Vốn góp của thành viên hợp tác xã là gì

Quy định của pháp luật về góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận ....

Quy định của pháp luật về góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Kiến thức của bạn:

     Góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Quy định của pháp luật về góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

     Một số từ ngữ:

Theo quy định của luật hợp tác xã 2012:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

     Vốn góp tối thiểu là số vốn mà cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải góp vào vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên.

     Vốn điều lệ là tổng số vốn do thành viên, hợp tác xã thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

1/ Góp vốn điều lệ

  • Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
  • Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
  • Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
  • Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
    • Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
    • Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
    • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.

      Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;

    • Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
    • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2/ Trả lại, thừa kế vốn góp

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc trả lại phần vốn vượt quá mức vốn góp tối đa khi vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên vượt quá mức vốn tối đa quy.
  • Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật Hợp tác xã và điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích, việc trả lại vốn góp và quản lý tài sản của người mất tích được thực hiện theo quy định của pháp luật.

  • Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì vốn góp được trả lại thông qua người giám hộ.
  • Trường hợp thành viên là pháp nhân, hợp tác xã thành viên bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản thì việc trả lại, kế thừa vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp vốn góp của thành viên là cá nhân không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì vốn góp được giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về quy định của pháp luật về góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Hỏi: 

Điều kiện trở thành thành  viên hợp tác xã là gì?

Trả lời:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất,kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ,tự chịu trách nhiệm,bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. [khoản 1 điều 3 Luật HTX 2012]

Theo quy định tại điều 13 Luật HTX 2012 thì xã viên hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân. Điều kiện cụ thể đối với từng chủ thể để trở thành xã viên hợp tác xã như sau:

a/ Đối với cá nhân:

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012, cá nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có đơn xin gia nhập hơp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã: vốn góp của thành viên được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy đinh của điều lệ nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;
  • Cá nhân không có đủ các điều kiện nói trên, cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bị Tòa án tước quyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không được là xã viên hợp tác xã.
  • So sánh quy định tại điểm a Khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012 với khoản 1 điều 17 Luật HTX 2003 ta thấy thành viên hợp tác xã được mở rộng đối tượng là người nước ngoài. Theo đó, “người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” được tham gia hợp tác xã. Quy định này tạo điều kiện cho cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể tham gia hợp tác xã nếu có nhu cầu góp vốn, góp sức, đồng thời tọa thêm khả năng phát triển hơn của hợp tác xã khi mở rộng giao lưu với người nước ngoài.

  Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:

“…1. Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.

3. Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.

4. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định”.

* Đối với cá nhân là cán bộ, công chức:

Cán bộ, công chức muốn trở thành xã viên hợp tác xã thì điểu kiện trở thành thành viên hợp tác xã được quy định chặt chẽ hơn.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng và điều 20 Luật cán bộ, công chức, thì cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành hợp tác xã. Theo đó, cán bộ, công chức chỉ được phép góp vốn vào hợp tác xã với tư cách người lao động trong hợp tác xã.

b. Đối với hộ gia đình:

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012, hộ gia đình muốn trở thành xã viên hợp tác xã trừ hợp tác xã tạo việc làm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo pháp luật.
  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dich vụ của hợp tác xã;
  • Có đơn xin gia nhập và tán thành với điều lệ hơp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của Điều lệ HTX; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;

 Hộ gia đình không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.

 Việc hô gia đình có thể trở thành thành viên hợp tác xã là sự ghi nhân vai trò kinh tế hộ gia đình, hình thức sản xuất vừa và nhỏ phù hợp với tập quán làm ăn trong nông – lâm – ngư nghiệp và các ngành nghề khác ở nước ta.

c. Đối với pháp nhân:

 Điều 3 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật HTX quy định:

“Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam

1. Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.

2. Pháp nhân Việt Nam khi tham gia HTX phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của HTX. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

3. Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp [đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền] của pháp nhân đó.

4. Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.

5. Các điều kiện khác do điều lệ hơp tác xã quy định”.

Như vậy, pháp nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu trên sẽ được trở thành thành viên hợp tác xã. Pháp nhân không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.

d/ Đối với hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã:

Theo quy định tại khoản 2 điều 13 Luật HTX 2012 thì hợp tác xã muốn trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hơp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ hợp tác xã: Vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.        
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ:

Ưu điểm loại hình hợp tác xã: 

  • Hợp tác xã thu hút được đông đảo các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho các cá thể riêng lẻ phát triển trong việc sản xuất, kinh doanh. Mô hình này thể hiện tính xã hội cao.
  • Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.
  • Hợp tác xã là một pháp nhân có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình, các thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Do vậy, các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh khi tham gia hợp tác xã, tránh được tâm lý lo lắng khi có rủi ro xảy ra.

Nhược điểm loại hình hợp tác xã:

Hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp tác xã cũng có những hạn chế nhất định như:

  • Do hợp tác xã phát triển theo cơ chế bình đẳng, nên mô hình này thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi của mình khi tham gia quyết định các vấn đề của hợp tác xã không tương xứng với số vốn mà mình đã góp.
  • Có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã do số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông.
  • Khả năng huy động vốn của hợp tác xã không cao so với các loại hình doanh nghiệp khác do nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp của các thành viên và các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác.
  • Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.
  • Uy tín về tên gọi của Hợp tác xã có thể sẽ là rào cản để nhà đầu tư hay các đối tác nước ngoài không đánh giá cao như mô hình doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề