Vòng đời trong bệnh án y học gia đình

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Chương 2: Vòng đời người: mối liên quan trong chǎm sóc sức khỏe Philip.D.Sloane và Peter Curtis Tất cả các bác sĩ gia đình và các bác sĩ đa khoa khác nên là những người nghiên cứu sự phát triển của người. Sự hiểu biết về những thách thức của từng giai đoạn sống và sự tác động của các sự kiện trong đời sống lên sức khỏe thể chất và tâm lý sẽ làm tǎng khả nǎng của người thầy thuốc để giúp bệnh nhân. Sự hiểu biết của chúng ta về vòng đời người có chiều hướng gia tǎng với kinh nghiệm bởi vì bản thân cuộc sống là người thầy lớn nhất. Nhưng người học viên nhạy cảm và quan tâm lại có thể thu nhận được những điều sâu sắc ngoài kinh nghiệm sống của chính mình thông qua mối quan hệ với gia đình, bởi sự hiểu biết về đời sống và gia đình của các đồng nghiệp, người bệnh, sinh viên, người đồng cảnh, và thông qua nghệ thuật [đọc sách, xem chiếu bóng, coi vô tuyến truyền hình...]. Phạm vi của sự phát triển con người thì rộng. Sự đa dạng của các lĩnh vực khoa học đã đóng góp cho sự hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này, sự đóng góp lớn nhất có lẽ từ tâm lý học, từ phát triển của trẻ em, của lão khoa cũng như của y học. Chính do có cuộc cách mạng trong khoa học - kỹ thuật nên sự hiểu biết của chúng ta, viễn cảnh của sự giao tiếp, hành vi, cách sống và các mối quan hệ đã thay đổi nhiều kể từ công trình mở đường của Freud và các người cùng thời. Chương này chỉ cung cấp phần giới thiệu tóm tắt vài vấn đề quan trọng trong y học gia đình. Chương 3, 9, 10, 14, 15, 16 và 18 cung cấp những bổ sung chi tiết. Trường hợp ví dụ Bà A.G 29 tuổi đến khám vì bị "cảm lạnh". Bà ta kể rằng bà đã bị 4 lần nhiễm trùng đường hô hấp trên trong vòng 6 tháng qua. Bà đã xây dựng gia đình được 6
  2. nǎm và đã có hai con 2 và 4 tuổi. Nguyên là người phụ tá, hiện nay bà ở nhà với các con và để tǎng thêm thu nhập cho gia đình bà trông thêm ba đứa trẻ. Câu hỏi nghiên cứu Những stress nào trong đời sống làm cơ sở cho quyết định của bà A.G đi khám bệnh vì bị "lạnh"? Trường hợp thảo luận Trong những cuộc gặp chǎm sóc sức khỏe ban đầu, lời kể bệnh thường không phản ánh được tình trạng hệ trọng của bệnh. Vấn đề "lý do thực tế để đi khám bệnh" thường bao gồm những vấn đề của sự phát triển của cá nhân người bệnh hoặc của những mối liên quan giữa các hệ thống xã hội và gia đình, ở đó người bệnh sinh sống. Bố mẹ của những đứa trẻ thường phát hiện ra rằng cả gia đình bị nhiễm bệnh hô hấp khi những đứa trẻ đi vườn trẻ, mẫu giáo hoặc đến trường. Như vậy bà A.G bị cảm lạnh có thể do chǎm sóc những đứa trẻ khác. Vấn đề tiềm ẩn có lẽ có tính chất dịch tễ, và người bác sĩ có thể đảm bảo cho người bệnh bằng cách xác định rằng xung quanh còn có nhiều trẻ con mắc bệnh hô hấp. Mặt khác, cũng rất có thể là các stress tiềm ẩn trong đời sống dẫn đến những lời than phiền của bà A.G. Một đôi vợ chồng có con khi tuổi đôi mươi có thể chịu stress do cùng một lúc phải tự lo kinh tế cho mình, phát triển mối quan hệ vợ chồng, nuôi dạy con cái. Hơn nữa, giai đoạn 28-32 tuổi tương ứng với tuổi 30 chuyển tiếp: ở thời kỳ này các người trưởng thành trẻ tuổi có khuynh hướng đánh giá lại và có nhiều câu hỏi về cuộc sống. Những stress này có thể dẫn đến những trắc trở vợ chồng, điều này giải thích tại sao tuổi 28-30 là thời điểm thường xảy ra ly thân và ly dị. Những stress như vậy có thể làm tǎng khả nǎng nhiễm bệnh do ức chế chức nǎng tế bào T, nhưng những stress này cũng có thề dẫn đến việc đi khám
  3. bệnh vì những điều phàn nàn nhỏ nhặt bởi vì người bệnh cần trao đổi với ai đó về tình hình cuộc sống của mình. Như vậy, người thầy thuốc gia đình thǎm khám cho bà A.G vì những phàn nàn về hô hấp cũng nên hỏi han bà về những lo toan, những stress trong cuộc sống của bà, tập trung vào các vấn đề hôn nhân và sự thỏa mãn trong cuộc sống. VòNG ĐờI NGƯờI Mặc dù có sự đa dạng về con người , dân tộc và các nhân tố vǎn hóa giữa các người bệnh, có những kiểu mẫu và kinh nghiệm chung cho nhiều cá thể ở các thời điểm đặc trưng của vòng đời sống. Trong đời sống, nhiều trường hợp, người bệnh đến khám bệnh vì những vấn đề liên quan đến vòng đời [Bảng 2.1 ]. Bảng 2.1: Các thǎm khám liên quan với vòng đời chung Các sự kiện của đời sống Các ví dụ về các biến cố liên Các thǎm khám để giữ sức thường liên quan đến thǎm quan với vòng đời thường được khỏe liên quan với vòng thǎm khám bởi bác sĩ gia đình đờ i khám - Đẻ - Chậm lớn - Chǎm sóc trước sinh - Vào trường tiểu học, trung - Đái dầm - Thǎm khám cho trẻ khỏe học [thǎm khám trước khi mạnh - Nhà trường và các vấn đề hành nhập học] vi ở trẻ em - Thǎm khám trước tuổi - Xây dựng gia đình [thǎm học đường - Dậy thì/ kinh nguyệt khám trước hôn nhân] - Thǎm khám để tham gia - Bệnh lây truyền qua đường - Du lịch quốc tế [tiêm điền kinh tình dục chủng, đơn thuốc] - Thǎm khám trước hôn
  4. - Bệnh cấp và mạn tính - Tránh thai nhân - Nằm bệnh viện . - Đánh giá thể lực cho - Thai nghén người học nghề - Chết - Tai nạn giao thông - Thǎm khám theo báo - Ly dị hiểm y tế - Thất nghiệp - Thǎm khám định kỳ hàng nǎm - Ngược đãi vợ chồng - Thǎm khám trước khi đi - Về hưu du lịch nước ngoài. - Tr ầm c ả m - Vợ hoặc chồng bị chết - Thích ứng với sự ốm yếu Người bác sĩ gia đình dùng hiểu biết về sự phát triển bình thường để hướng dẫn phòng bệnh và giáo dục sức khỏe. Họ cũng sử dụng kiến thức để dự đoán, xác định và điều trị những vấn đề tâm lý xã hội, những vấn đề thường dẫn người bệnh đi khám bệnh. Cuối cùng, các bác sĩ gia đình cho lời khuyên, như đi thǎm khám trước khi xây dựng gia đình, thǎm khám ở tuổi dậy thì và thǎm khám cho người cao tuổi. Thông thường, những biểu hiện gay cấn như không hành kinh là cơ hội để thầy thuốc gia đình cho lời khuyên về hành vi bình thường và về sự phát triển. Quan điểm của người bác sĩ gia đình về sự phát triển của người nên bao gồm cả các nhân tố sinh lý học và tâm lý xã hội. Thường thường sự thay đổi của cơ thể và sự biến đổi tâm lý xã hội đi cùng với nhau. Ví dụ sự phát triển tình dục ở tuổi thiếu
  5. niên và sự biến đổi hormon có liên quan với những thay đổi lớn của hành vi. Mọi nhân tố này tác động đến cá nhân, đến gia đình và đến sự đi thǎm khám. Stress và sự thay đổi là hiện tượng bình thường. Thông thường những "biến động" có tính chất stress đánh dấu sự chuyển đổi cần thiết từ một giai đoạn này sang giai đoạn khác của đời sống. Do người bệnh không phải bao giờ cũng hiểu rõ mối liên quan giữa stress và sức khỏe, người bác sĩ gia đình thường cần phát hiện ra những vấn đề đằng sau những lời than phiền của người bệnh. Hiểu biết về nhiệm vụ chung mà người ta phải đối đầu trong suốt đời giúp thầy thuốc xác định được các câu hỏi cần hỏi và những vấn đề cần khai thác mỗi khi thǎm khám. Sự phát triển trong quá trình thai nghén Giai đoạn trước sinh là giai đoạn nhanh và có nhiều kịch tính nhất của sinh lý phát triển. Bắt đầu bằng một tế bào duy nhất [trứng đã thụ tinh], phôi thai lớn lên và biệt hóa trong vòng 40 tuần để thành trẻ sơ sinh. Đồng thời, người mẹ trải qua nhiều triệu chứng và những thay đổi của cơ thể. Nhiều thay đổi có thể dự đoán trước và là bình thường, nhưng sẽ là nỗi lo của người bệnh nếu không được giải thích chu đáo. Hơn nữa, những sai lệch khỏi ngưỡng bình thường được thầy thuốc tìm kiếm vì chúng có thể là đầu mối cho những vấn đề của thai nghén. Bảng 2.2 giới thiệu một số giai đoạn quan trọng trong chu kỳ trước sinh và thảo luận về ý nghĩa y học của chúng. Bảng 2.2: Các mốc được lựa chọn của sự sinh trưởng và phát triển trong giai đoạn trước sinh và nǎm đầu tiên của đời sống. GIAI ĐOạN TRước SINH Nǎm đầu tiên của đời sống Tuổi Các mốc Các vấn đề chǎm Tuổi t ừ Các mốc Các vấn đề chǎm
  6. sóc y tế khi đẻ sóc y tế sau vòng kinh cu ối 3-4 tuần Phôi làm tổ Chảy máu âm đạo Thiết lập cầu Môi trường bệnh 0-7 nhẹ thường đi kèm nối mẹ con viện và gia đình có ngày với phôi làm tổ thể tác động đến c ầ u n ối 3-5 tuần Mức HCG Test thai sớm 2-4 tuần Có thể theo Xét nghiệm sàng bắt đầu tǎng dương tính, nôn và dõi sự cử lọc về thị giác sớm mệt động bằng có thể thực hiện mắt qua 10- 20? Cơ quan Tác động của Biết cười khi Có thể thấy sự 4-12 2-3 tuần chính được thuốc, của độc tố tương tác bố mẹ - tháng có kích thích tạo thành lên thai mạnh nhất từ xung con quanh Thai lớn từ Người mẹ thấy Biết quay đầu Có thể sàng lọc 15-20 4 tháng tuần 4,5 inch tới 9 thai máy lần đầu về nơi có các vấn đề về nghe inch về chiều [khoảng 15 tuần tiếng động dài, từ với con dạ và 18 khoảng 2,5 tuần với con so] aoxơ tới 8 aoxơ về trọng lượng
  7. 22 tuần Huyết áp của Không có giảm Biết ngồi Ngồi là một cách 5-8 mẹ đạt ở mức huyết áp, ở giữa không cần đo sự phát triển tháng thấp nhất vì chỗ dựa vận động đơn giản quá trình thai có sự thay đổi nghén, nghĩ đến có tuần hoàn do thể gây nên chứng tiền sản giật về sau thai nghén 28 tuần Người bố có thể Có thể nhận Phát triển kỹ nǎng Thai dài 12 khoảng 14 thấy thai cử động biết tên của ngôn ngữ, cho tháng inch và nặng khi đặt tay lên thấy sự nghe có mình, nói bụng người mẹ. được vài từ hiệu quả, xã hội khoảng 2 đến Đa số thai được đẻ như "mẹ" hóa, và sự phát 2.5 pound sau tuần thứ 28 sẽ triển của não. sống sót với sự chǎm sóc chu đáo Thai và tử Sự bǎn khoǎn và Tập đi một Thường om xòm 28-40 9-14 tuần cung lớn mệt mỏi của người trước khi đi. Sự tháng mình mẹ tǎng lên, rất tập đi làm tǎng nhanh mong muốn chuẩn nguy cơ các tai bị nhà cho bé ra nạn, hoặc nguy cơ đời [làm tổ] ǎn uống. Những thay đổi tâm lý xã hội ở bố mẹ đi kèm với sự phái triển của cái thai đang lớn. Sự nhận thức được đứa trẻ đang phát triển này đi từ một cảm nhận mơ hồ đến sự hiểu biết cụ thể về tâm tính, về hoạt động và về sự yêu ghét. Người mẹ do ngày càng thấy đáp ứng của thai nhi và chu kỳ hoạt động và nằm yên của thai nên gắn bó nhiều hơn và sớm hơn người bố, vì người bố thường không quan niệm đầy đủ về đứa trẻ như là một con người cho mãi đến khi sinh. Hơn nữa, thường có những
  8. thay đổi trong quan hệ tình dục vợ chồng và trong vai trò của họ trong quá trình thai nghén và sau khi sinh. Thǎm khám trước sinh có thể giúp cho cặp vợ chồng thích ứng với thai nghén và chuẩn bị để nuôi con. Trong quá trình thǎm khám trước sinh, người bác sĩ gia đình thực hiện các hoạt động khác nhau liên quan với sự phát triển phôi thai. Việc tính tuổi thai được thực hiện và xác định dựa trên những mốc phát triển: kích thước tử cung, thời điểm lần đầu nghe thấy tiếng tim thai đập, thời điểm bà mẹ cảm thấy thai cử động. Giám sát sức khỏe thai nhi phần lớn là so sánh tốc độ lớn của tử cung so với thai nghén bình thường. Chương 14 bàn luận chi tiết hơn về chỉ dẫn chǎm sóc trước sinh. Thời thơ ấu và thời vị thành niên Cũng như trong chǎm sóc trước sinh, đánh giá sự phát triển đóng vai trò quan trọng trong chǎm sóc trẻ em và các trẻ vị thành niên. Bố mẹ thường quan tâm đến sự phát triển của con cái; ở tuổi học đường, trẻ em thường tự biểu hiện bằng các vấn đề trong lớp học. Vì vậy, sự hiểu biết về hành vi bình thường ở các lứa tuổi khác nhau là rất quan trọng đối với người bác sĩ thực hiện việc chǎm sóc cho trẻ em và cho trẻ vị thành niên. Các chuẩn được xác định với nhiều thông số phát triển khác nhau. Ví dụ: chiều cao và cân nặng ở các giai đoạn khác nhau được trình bày trong "biểu đồ sinh trưởng". ở cơ sở khám bệnh, chiều cao và cân nặng của trẻ [ở trẻ con đo vòng đầu] được ghi lại sau mỗi lần thǎm khám, so chỉ số của người được thǎm khám với những trẻ Mỹ khác. Tiếp theo, bác sĩ nên sàng lọc một cách không chính thức những vấn đề phát triển bằng sự quan sát tác động qua lại của trẻ và bằng nói chuyện với bố mẹ. Thường thường theo dõi sự phát triển được dùng để nhắc nhở người bác sĩ các vấn đề của các giai đoạn đặc trưng [xem hình 2.1 để làm ví dụ cho phiếu]. Các lĩnh
  9. vực có thể được đánh giá là sự phát triển vận động đơn giản, sự phát triển vận động khéo léo, ngôn ngữ, hòa nhập cộng đồng, khả nǎng tập trung vào công việc, các kỹ nǎng, quan tâm và các vấn đề về hành vi [Bảng 2.3]. Bảng 2.3: Phạ m vi phát triển để đánh giá trong thǎm khám nhi khoa. Phạm vi Ví dụ [thay đổi phụ thuộc vào tuổi] Kỹ nǎng vận động đơn giản Lǎn, đi, chạy, chơi thể thao... Kỹ nǎng vận động khéo léo Xếp nhà, viết Ngôn ngữ Tiếp khách, nói, viết Quan hệ xã hội Với gia đình, với bạn bè, với trẻ em và người lớn ở các lứa tuổi Khả nǎng tập trung vào nhiệm vụ Khoảng thời gian đứa trẻ có khả nǎng miệt mài vào một việc đặc trưng như đọc sách, chơi tennis Học làm vệ sinh, kiểu ǎn Thói quen Sự quan tâm Mặc quần áo đẹp, chơi thể thao, chương trình ti vi phù hợp, bạn khác giới Tranh cãi với anh chị em, từ chối đi đến trường, trốn học, Hành vi dùng thuốc hoặc rượu Những cái mốc phát triển thường được ghi chép ở các cơ sở y tế bởi y tá hoặc bởi bác sĩ theo test phát triển Denver hoặc có cải biên. Hình 2.1 cung cấp một số ví dụ về biểu đồ phát triển cho trẻ nhỏ. Ngoài sự phát triển thể chất, những vấn đề chung
  10. nhất của phát triển trong nǎm đầu của đời sống bao gồm các kỹ nǎng về mối liên hệ gia đình, về giao tiếp, và về tâm lý vận động. Bố mẹ có thể được giúp đỡ để hiểu được sự phát triển của con mình với bản hướng dẫn và thông tin về: - Giấc ngủ - Khóc và ý nghĩa - Thực hành nuôi con - Sự gần gũi về thân thể - Nói chuyện với trẻ con - Mối liên quan anh chị em - Mối lo xa cách - Mối liên quan của ông bà. Giai đoạn chập chững đi [12-36 tháng] là thời gian hoạt động nhiều và hay tìm tòi. Tǎng khả nǎng phối hợp cũng có nghĩa là có tiềm nǎng nguy hiểm ở trong nhà và ở ngoài sân. Cùng với sự tǎng lên của kỹ nǎng giao tiếp và phát triển cá tính, cần thưởng phạt đúng việc. Bố mẹ phải làm việc vất vả trong giai đoạn này để thống nhất kỷ luật và các biện pháp kiểm tra có hiệu quả cũng như để giành "thời gian có chất lượng" cho những đứa trẻ. Phạm vi của hướng dẫn và công việc gồm: - Chơi [một mình và với người khác] - Các việc thường ngày. - Dạy làm vệ sinh
  11. - Giao tiếp - Xây dựng mô hình hành vi với anh chị em/ bố mẹ - Trông trẻ - Các vấn đề ǎn uống. Sự phát triển trong giai đoạn tiền học đường và ở trường tiểu học [4- 12 tuổi] bao gồm sự rèn luyện cách đọc, cách giao tiếp, cách hòa nhập, và tìm thú vui học tập. Dù rằng nhà trường đã dạy những kỹ nǎng này trong nhiều môn, nhưng ở nhà bố mẹ nên cố gắng làm gương và tham gia vào qui trình giáo dục. Nhiều người tin rằng, những vấn đề còn tồn tại của hệ thống giáo dục của chúng ta một phần là do sự khước từ của bố mẹ trong vai trò này. Phạm vi của hướng dẫn và công việc của người bác sĩ là: - Đặc tính về giới - Biết phân biệt đúng, sai - Hành vi gây gổ - Tham gia vào hoạt động của gia đình - Sự bất lực học tập - Sự trưởng thành của nhân cách Tuổi dậy thì làm cho cơ thể có những thay đổi [vú phát triển, kinh nguyệt, lông cơ thể, giọng trầm]. Những người ở tuổi vị thành niên thường tự mình nhận thức trước những thay đổi của cơ thể và thường có nhiều câu hỏi về những thay đổi đó. Với những thay đổi này của cơ thể, hình thành nên nhiệm vụ của sự phát triển một con người độc lập, đặc trưng bởi sự hướng nghiệp. Đạo đức, tín ngưỡng, giới tính,
  12. khả nǎng xác định giới hạn đều dựa trên những mục tiêu và giá trị này. Tính độc lập của đứa trẻ khiến cho chúng xem xét giá trị và những lời khuyên của bố mẹ. Xung đột với bố mẹ thường xảy ra, đây là bước bình thường mà sau đó được giải quyết bằng sự chấp nhận lại nhiều lời khuyên của bố mẹ. Mối quan hệ với bạn cùng lứa là quyết định ở tuổi vị thành niên và sự làm theo bạn thường đi kèm với sự thử dùng ma túy, quan hệ tình dục và uống rượu. Cách tiếp cận chi tiết hơn với tuổi vị thành niên được trình bày ở chương 9. Trường hợp ví dụ Bà M vợ của một bác sĩ trẻ mới chuyển đến nơi ở và hiện đang thực tập ở một thành phố nhỏ, bà đang có mang. Đứa con trai bà ta được đỡ bởi thầy thuốc gia đình. Bà là một người mẹ tuyệt vời và gắn bó với con Richard của bà. Nhưng qua 18 tháng sau, Richard biểu hiện chậm lớn [giảm từ 65 phân vị xuống 20 phân vị] cũng như chậm trí tuệ và có vấn đề về ngủ. Phân tích dinh dưỡng đơn giản, phân tích nước tiểu và máu, không có biểu hiện bất thường. Ngoài các stress của sự bắt đầu làm việc và chuyển đến ở thành phố mới, bà M kể rằng mọi thứ trong gia đình đều tết. Thầy thuốc gia đình có cơ sở để đưa Richard vào bệnh viện để thực hiện các thǎm khám khác, nhưng trước khi việc này được thực hiện, bác sĩ M bị tạm giữ vì lái xe trong khi say, gây tác hại đến tài sản. Khi được hỏi về rắc rối này, bà M ỉu đi và buồn rầu chấp nhận rằng chồng bà ta là người nghiện rượu nặng đã vài nǎm và đôi khi đánh bà sau khi uống. ông M được đưa vào chương trình điều trị tại nhà, có kết quả tết, đồng thời khi đó Richard bắt đầu trở lại trọng lượng và phát triển đúng các mốc chuẩn. Trường hợp thảo luận Đa số các vấn đề về sinh trưởng và phát triển ở Mỹ không do bệnh tật gây nên mà do những vấn đề tâm lý xã hội như stress, ngược đãi, thiếu sự thương yêu dẫn đến suy dinh dưỡng. Hoặc nguyên phát [như ở các nước thuộc thế giới thứ ba] hoặc
  13. thứ phát [như ở nước này] suy dinh dưỡng gây nên những hậu quả nghiêm trọng và thường không hồi phục được đến các kỹ nǎng vận động và trí tuệ. Không có tầng lớp xã hội nào, nghề nghiệp nào tránh được những vấn đề gia đình, xã hội hoặc nghiện ngập, những vấn đề đó tác động sâu sắc đến sự trưởng thành và hành vi. Sự hiểu biết của người thầy thuốc về những vấn đề bình thường hoặc không bình thường trong mọi giai đoạn rất cần thiết để giúp cho người bệnh và gia đình họ. Giai đoạn trưởng thành sớm và trung niên Những nghiên cứu sớm về phát triển của người tập trung vào giai đoạn thơ ấu. Nhưng càng ngày càng có nhiều bằng chứng rằng sự thay đổi và tiến hóa còn tiếp tục qua giai đoạn trưởng thành và có thể gặp trong các giai đoạn ước đoán trước [bảng 2.4]. Bảng 2.4: Các giai đoạn của đời sống và sự chuyển tiếp của giai đoạn trưởng thành Tuổi Giai đoạn đời Chuyển tiếp Nhiệm vụ / mục tiêu / vấn đề sống [=CT] CT trưởng thành Thiết lập sự độc lập với gia đình; xác định mục 17- sớ m tiêu cá nhân và giá trị; Chọn nghề; thử thách 22 đầu tiên với bạn khác giới. Trưởng thành Khởi đầu nghề nghiệp, làm bố mẹ sớm, hoặc trì 22- sớ m hoãn sinh sản; vai trò cân bằng cá chân bạn 29 khác giới; các quan hệ dìu dắt có thể có ích. CT ở tuổi 30 Sự đánh giá lại việc chọn lựa ban đầu cồ thể 28- dẫn đến hoặc là sự thay đổi hoặc là tái uỷ thác. 33
  14. Không nghề nghiệp có thể dẫn đến sự chán nản, rượu chè, xung đột hoặc bạc đãi vợ chồng. ổn định Thiết lập chỗ đứng trong xã hội do thành công 30- nghề nghiệp, nuôi dạy con, quan hệ trong cộng 39 đồng, thích ứng với bạn khác giới và con cái. Khủng hoảng Đánh giá lại mục tiêu và hoạt động sống, những 33- giữa cuộc đời điều chỉnh đầu tiên cho những dấu hiệu sớm 45 của tuổi già, thay đổi nghề nghiệp, khủng hoảng hôn nhân phổ biến, hoàn thành sự sinh đẻ. Chuyển từ người hành nghề sang dạy các người Trung niên 45- khác. Tạo điều kiện cho trẻ con được tự do. Tái 60 thiết lập gia đình sau khi các con cái rời khỏi nhà. Niềm vui trong sự biểu lộ tình cảm cá nhân và sự trưởng thành là phổ biến trong số phụ nữ giành tất cả thời gian làm mẹ. CT ở tuổi 50 Đánh giá lại cuộc đời, có thể có sốc ở những 47- người có ít thay đổi trong độ tuổi 30 và 40. Mãn 55 kinh gây nên những đáp ứng sinh lý, tâm lý ở phụ nữ. CT ở tuổi 60 Dự đoán trước sự về hưu. Đồng nhất hơn với 58- sớ m gia đình và vǎn hóa; chấp nhận cuộc đời. 68 Người già còn Hài lòng với đời sống ở mức độ cao, giữ liên hệ 65- trẻ "những nǎm với gia đình, trở thành ông bà; khả nǎng tuân 79 thủ thời gian nhàn rỗi và lợi ích cộng đồng, sự vàng"
  15. lo âu về bảo vệ sức khỏe và độc lập. CT phụ thuộc cơ Bệnh mãn tính và sự ốm yếu làm giảm khả 70- thể nǎng độc lập; cần có sự giúp đỡ cho các hoạt 84 động hàng ngày, sự phụ thuộc làm tǎng sự tin cậy vào gia đình. Người già cao Sự chết của vợ hoặc chồng, bạn bè, anh chị em 75+ tuổi "người già chấp nhận sự thay đổi của cơ thể; sự khó chịu ốm yếu" của cơ thể; sự tiếp xúc xã hội đáng kể với sự hỗ trợ của mỗi cơ sở chǎm sóc sức khỏe, mong muốn đóng góp kinh nghiệm sống cho người khác, đặc biệt cho người trẻ hơn, sắp sẵn cho chết. Trong số những nghiên cứu có ảnh hưởng nhất về phát triển ở giai đoạn trưởng thành phải kể đến công trình của Levinson, được phổ biến bởi Sheehy. Levinson coi giai đoạn trưởng thành như là một chuỗi các thời kỳ ổn định được chia ra bởi các giai đoạn chuyển tiếp [khủng hoảng] của sự phát triển, trong khi đó con người hay đánh giá lại cuộc đời mình, khi đó cả xung đột và thay đổi đều hay gặp. Theo Levinson, sự chuyển tiếp phát triển xảy ra bởi vì không có một cuộc đời nào có thể hoàn thành mọi hướng của mình [mơ ước, mục tiêu, tham vọng]. Chọn con đường sống bao gồm sự khước từ những khả nǎng khác. Các giai đoạn chuyển tiếp xảy ra khi người ta kiểm tra lại cuộc sống của mình, thấy có sự lựa chọn lại. Tuổi vị thành niên kết thúc với giai đoạn chuyển tiếp trưởng thành sớm [17-22 tuổi]. Trong giai đoạn này mỗi cá thể phải cải tiến hoặc kết thúc mối liên hệ với bố mẹ và tổ chức [như đặt tên tôn giáo] và bắt đầu khai thác thế giới người trưởng thành. Sự chọn nghề nghiệp, quan hệ yêu đương, quan hệ bạn bè, đánh giá và cách sống là những phần của cùng một quá trình; sự chuyển tiếp này được nối tiếp bởi
  16. giai đoạn đầu trưởng thành [22-28 tuổi] trong giai đoạn này mỗi cá thể dựa vào những sự lựa chọn ban đầu này. Giai đoạn chuyển tiếp tiếp theo là giai đoạn chuyển tiếp tuổi 30 diễn ra giữa 28 và 33 tuổi. Trong giai đoạn này con người kiểm tra lại một cách tích cực cuộc đời mình. Kết quả sẽ hoặc là sự thay đổi [nghề mới, hôn nhân hoặc ly dị], hoặc là sự chuyển tiếp phẳng lặng hơn, ở đó cá thể tiếp tục dựa vào những cái đã xây từ tuổi 20. Giai đoạn chuyển tiếp này được nối tiếp bởi giai đoạn ổn định, khi đó người ta tập trung vào việc thiết lập vị trí trong xã hội. Thường thường con người tập trung "vun xới" cho nghề đã được chọn và vợ chồng tập trung vào việc nuôi dạy con. Những người không có con tập trung vào việc thực hiện công việc, giao lưu bạn bè, công tác xã hội. Giai đoạn chuyển tiếp tiếp theo xảy ra ở tuổi 33-45 đối với nữ và 37-45 đối với nam. Khủng hoảng giữa đời bao gồm sự chạm trán với những hạn chế của cuộc đời, theo nghĩa của cả sức lực và khả nǎng thực thi, người ta không hoàn thành được những mục đích của đời mình. Đối với cả nam và nữ, khủng hoảng này thường xảy ra do sự tích tụ những dấu hiệu của tuổi già, mọi việc đã qua từ sự tǎng chức của một người trẻ hơn ở cơ quan đến việc phát sinh bệnh tật làm cản trở sự tham gia vào môn thể thao ưa thích, đến việc qua đời của bố mẹ. Do có nhiều sự kiện nên trong giai đoạn này con người thường tự đánh giá lại đời mình, luôn cảm thấy có ít thời gian để hoàn thành mục tiêu của mình. Rất nhiều vấn đề ràng buộc, mục tiêu, kết quả của hoạt động dẫn đến sự gián đoạn nghề nghiệp, gián đoạn quan hệ cá nhân. Đây là thời điểm thường xảy ra sự thay đổi nghề nghiệp, chấm dứt hôn nhân, tâm trạng chán nản. Đối với phụ nữ không có con, phần quan trọng của cuộc khủng hoảng ở tuổi trung niên là sự cần thiết phải có con, vì rằng tần số hội chứng Down, vô sinh và nguy cơ thai nghén tǎng nhanh sau tuổi 35. Sau những lựa chọn, những người ở lứa tuổi giữa 40 bước vào giai đoạn trung niên. Đối với một số người, giai đoạn này là thời gian của sự hài lòng. Nhưng đối
  17. với những người khác không có khả nǎng để giải quyết vừa ý những xung đột của họ, đây là thời gian của sự từ chức, sự chán nản. Chuyển vào giai đoạn sau 40 và 50 con người trước đây leo trên thang nghề nghiệp giờ đây cố dìu dắt nghề cho người khác thường chuyển sang vị trí quản lý. Trong số cặp vợ chồng đã có con, người đàn ông có chiều hướng chú trọng đến những quyền lợi lớn của gia đình và mối quan hệ cá nhân còn người đàn bà chú trọng đến tình cảm và sự trưởng thành. Giai đoạn trung niên tiếp tục cho đến khoảng 60 tuổi. Nhưng trọng giai đoạn này, giai đoạn chuyển tiếp nhẹ nhàng hơn xảy ra, đó là giai đoạn chuyển tiếp ở tuổi 50, trong giai đoạn này con người lại đánh giá cuộc sống của mình. Đối với những người ít có thay đổi trong độ tuổi 40, giai đoạn này có thể là thời gian có nhiều khủng hoảng và thay đổi. Đối với phụ nữ, sự chuyển tiếp được báo hiệu bằng một hiện tượng sinh lý quan trọng: mãn kinh. Sự thay đổi của hormon và của cơ thể của mãn kinh xảy ra trong vài nǎm, với tuổi trung bình mãn kinh là 48. Người phụ nữ khi mãn kinh đã có quan niệm đây là kết thúc của những hấp dẫn, của sự có ích và của tình dục. Đa số phụ nữ đã vượt qua thành công những quan niệm này, hơn nữa sau mãn kinh họ cảm thấy tự do hơn để làm gì đó cho họ và họ hài lòng với cuộc sống của họ. Sự chuyển tiếp khác có xu hướng xảy ra vào trước tuổi 60, vì người ta đoán trước sự về hưu và tuổi già. Nhiệm vụ của giai đoạn này là sự tiếp nhận quá trình của cuộc đời và thật cố gắng để hoàn thành phần việc trong gia đình, công việc vǎn hóa, lịch sử. Sự chấp nhận cuộc sống cũng dẫn đến sự chấp nhận cái chết không thể tránh được. Kết quả của sự hoàn thành thắng lợi của giai đoạn chuyển tiếp này là tiếp cận cái chết "cộng với giá trị cho sự sống." Giai đoạn cao tuổi Thành công của tuổi già bao gồm sự kết hợp giữ được sức khỏe tết và điều chỉnh được những mất mát. Mục tiêu và sự thích thú vẫn là có sức khỏe tốt dù tuổi đã
  18. già. Những nghiên cứu của những nǎm 70 và 80 về những người trưởng thành thắng lợi đã chỉ ra rằng những người cao tuổi muốn có công việc thường xuyên bao gồm sự rèn luyện thân thể đều đặn, tiếp xúc xã hội, hoạt động sản xuất bằng nghề nghiệp, hoặc phục vụ cộng đồng và ǎn uống tốt. Những ví dụ về sự mất mát của cơ thể mà người cao tuổi phải điều hòa là giảm thính giác, giảm khả nǎng chịu đựng, ốm yếu do bệnh tật. Sự mất mát có tính xã hội thay đổi từ sự về hưu [mất vai trò của người lao động và kết quả của lao động trong sản xuất cho xã hội] tới việc rời đến chỗ ở mới [rời từ nhà vào cǎn hộ], tới việc mất bạn bè, anh chị em do bị chết. Đối với người thầy thuốc gia đình, cần thiết phân biệt người già còn trẻ, những người này tương tự người trưởng thành của tuổi trung niên muộn, với người già cao tuổi, những người này cơ thể bị suy yếu nhiều. Đối với nhiều người giai đoạn già còn trẻ thật sự là "những nǎm vàng". Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người ở tuổi 65-74 cảm thấy hài lòng với cuộc sống hơn so với những người ở tuổi khác. Điều này xảy ra là vì dù rằng có những hạn chế của sức lực, những người già còn trẻ có khả nǎng làm nhiều việc mà họ thích thú, được tự do khỏi tiền bạc và sức ép thời gian, và [sau đó] nhận thức được rằng họ phải sống hàng ngày cho chết họ hơn là hướng về tương lai. Vấn đề sức khỏe là vấn đề chung của nhóm tuổi này, những người già còn trẻ có trách nhiệm cao với việc giáo dục sức khỏe và những lời dặn dò của thầy thuốc. Sự chuyển tiếp tới giai đoạn phụ thuộc thể chất là đặc trưng khi bước vào giai đoạn già cao tuổi. Có thay đổi đáng kề về tuổi, nhưng đa số những người 80 tuổi bắt đầu giai đoạn này. Nhiều cặp vợ chồng vẫn khoẻ mạnh khi gần 75 tuổi nhưng sang tuổi 80 tuổi, ít cặp không, có ít nhất là một người bị yếu đau hay chết. Đối với những người già cao tuổi, điều quan trọng là giữ được độc lập và cải thiện mối liên hệ với các thành viên trong gia đình. Sự ốm yếu là gánh nặng cho gia đình, và chết dần là vấn đề còn trọng đại hơn là cái chết; ở với gia đình và sự chia sẻ kinh
  19. nghiệm sống cho người khác đặc biệt có giá trị. Thầy thuốc và các cán bộ khác làm việc chǎm sóc sức khỏe có vai trò nổi bật trong đời sống của các người già cao tuổi vì vấn đề sức khỏe là trung tâm của giai đoạn sống này. Sự chân thực, cởi mở của người thầy thuốc về sự ốm yếu, sự chết, sự hấp hối thường được hoan nghênh. CáC GIAI ĐOạN SốNG Và TáC ĐộNG CủA BệNH MạN TíNH Bệnh tật mạn tính thường tác động mạnh đến mỗi cá thể ở từng giai đoạn đời sống. Sự hoàn thành có hiệu quả những nhiệm vụ của sự phát triển thường thường bị ngǎn trở, khó thực hiện để làm cho cá thể tiến tới giai đoạn sau của đời sống. Kết quả dẫn đến sự trầm cảm, lo âu phụ thuộc và gây stress cho gia đình. Bệnh tật ở trẻ con tác động sâu sắc đến cả đứa trẻ và gia đình. Trẻ con thường tránh sự phụ thuộc và bố mẹ vấp phải khó khǎn và thường phải kéo dài quá trình điều chỉnh. Sự thay đổi mục tiêu sống và vai trò của nhiều thành viên gia đình thường là cần thiết để thích ứng với bệnh tật như bệnh hồng cầu liềm, xơ hóa nang, hoặc bệnh tự kỷ có thể dẫn đến sự trầm cảm, tan vỡ hôn nhân, tật uống rượn, bệnh tật của những thành viên khác trong gia đình. ở giai đoạn muộn hơn của đời sống, việc đối đầu với bệnh tật đặc biệt khó khǎn nếu chúng xảy ra trong các giai đoạn chuyển tiếp. Ví dụ: nhồi máu cơ tim cấp tính ở nam giới, tuy không phổ biến, xảy ra trong giai đoạn khủng hoảng ở khoảng giữa cuộc đời, hoặc nhiều hơn ở giai đoạn chuyển tiếp của tuổi 50. Bản thân bệnh tật, với sự phụ thuộc tạm thời vào những điều khác, và mối đe dọa của sự chết hoặc sự ốm yếu thường xuyên đều dồn đến tự nghi ngờ. Phản ứng của người bệnh thay đổi. Một số người có thể phủ nhận sự trầm trọng của vấn đề, trở nên không phục tùng y lệnh, nhấn mạnh đến việc làm lại bài tập thế dục mạnh, và khả nǎng tình dục. Một số khác có thể đi vào tình trạng trầm cảm, bởi sự sợ hãi là tiếp tục hoạt động nhiều sẽ dẫn đến cơn đau tim khác.
  20. Trong chǎm sóc cho mọi người bệnh, người bác sĩ gia đình phải cảm nhận từng giai đoạn của đời sống và những vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh. Khi chǎm sóc người bị bệnh nặng, người thầy thuốc phải đánh giá tác động của người bệnh đến người bệnh và gia đình. Một phần của quá trình này bao gồm sự hiểu biết các nhu cầu và các nhiệm vụ phát triển của người bệnh và của từng thành viên trong gia đình. Thường thường, lời khuyên xung quanh các vấn đề này giúp ích cho người bệnh và gia đình thích ứng tốt hơn với bệnh tật. CƠ HộI TRONG MỗI lầN THǍM KHáM Các giai đoạn phát triển của đời sống thường đi cùng với việc đi thǎm khám ở các cơ sở của bác sĩ gia đình. Thường thường, lý do của người bệnh đi thǎm khám là hoàn chỉnh một giấy tờ thǎm khám cần có như giấy chứng nhận trước khi kết hôn, hoặc giấy tiêm chủng. Vào lúc khác, người bệnh có vấn đề về sức khỏe nhưng cũng có thể có vấn đề liên quan đến sự chuyển tiếp đời sống. Biết được, xác định được, điều hành được sự phát triển liên quan với sức khỏe, với các vấn đề tâm lý xã hội là một trong những chìa khóa để bảo vệ sức khỏe. Các vấn đề này được mở rộng trong phần thứ hai của sách này. Tiêu điểm của người bệnh dù có như thế nào, người thầy thuốc gia đình vẫn có thể cung cấp sự chǎm sóc dễ cảm nhận hơn, thích đáng hơn, nếu người thầy thuốc tiếp cận người bệnh trong viễn cảnh của sự phát triển của con người. TàI LIệU THAM KHảO 1. Comfort A: A Good Age. New York, Crown Publishers, 1976.

Page 2

YOMEDIA

Tất cả các bác sĩ gia đình và các bác sĩ đa khoa khác nên là những người nghiên cứu sự phát triển của người. Sự hiểu biết về những thách thức của từng giai đoạn sống và sự tác động của các sự kiện trong đời sống lên sức khỏe thể chất và tâm lý sẽ làm tǎng khả nǎng của người thầy thuốc để giúp bệnh nhân.

18-05-2011 360 34

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề