình trạng càng ngày càng nặng, sẽ đến một lúc không xa có lẽ anh sẽ đánh tôi.

          Tôi không muốn hầu hạ anh từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống mà anh lại xem đó là nghĩa vụ của tôi.

Ly hôn, tôi sợ ba mẹ buồn, ba mẹ ở quên rất coi trọng danh giá gia đình, tôi sợ có những đêm nằm suy nghĩ lại mà buồn vì một mình không biết sẽ ra sao nhưng thật sự tôi không thể anh ngày càng lấn át như vậy được.


Xem thêm :
Bí quyết giữ gia đình hạnh phúc
 

Video liên quan

Chủ Đề