Vốn pháp định của các ngân hàng

NHNN không phải nộp các loại thuế đối với hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng. Ảnh: Internet.

Về nguyên tắc quản lý tài chính của NHNN, dự thảo Nghị định quy định, thu, chi tài chính của NHNN thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật NHNN Việt Nam và quy định tại dự thảo Nghị định này.

NHNN được sử dụng các nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động của mình. Chênh lệch thu, chi sau khi trích lập quỹ theo quy định của Luật NHNN Việt Nam và quy định cụ thể của dự thảo Nghị định này, số còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, NHNN không phải nộp các loại thuế đối với hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.

NHNN cũng có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản thu, chi theo đúng quy định của pháp luật về kế toán. Các khoản thu, chi của NHNN được hạch toán theo nguyên tắc kế toán dồn tích. Các khoản thu, chi bằng ngoại tệ, bằng vàng phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi do NHNN quy định tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Về vốn hoạt động, dự thảo Nghị định quy định NHNN có các loại vốn hoạt động gồm: vốn pháp định; tiền phát hành vào lưu thông để thực hiện các hoạt động của NHNN theo quy định của Luật NHNN và các văn bản hướng dẫn; tiền gửi của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức khác; vốn đi vay; vốn ngân sách nhà nước chuyển cho NHNN để thực hiện đóng góp vào các tổ chức quốc tế mà NHNN là đại diện cho Chính phủ Việt Nam; vốn khác theo quy định của pháp luật.

Dự thảo nghị định cũng quy định mức vốn pháp định của NHNN là 10 nghìn tỷ đồng. Việc thay đổi mức vốn pháp định của NHNN do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Thống đốc NHNN và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

NHNN được sử dụng vốn pháp định để mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động của NHNN; góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật NHNN Việt Nam.

Việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của NHNN phải đảm bảo nguyên tắc: NHNN được sử dụng vốn để phục vụ hoạt động của NHNN theo quy định của Luật NHNN và pháp luật có liên quan, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và hiệu quả.

Đồng thời, NHNN có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ vốn và tài sản Nhà nước giao theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện hạch toán theo đúng quy định của pháp luật chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình hoạt động.

Việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của NHNN thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đặc thù, nghị định quy định NHNN trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc góp vốn từ vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật NHNN Việt Nam.

Việc quản lý vốn NHNN góp vốn vào các doanh nghiệp đặc thù áp dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Cổ tức, lợi nhuận thu được từ việc góp vốn được hạch toán vào thu nhập của NHNN.

Thống đốc NHNN ban hành quy chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đặc thù.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, mức vốn pháp định đối với các loại hình ngân hàng, tổ chức tín dụng được quy định như sau: Ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng; Ngân hàng chính sách là 5.000 tỷ đồng; Ngân hàng hợp tác xã là 3.000 tỷ đồng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu đô la Mỹ [USD];Công ty tài chính là 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, mức vốn này của Công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng; Tổ chức tài chính vi mô là 5 tỷ đồng; Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn là 0,5 tỷ đồng; Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường và quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường là 1 tỷ đồng.

Nghị định quy định, tổ chức tín dụng [trừ quỹ tín dụng nhân dân], chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Quỹ tín dụng nhân dân được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có biện pháp bảo đảm vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định trên, chậm nhất vào ngày 30/6/2021.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2020.

Đặc biệt, cũng kể từ ngày 15/01/2020, trường hợp có văn bản quyết định thay đổi về địa giới hành chính, phân loại đơn vị hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày văn bản quyết định thay đổi về địa giới hành chính, phân loại đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải có biện pháp bảo đảm có vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định trên.

Bởi admin - Đăng ngày: 16/06/2021 - Cập Nhật: 22/06/2022

Vốn pháp định được xem là mức vốn tối thiểu cần phải có để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do đó trước khi thành lập doanh nghiệp các bạn cần phải nắm được các quy định về vốn pháp định tại Việt Nam. Vậy cụ thể vốn pháp định là gì? Nó khác gì so với vốn điều lệ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của soriaforcongress.com để tìm hiểu về những vấn đề này nhé.

Vốn pháp định là gì? 

Vốn pháp định là nguồn vốn tối thiểu cần phải có để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh sẽ có quy định về mức vốn pháp định khác nhau và do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định.

>> Xem thêm: Bao thanh toán là gì?

Đặc điểm của vốn pháp định

Để phân biệt nguồn vốn pháp định thì các bạn có thể căn cứ vào  một số đặc điểm cơ bản như sau:

Nguồn vốn pháp định không áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp mà chỉ quy định cho một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định, được nêu rõ trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Vốn pháp định được cấp đối với các chủ thể kinh doanh. Các chủ thể này bao gồm: các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, hộ kinh doanh gia đình…

Nguồn vốn pháp lý được quy định cụ thể nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn sau khi thành lập. Đồng thời, nguồn vốn pháp định còn có thể phòng ngừa được những rủi ro không đáng có xảy ra trong quá trình kinh doanh.

  • Thời điểm cấp giấy xác nhận vốn pháp định

Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp cho doanh nghiệp trước khi  cấp  giấy phép thành lập.

  • Vốn pháp định khác với vốn góp của các chủ sở hữu khác và với vốn kinh doanh

Theo quy định của pháp luật thì vốn pháp định thường nhỏ hơn hoặc bằng vốn góp, vốn kinh doanh. 

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh cụ thể mà có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là đã có thể kinh doanh, tuy nhiên, cũng có những ngành nghề ngoài việc đăng ký thì còn cần phải thực hiện ký quỹ. Việc ký quỹ này nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo. 

Ví dụ về vốn pháp định

  • Vốn pháp định đối với ngành kinh doanh bất động sản đó là 20 tỷ đồng. [được quy định tại Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP]
  • Vốn pháp định đối với kinh doanh dịch vụ hàng không là 30 tỷ đồng [được quy định cụ thể tại Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP]
  • Vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh chứng khoán là từ 10 cho đến 165 tỷ đồng [được quy định tại NĐ 58/2012/NĐ-CP và NĐ 86/2016/NĐ-CP]

So sánh giữa vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu mà công ty phải góp vào để kinh doanh. Thế nhưng, hai nguồn vốn này là hoàn toàn khác nhau. Và để biết chúng khác nhau như thế nào thì chúng tôi đưa ra cho bạn một số điểm so sánh sau đây nhé.

Tiêu chí

Vốn pháp định

Vốn điều lệ

Quy định Được quy định về mức tối thiểu đối với từng ngành nghề. Không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa.
Cơ sở xác định Chỉ cần đăng ký là có thể hoạt động kinh doanh hoặc trong một số trường hợp cần phải ký quỹ. Phải đăng ký khi tiến hành thành lập doanh nghiệp.

Vốn điều lệ có thể tăng lên hoặc giảm xuống trong suốt quá trình kinh doanh.

Vốn Vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề.

Vốn pháp định phải đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là đối với các ngành nghề có điều kiện.

Phải góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký.

Các thành viên trong công ty cổ phần phải chịu trách nhiệm về phần vốn góp của mình và hưởng cổ tức trên phần vốn góp tương ứng

Vốn điều lệ phải cao hơn vốn pháp định tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh

Quy định về vốn pháp định tại Việt Nam

Hiện nay, vốn pháp định tại Việt Nam được quy định cụ thể đối với từng ngành nghề kinh doanh. Cụ thể như sau:

Ngành nghề kinh doanh

Vốn pháp định

Kinh doanh bất động sản [được quy định cụ thể trong Luật kinh doanh bất động sản 2014] 20 tỷ đồng
Ngân hàng [được quy định tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP ] –   Ngân hàng thương mại nhà nước: vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.

–   Ngân hàng liên doanh: vốn pháp định 3000 tỷ đồng.

–   Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài:vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.

  • –          Ngân hàng thương mại cổ phần: vốn pháp định 3000 tỷ đồng.

–   Chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cần 15 triệu USD vốn pháp định .

–   Ngân hàng chính sách: vốn pháp định là 5000 tỷ đồng.

–   Ngân hàng phát triển: vốn pháp định 5000 tỷ đồng.

–   Ngân hàng đầu tư: vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.

–   Ngân hàng hợp tác cần 3000 tỷ đồng vốn pháp định

–   Quỹ tín dụng nhân dân trung ương:vốn pháp định 3000 tỷ đồng

.–   Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: vốn pháp định là 0.1 tỷ đồng.

Kinh doanh tổ chức tín dụng phi thương mại [được quy định tại NĐ 10/2011/NĐ-CP]
  • Đối với công ty tài chính: vốn pháp định là 500 tỷ đồng
  • Công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng
Kinh doanh hàng không chung [NĐ 76/2007/NĐ-CP] 50 tỷ đồng
Kinh doanh cảng hàng không [Nghị định 83/2007/NĐ-CP]
  • Cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ
  • Cảng hàng không nội địa: 30 tỷ
Kinh doanh dịch vụ hàng không [được quy định tại Nghị định 76/2007/NĐ-CP]
  • Đối với dịch vụ vận chuyển nội địa
  • Khai thác từ 1 đến 10 máy bay, vốn pháp định là 200 tỷ đồng
  • Khai thác từ 10 đến 30 máy bay: vốn pháp định là 400 tỷ đồng
  • Khai thác nhiều hơn 30 máy bay, vốn pháp định là 500 tỷ đồng
  • Đối với dịch vụ vận chuyển quốc tế
  • Khai thác từ 1 đến 10 máy bay: vốn điều lệ là 500 tỷ đồng
  • Khai thác từ 10 đến 30 máy bay: vốn điều lệ là 800 tỷ đồng
  • Khai thác từ 30 máy bay trở lên, vốn điều lệ là trên 1000 tỷ đồng.
Kinh doanh bảo vệ [NĐ 52/2008 NĐ-CP] 2 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ [104/2007/NĐ- CP] 2 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài [ NĐ 126/2007/NĐ-CP] 5 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ kiểm toán [NĐ 17/2012/NĐ-CP] 5 tỷ đồng
Kinh doanh ngành nghề sản xuất phim [NĐ 54/2010/NĐ-CP] 1 tỷ đồng
Kinh doanh thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất [NĐ 25/2011/NĐ-CP] – Đối với việc không sử dụng băng tần số vô tuyến điện , số thuê bao viễn thông:

+ Thiết lập mạng trong phạm vi 1 tỉnh, thành phố trực thuộc TW: 5 tỷ đồng

+ Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực: 30 tỷ đồng

+ Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc: 100 tỷ đồng

– Kinh doanh viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện và số thuê bao viễn thông.

+ Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực:  vốn pháp định là 100 tỷ đồng.

+ Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc: vốn pháp định là 300 tỷ đồng.

Kinh doanh thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh [NĐ 25/2011/NĐ-CP] 30 tỷ đồng
Kinh doanh thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất [ được quy định tại NĐ 25/2011/NĐ-CP] – Đối với việc thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện: vốn pháp định là 20 tỷ đồng

– Trong trường hợp không sử dụng băng tần số vô tuyến điện: vốn pháp định là 300 tỷ đồng

– Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện: vốn pháp định là 500 tỷ đồng.

Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe [Nghị định 73/2016/NĐ-CP] 300 tỷ đồng
Kinh doanh bán lẻ theo hình thức đa cấp [NĐ  40/2018/NĐ-CP] 10 tỷ đồng
Kinh doanh chứng khoán [NĐ 58/2012/NĐ-CP và NĐ  86/2016/NĐ-CP] Từ 10 đến 165 tỷ đồng

Kết luận

Như vậy là thông qua bài viết trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về vốn pháp định là gì, sự khác biệt giữa vốn pháp định và vốn điều lệ cũng như những quy định cụ thể về nguồn vốn này rồi đúng không nào? Đây là một trong những nguồn vốn bắt buộc khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Vì vậy nếu như bạn đang có kế hoạch thành lập công ty trong tương lai thì đừng quên tham khảo thật kỹ bài viết để có kế hoạch kinh doanh hợp lý nhé. 

Video liên quan

Chủ Đề