Vương đình huệ ứng cử ở đâu

Mai Dung - Hoàng Hoan   -   Chủ nhật, 23/05/2021 09:33 [GMT+7]

Có mặt từ rất sớm tại điểm bầu cử số 1 thị trấn An Lão [An Lão, Hải Phòng], Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chuyện trò cùng cử tri, tham gia khai mạc và bỏ những lá phiếu đầu tiên.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bỏ lá phiếu đầu tiên tại điểm bỏ phiếu số 1 thị trấn An Lão, Hải Phòng. Ảnh Mai Dung Từ 6h40, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có mặt tại điểm bầu cử số 1 tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện An Lão [TP.Hải Phòng]. Ảnh Mai DungChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là một trong số 4 ứng cử viên đại biểu Quốc hội của Trung ương được giới thiệu ứng cử tại TP.Hải Phòng. Ảnh Mai DungChủ tịch Quốc hội xem danh sách ứng cử viên trước giờ khai mạc bầu cử tại Điểm bầu cử số 1 Thị trấn An Lão [Hải Phòng]. Ảnh Mai DungTrong sáng 23.5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cùng hơn 1,5 triệu cử tri TP.Hải Phòng hân hoan đi bỏ phiếu, sáng suốt lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Ảnh Mai Dung
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cùng các đại biểu tiến hành nghi thức chào cờ tại điểm bầu cử số 1 huyện An Lão, Hải Phòng. Ảnh MDChia sẻ sau khi bỏ những lá phiếu đầu tiên vào hòm phiếu tại Điểm bầu cử số 1 [An Lão, Hải Phòng], Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: "Tôi rất xúc động và tự hào vì đã rất nhiều lần đi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân nhưng đây là lần đầu tiên tôi được bỏ phiếu tại Hải Phòng, cũng là lần đầu tiên tôi được thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trên cương vị là Chủ tịch Quốc hội". Ảnh Mai DungTổ bầu cử đóng dấu đã bỏ phiếu vào thẻ cử tri của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh Mai Dung
Phát biểu tại buổi bầu cử, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: "Hôm nay, được chứng kiến không khí như lễ hội của tất cả các khu vực bầu cử trong cả nước, Hội đồng bầu cử và cá nhân tôi rất vui mừng. Ngày bầu cử diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 càng thấy được sức mạnh trùng trùng điệp điệp của nhân dân, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Chính sức mạnh đó dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Tôi tin chắc với quyết tâm như vậy, với tinh thần đại đoàn kết, với công lao của các cử tri, cuộc bầu cử lần này chắc chắn sẽ kết thúc rất thành công".
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chào cử tri thành phố Hải Phòng trước khi rời điểm bầu cử. Ảnh Mai Dung
Cũng trong sáng 23.5, ông Lê Văn Thành - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ có mặt tại khu vực bỏ phiếu số 1, phường Đổng Quốc Bình [quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng], chờ đợi bỏ phiếu. Ảnh CTV
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã bỏ lá phiếu đầu tiên tại khu vực bỏ phiếu số 1, phường Đổng Quốc Bình [quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng]. Ảnh CTV

Mai Dung   -   Thứ năm, 29/04/2021 14:37 [GMT+7]

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ứng cử tại đơn vị bầu cử số 3 TP.Hải Phòng. Ảnh VH

Ủy ban Bầu cử TP.Hải Phòng vừa có Thông báo số 18/TB-UBBC về việc công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại thành phố Hải Phòng theo Nghị quyết số 559/NQ-HĐBCQG ngày 27.4.2021 của Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Cụ thể, Ủy ban Bầu cử thành phố công bố danh sách 15 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại 3 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội của thành phố để bầu 9 đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đơn vị bầu cử số 1 gồm các quận Hồng Bàng, Lê Chân và các huyện Thủy Nguyên, Cát Hải, Bạch Long Vĩ. Các ứng cử viên gồm: Ông Tống Văn Băng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 3; bà Mai Thị Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng; bà Phạm Thị Lý, Trưởng phòng Phòng Kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu - Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng.

Đơn vị bầu cử số 2 gồm các quận Ngô Quyền, Hải An, Đồ Sơn và các huyện An Dương, Kiến Thụy. Các ứng cử viên gồm: Bà Đỗ Thị Phương Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu - Y học hạt nhân, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng; bà Nguyễn Thị Thanh Diệp, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Hải Phòng; ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam; Đại tá Nguyễn Minh Quang, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố Hải Phòng; ông Lã Thanh Tân, Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hải Phòng.

Đơn vị bầu cử số 3 gồm các quận Kiến An, Dương Kinh và các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Các ứng cử viên gồm: Thiếu tướng Vũ Thanh Chương, Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng; ông Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hải Phòng; ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội; Thượng tá Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an thành phố Hải Phòng; bà Nguyễn Hồng Vân, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trưởng phòng Quan hệ Quốc tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử tại TPHCM

[Thanhuytphcm.vn] - Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 252/NQ-HĐBCQG về phân bổ 203 người ứng cử ở Trung ương về địa phương để ứng cử đại biểu Quốc hội [ĐBQH]. Hội đồng bầu cử Quốc gia đã gửi danh sách 203 người ứng cử ĐBQH khóa XV do Trung ương giới thiệu về các tỉnh, thành.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử ở TPHCM

Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ứng cử ĐBQH tại Hà Nội. Đây là khóa thứ 5 liên tiếp đồng chí Nguyễn Phú Trọng ứng cử ở thủ đô. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử ở TPHCM [tương tự các Chủ tịch nước nhiệm kỳ gần đây]. Thủ tướng Phạm Minh Chính ứng cử tại TP Cần Thơ [đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ ứng cử tại Đồng bằng sông Cửu Long, trong các nhiệm kỳ trước và gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều là ĐBQH TP Hải Phòng]. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ứng cử ở TP Hải Phòng thay vì Hà Tĩnh [vào đầu nhiệm kỳ Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ứng cử tại Hà Tĩnh; khi đảm nhiệm chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí mới chuyển sinh hoạt từ Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh về Hà Nội].

Bên cạnh đó, ở khối cơ quan Đảng, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ứng cử tại Đà Nẵng [nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, đồng chí ứng cử tại Đồng Nai]. Các ứng viên là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư được phân bổ về một số địa bàn, như đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ứng cử tại Hòa Bình; Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Bà Rịa - Vũng Tàu; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ở Hậu Giang; Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm tại Hưng Yên; Bộ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Phan Văn Giang ở Thái Nguyên; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú tại Lào Cai; Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc ở Lâm Đồng; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình ở Bắc Giang; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng ở Quảng Ninh; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Đại tướng Lương Cường ở Thanh Hóa; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh tại Khánh Hòa; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Tây Ninh; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng ở Hà Tĩnh; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung ở Thừa Thiên Huế; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài ở Đăk Lăk.

Khối Chủ tịch nước, ngoài Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử tại TPHCM thì Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ứng cử tại quê nhà An Giang. Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải ứng cử tại Nam Định.

Trong số 15 thành viên Chính phủ tham gia ứng cử ĐBQH, ngoài Thủ tướng Phạm Minh Chính ứng cử tại TP Cần Thơ, còn có Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long ứng cử tại Kiên Giang và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ứng cử tại Vĩnh Long; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan ứng cử tại quê nhà Đồng Tháp.

Địa phương được phân bổ, giới thiệu nhiều ứng cử viên trung ương nhất là TPHCM với 13 người, thủ đô Hà Nội 12 người, tỉnh Thanh Hóa 7 người, các tỉnh Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai mỗi địa phương 6 người, còn lại các tỉnh, TP khác được phân bổ, giới thiệu 2 - 4 người.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga giữ kỷ lục về số lần ứng cử. Nếu trúng cử, cả hai đều có 6 khóa liên tiếp làm ĐBQH.

Đáng chú ý, Hội nghị hiệp thương lần 3 đã thông qua danh sách 205 người do các cơ quan Trung ương giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV, tuy nhiên, danh sách giới thiệu đến các địa phương còn 203. Theo Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, hai người không có tên trong danh sách là Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, ứng cử khối Mặt trận [nghỉ vì lý do sức khỏe]; bà Phạm Thị Bích Ngọc [Đại sứ Việt Nam tại Sri Lanka] có đơn xin thôi ứng cử vì lý do gia đình.

Không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vận động bầu cử

Theo quy định, thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ [trước 7 giờ ngày 22/5/2021].

Ngày 20/4, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội [ĐBQH] khóa XV nhằm hướng dẫn rõ một số quy định pháp luật về vận động bầu cử, việc xây dựng chương trình hành động của người ứng cử ĐBQH.

Hội nghị mặt trận ngày 20/4

Theo đồng chí Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ngay sau hội nghị hiệp thương lần 3 lập danh sách chính thức những người ứng cử, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh thành xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức hội nghị cử tri để những người ứng cử ĐBQH gặp gỡ, tiếp xúc cử tri nơi mình ứng cử nhằm thực hiện quyền vận động bầu cử theo quy định của pháp luật. Sau khi Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố danh sách chính thức những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử ĐBQH thông báo cho người ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình sắp xếp thời gian về địa phương nơi ứng cử để thực hiện quyền vận động bầu cử theo Kế hoạch của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh thành. Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước 7 giờ ngày 22/5/2021.

Nguyên tắc vận động bầu cử phải được bảo đảm, đó là việc tổ chức cho những người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử phải được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Ngoài các cuộc tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi ứng cử thì việc vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin, đại chúng -đây là “kênh” rất quan trọng để các ứng cử viên được thực hiện quyền vận động bầu cử. Trong vận động bầu cử tránh việc lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.

Đặc biệt, để đảm bảo công bằng bình đẳng cho các ứng cử viên, các quy định nêu rõ: không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng vận động bầu cử. Người ứng cử không sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ, tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

Trung Kiên

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề