Xây dựng thương hiệu chỉ có lợi cho doanh nghiệp dựng hay sai

Thương hiệu là gì? Tại sao lại phải xây dựng thương hiệu? Đây chắc hẳn không phải là một câu hỏi không hề xa lạ với các doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng ta đã hiểu đúng, hiểu đủ về vấn đề này chưa, hãy cùng Hocmarketingsale.com khám phá qua bài viết này nhé

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một thuật ngữ được dùng để chỉ bất cứ yếu tố nào [tên gọi, logo, slogan, bao bì…] mà doanh nghiệp dùng để xác định sản phẩm/dịch vụ của mình hoặc chính mình trên thị trường. Nó có thể là cả những yếu tố không được pháp luật bảo hộ và những yếu tố được pháp luật bảo hộ nhưng không dưới danh nghĩa nhãn hiệu như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp …

Nói cách khác, thương hiệu là một hình ảnh độc đáo và rõ nét trong nhận thức của khách hàng, đem đến cho họ những lợi ích đặc biệt khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp bởi một doanh nghiệp đặc biệt. Sẽ thật sai lầm khi nghĩ rằng một thương hiệu chỉ thực sự là thương hiệu khi nó tồn tại ở mọi nơi xung quanh người tiêu dùng, chứ không phải trong suy nghĩ của họ.

Như vậy, qua những định nghĩa trên, có thể thấy rằng thương hiệu là một tên gọi, tổ hợp màu sắc, biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu để phân biệt sản phẩm/dịch vụ hay doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ hay doanh nghiệp khác. Thương hiệu là niềm tin, là tình yêu mà khách hàng và công chúng dành cho doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể là bất cứ gì gắn liền với sản phẩm/dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt so với các sản phẩm/dịch vụ cùng loại

+ Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa:

Trong tiếng Anh, Brand có nghĩa là nhãn hiệu. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của Marketing, Brand còn dần dần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là thương hiệu. Tuy nhiên ở Việt Nam, nhiều người vẫn còn sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Những điểm khác biệt cơ bản giữa thương hiệu và nhãn hiệu được thể hiện trong bảng sau:

 Thương hiệuNhãn hiệu
Giá trị– Là một khái niệm trừu tượng, khó xác định giá trị.

– Là tài sản vô hình của một doanh nghiệp.

– Là phần hồn của doanh nghiệp.

Có giá trị cụ thể, thông qua màu sắc, ý nghĩa, trang trí.

– Là tài sản hữu hình của một doanh nghiệp.

– Là phần xác của doanh nghiệp.

Về mặt pháp lýThương hiệu không hiện diện trên các văn bản pháp lý, nó nói lên chất lượng sản phẩm/dịch vụ, uy tín và sự tin cậy của khách hàng dành cho sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng.

– Thương hiệu được xây dựng trên hệ thống tổ chức của công ty.

Nhãn hiệu là tên và biểu tượng hiện diện trên văn bản pháp lý, xây dựng trên hệ thống pháp luật quốc gia được doanh nghiệp đăng ký và cơ quan chức năng bảo hộ.

– Do doanh nghiệp xây dựng dựa trên hệ thống luật pháp quốc gia.

Về mặt quản lýDo bộ phận chức năng quản lý.

– Phải xây dựng chiến lược marketing và quảng bá.

Phải đăng ký với cơ quan chức năng để bảo vệ quyền sử dụng và khởi kiện vi phạm.

Tại sao phải xây dựng thương hiệu?

Thương hiệu thể hiện đẳng cấp, niềm tin cũng như lợi thế của doanh nghiệp trong thị trường đầy cạnh tranh. Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.

Thông qua thương hiệu người tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm hơn và có mong muốn được lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó mang lại cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hoá cho doanh nghiệp. Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Chính những điều đó đã thôi thúc các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xây dựng và phát triển thương hiệu.

Dưới đây là một số lợi ích thiết thực có thể nhìn thấy ngay được của việc xây dựng thương hiệu:

+ Người tiêu dùng nhận biết được và nghĩ ngay đến sản phẩm và dịch vụ của công ty khi có nhu cầu

+ Gia tăng doanh số bán hàng

+ Gia tăng giá trị của Doanh nghiệp

+ Tạo niềm tự hào cho nhân viên

+ Tạo lợi thế cạnh tranh tốt

Tìm Hiểu Thêm bài viết tiếp theo trong cùng chủ đề: “5 Bước Cơ Bản Để Bắt Đầu Xây Dựng Thương Hiệu” bằng cách CLICK TẠI ĐÂY

Nếu bạn cảm thấy thông tin này thú vị và muốn chia sẻ đến bạn bè của mình, hãy nhấn ngay vào các nút dưới đây nhé. Cảm ơn bạn đã giúp Hocmarketingsale.com chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích đến với nhiều người hơn ?

Click vào đây để xem những bài trong chuyên mục: Lĩnh Vực Liên Quan

1. Quá nhiều nội dung quảng cáo

Các nội dung quảng cáo xuất hiện quá nhiều thường gây nhàm chán, bởi khách hàng không thực sự quan tâm đến những điều "hào nhoáng" của thương hiệu. Họ chỉ quan tâm đến việc nhãn hàng có thể đáp ứng được những nhu cầu của họ hay không.

Marketer có thể kiểm tra liệu mình có đang mắc phải hướng đi sai lầm này bằng cách xem lại các bài đăng trong vòng một tháng. Nếu bài đăng liên quan đến thương hiệu nhiều hơn bài đăng mang lại giá trị cho khách hàng, marketer cần định hình lại chiến lược nội dung với tỷ lệ số bài đăng phù hợp. 

2. Lượng email lớn

Theo báo cáo của salesforce, 76% khách hàng mong đợi sự tương tác nhất quán với các thương hiệu ở tất cả bộ phận. Tuy nhiên, 54% người được khảo sát cho biết các đội ngũ sales, dịch vụ và marketing đang bị mất liên kết.

Điều này được thể hiện rõ nhất ở hộp thư đến trong email của khách hàng. Ví dụ, sau khi nhận được email quảng cáo từ đội ngũ marketing, họ lại nhận được yêu cầu phản hồi về sản phẩm từ bộ phận chăm sóc khách hàng. Sự thiếu liên kết này khiến khách hàng bị "ngộp" bởi lượng email lớn và cảm thấy thương hiệu truyền tải thông tin thiếu chặt chẽ. Từ đó, họ có khả năng hủy đăng ký nhận email từ doanh nghiệp bất cứ lúc nào. 

Để tăng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua email, các bộ phận trong doanh nghiệp cần có sự kết nối và nhất quán trong việc truyền tải thông tin. Tuy nhiên, nếu khách hàng vẫn muốn hủy đăng ký nhận email, doanh nghiệp có thể thay đổi suy nghĩ của họ bằng cách cải tiến biểu mẫu hủy đăng ký, đưa ra lựa chọn “chỉ nhận những nội dung cần thiết” cho khách hàng.

3. Nội dung tiêu cực

Các thông tin tiêu cực thường thu hút sự chú ý hơn, do đó nhiều thương hiệu thường đăng tải những thông tin này và đặt tiêu đề "giật gân" để tăng lượt xem. Tuy nhiên, các thông tin tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu đến nhận thức và hành vi khách hàng , đồng thời tác động đến khả năng ra quyết định của họ.

Nếu doanh nghiệp muốn đề cập đến dạng nội dung này, việc đưa ra các giải pháp rõ ràng ở phần kết luận thay vì chỉ nêu những nội dung tiêu cực sẽ là một trong những cách marketing tốt cho thương hiệu.

4. Khai thác các chủ đề gây tranh cãi

Kể từ những năm 1800, nhiều chuyên gia đã nói rằng: "Đừng bao giờ bàn luận đến những vấn đề chính trị hay tôn giáo". Tương tự như trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần tránh những nội dung gây tranh cãi như chính trị hoặc tôn giáo nếu chúng không liên quan đến sứ mệnh và lĩnh vực kinh doanh của thương hiệu. Nếu thực sự cần đề cập đến các chủ đề này, doanh nghiệp nên cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh sai lệch thông tin, làm ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu.

Ngày 10/12, trang fanpage chính thức của một thương hiệu bán nệm đăng tải hình ảnh nhiều nam thanh niên cởi trần trong trang phục Noel nhằm quảng bá cho sự kiện khuyến mãi cuối năm. Những hình ảnh này đã gây nhiều tranh cãi, chỉ trích việc xuất hiện phản cảm của các nam thanh niên trên phương tiện công cộng.

5. Kỹ năng viết và thiết kế chưa chuyên nghiệp

Nếu doanh nghiệp sử dụng sai từ ngữ hoặc ngữ pháp, thông điệp truyền tải sẽ sai lệch và gây hoang mang cho độc giả. Ngoài ra, độc giả sẽ khó chịu nếu phần thiết kế hình ảnh của thương hiệu không chỉn chu. Do đó, thương hiệu nên đầu tư vào chữ viết lẫn hình ảnh khi xây dựng nội dung.

Một nội dung bao gồm chữ viết và hình ảnh chuyên nghiệp sẽ là “bàn đạp” cho việc xây dựng tính cách thương hiệu và dệt nên những câu chuyện truyền cảm hứng tới khách hàng.

6. Nội dung mâu thuẫn

Ngoài văn phong và thiết kế, các nội dung cũng cần giọng văn nhất quán để tạo nên tính cách thương hiệu. Chẳng hạn, bài đăng đầu tiên là “meme”, bài tiếp theo lại là một nội dung sâu sắc. Điều này sẽ khiến độc giả hoang mang và không nhận diện được phong cách cũng như giọng nói của thương hiệu [brand voice]. Trong khi đó, giọng nói thương hiệu là tính cách riêng biệt mà một thương hiệu thể hiện trong các hoạt động truyền thông, giúp chiến lược nội dung trở nên sinh động và thú vị hơn, từ đó thuyết phục người đọc trở thành khách hàng trung thành, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. 

7. Tiêu đề nhàm chán

Theo khảo sát của Barilliance vào năm 2021, 64% người cho rằng tiêu đề là yếu tố tác động đến quyết định mở email của họ. Các dạng tiêu đề như "read me" [hãy đọc email này] hay "check it out" [kiểm tra email này] đã trở nên lỗi thời bởi chúng không giúp người nhận biết được tổng quan nội dung email. Vì thế, hãy tạo các tiêu đề hấp dẫn và cá nhân hóa để gia tăng tương tác với khách hàng thúc đẩy hành động của họ.


8. Nội dung trùng lặp ở nhiều nền tảng

Nhiều thương hiệu thường phân phối chéo các nội dung trên tất cả các kênh truyền thông nhằm tăng độ phủ sóng. Việc này có thể tiết kiệm thời gian sản xuất nhưng sẽ vô tình tác động tiêu cực đến thương hiệu. Bởi mỗi nền tảng là một phong cách, văn phong, định dạng riêng biệt và thu hút các đối tượng độc giả khác nhau. Chẳng hạn, LinkedIn cần sự chuyên nghiệp và trang trọng, Instagram cần hình ảnh thiết kế chỉn chu, còn Twitter phù hợp với những dạng thông tin ngắn và hình ảnh có kích thước nhỏ. Do đó, khi phân phối nội dung, marketer cần điều chỉnh phù hợp với từng nền tảng riêng biệt để tránh trùng lặp.

9. Nội dung không trích nguồn

Việc "xào nấu" nội dung của người khác từ văn phong, hình ảnh, video đến các kết quả khảo sát mà không trích dẫn nguồn là hành động không được chấp nhận vì không tôn trọng bản quyền. Nếu muốn sản xuất lại một nội dung bất kỳ , marketer cần xin phép tác giả gốc và trích nguồn đầy đủ. 

10. Lạm dụng Hashtag

Hashtag giúp bài viết tiếp cận được nhiều đối tượng độc giả hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hình thức này, nội dung sẽ trở nên khó đọc và gây tác động xấu cho thương hiệu, bởi thuật toán các nền tảng không phân định được hashtag nào liên quan đến bài đăng nhất. Instagram cho phép người dùng sử dụng tối đa 30 hashtag cho mỗi bài đăng nhưng khuyến khích chỉ nên sử dụng 3 đến 5 hashtag. Tương tự, Twitter cũng cho rằng 2 hashtag là vừa đủ cho một bài đăng. 

Thương hiệu Gucci cũng chỉ sử dụng 3 hashtag cho bài đăng của mình

11. Chia sẻ nội dung do người dùng tạo [UGC]

UGC [User-Generated Content] hiểu đơn giản là nội dung do người dùng tạo ra. Ra đời trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, UGC xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trang cá nhân đến các phần bình luận đều có thể trở thành không gian cho người dùng “sáng tạo” content: bình luận, chia sẻ, đánh giá.

Fanpage Cuộc Sống Agency chia sẻ lại nội dung sáng tạo của người dùng

Nhờ khả năng lan toả, các thương hiệu thường chia sẻ lại nội dung do người dùng tạo để tăng độ tin cậy, thu hút nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Tuy nhiên, không phải nội dung nào cũng phù hợp với tính cách thương hiệu. 

Để giảm thiểu rủi ro, marketer cần nghiên cứu những nội dung do người dùng tạo trước khi chia sẻ, kiểm tra hồ sơ của người dùng, độ chính xác các dữ liệu trong bài đăng và mức độ phù hợp của nội dung.

12. Nội dung không tiếp cận được độc giả

Khi sản xuất nội dung, marketer cần quan tâm đến các yếu tố liên quan đến thị hiếu của độc giả. Bởi họ sẽ cảm thấy nhàm chán và bỏ qua nếu nội dung không mang đến giá trị, kể cả khi đó là chủ đề phù hợp với họ. Chẳng hạn, một chủ đề mà độc giả mục tiêu đã nắm rõ sẽ không thu hút được sự chú ý của họ. Vì thế, marketer hãy cân nhắc những lưu ý dưới đây khi sản xuất nội dung:

  • Những nội dung này có phù hợp với độc giả của thương hiệu?
  • Những thông tin nào mang lại giá trị cho độc giả?
  • Cấp độ đọc [Reading Level] của độc giả là bao nhiêu?

13. Nội dung lỗi thời

Trong sự phát triển không ngừng của công nghệ và nền kinh tế số, những thông tin, kiến thức về ngành cũng thường xuyên được cập nhật theo xu hướng. Vì thế, thương hiệu cần kiểm soát tốt nội dung để mang đến những thông tin mới nhất cho người dùng. Lưu ý dù là thông tin mới hay cũ, thương hiệu cũng cần xác minh nội dung trước khi đăng tải. Nếu thông tin không chính xác, thương hiệu sẽ vướng phải những rắc rối về mặt pháp lý và trở nên kém tin cậy trong lòng khách hàng.

14. Nội dung không đáp ứng thuật toán EAT [Expertise - Authority - Trustworthiness]

Việc “nhồi nhét” các từ khóa vào một văn bản để đứng đầu trang tìm kiếm Google đã trở nên lỗi thời. Hiện nay, Google tập trung vào những bài viết mà nền tảng tin rằng sẽ mang đến giá trị cho người dùng.

Thương hiệu có thể áp dụng E-A-T [kiến thức chuyên môn, độ uy tín và độ tin cậy] - thuật toán đã được Google đưa vào sử dụng từ ngày 1/8/2018 để kiểm soát các nội dung bài viết tốt hơn. Mặc dù marketers có thể cập nhật các quy tắc và thủ thuật SEO mới nhất, nhưng điều tiên quyết thương hiệu cần ghi nhớ là bám sát vào thuật toán EAT khi sản xuất nội dung để tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và thu hút độc giả.

15. Nội dung "bắt trend" nhưng không mang lại độ nhận diện cho thương hiệu

Nội dung "bắt trend" có thể mang đến lượng tương tác ổn định cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những nội dung không phù hợp với tính cách thương hiệu sẽ gây ra những trải nghiệm tiêu cực cho độc giả, làm ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu.

Nếu không chắc chắn về độ lan tỏa của nội dung, marketer nên tham khảo ý kiến từ những chuyên gia marketing bên ngoài doanh nghiệp để có nhiều góc nhìn hơn về nội dung này. Từ đó, marketer có thể đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn nội dung đăng tải.

Trong năm 2021, vụ việc kênh đào Suez của Ai Cập bị tắc nghẽn do tàu chở container khổng lồ Ever Given [thuộc công ty Evergreen] chắn ngang đã thu hút không ít sự quan tâm của giới truyền thông và xã hội. Chớp lấy cơ hội bắt trend có một không hai này, Burger King đã nhanh chóng đăng tải một quảng cáo món bánh Double Whopper với bối cảnh trên kênh Suez. Nhưng không ngờ rằng, đây lại là con dao hai lưỡi khiến thương hiệu bị một bộ phận người dùng Ai Cập lên tiếng phê phán và tẩy chay vì hành động “kém duyên” này của mình.

Theo Content Marketing Institute

Thuận Duyên | Advertising Vietnam

Video liên quan

Chủ Đề