Xít than là gì

Đó là hàng tỷ tấn đá vôi, trùng trùng điệp điệp từ Vân Đồn đến Đông Triều; đó là đất sét ở Móng Cái, Ba Chẽ, Hạ Long, Đông Triều. Đó còn là Caolin [Pyrophilit] Tấn Mài, cát thủy tinh Vân Hải [Vân Đồn], Vĩnh Trung, Vĩnh Thực [Móng Cái]

Với nguồn vật liệu khổng lồ ấy, Quảng Ninh đang trở thành một trong những trung tâm sản xuất vật liệu lớn của cả nước. Sản phẩm từ nguồn vật liệu ấy là xi măng, gạch, ngói, gốm, sứ xây dựng không chỉ được tin dùng trên phạm vi cả nước, mà còn có tiếng tăm trên thị trường quốc tế.

Riêng về gạch, ngói Đông Triều đang là trung tâm sản xuất lớn của Quảng Ninh. Người dân Quảng Ninh nói riêng và người tiêu dùng cả nước nói chung, đã quen với những sản phẩm mang tính truyền thống là gạch ngói đất sét nung. Tuy nhiên, đất sét là khoáng sản không tái tạo, nguồn tài nguyên ấy ngày càng cạn kiệt, chi phí cho khai thác, vận chuyển ngày càng lớn hơn, tác động xấu đến môi trường cũng ngày một lớn hơn. Vì vậy, các cơ sở sản xuất gạch ngói đã đặt hàng với các nhà khoa học để có những sản phẩm mới, nối vào chuỗi sản phẩm truyền thống, đảm bảo sức bền vật liệu, giá cả rẻ hơn, trên cơ sở tận dụng bã sàng, đá xít thải của ngành Than.

Trên địa bàn thị xã Đông Triều đã có hàng loạt nhà máy xuất gạch xây dựng bằng xít, xỉ than và đất sét, trong đó xít và xỉ than là nguyên liệu chính. Đất sét chỉ chiếm khoảng 20% đến 25% tỷ trọng so với hai loại nguyên liệu vừa nêu, tiết kiệm khoảng 1 triệu m3 đất sét mỗi năm.

Ảnh minh họa: //lilama18-1.com.vn/

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mỗi năm khai thác từ 40 đến 45 triệu tấn than, theo đó khối lượng bã sàng, đá xít thải ra khoảng trên 2 triệu tấn. Những thứ tưởng như bỏ đi ấy lại là nguồn nguyên liệu dường như vô hạn, không phải kiếm tìm, để làm nguyên liệu cho sản xuất gạch, ngói. Thế nhưng, những loại nguyên liệu tưởng như bỏ đi ấy, bỏ đi thì dễ vừa tốn chi phí đổ thải, vừa mất diện tích để chứa, vừa gây ô nhiễm môi trường, mà mua bán lại rất khó và các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tại Đông Triều đang kêu cứu vì không mua được bã sàng, đá xít của ngành than để sản xuất; vì các lý do sau:

[1] Ngành Than phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để được tiêu thụ bã xít, bã sàng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản lấy ý kiến UBND tỉnh Quảng Ninh từ năm 2020. Tuy nhiên, đến nay tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa phúc đáp Bộ Tài nguyên và Môi trường.

[2] Tỉnh Quảng Ninh quy định quản lý bã sàng, đá xít như đối với than, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng phải báo cáo UBND tỉnh phê duyệt phương án vận chuyển, sử dụng. Việc phê duyệt phương án phải được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương trước khi thực hiện.

Dịch bệnh covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của cả nước và tỉnh Quảng Ninh; các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tại Đông Triều đang gặp vô vàn khó khăn do dịch bệnh, nay lại càng khó khăn hơn khi không có nguyên liệu sản xuất để ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động vì nguyên nhân chủ quan có thể khắc phục ngay được.

Thiết nghĩ, tỉnh Quảng Ninh cần có các giải pháp cụ thể giải quyết các khó khăn vướng mắc nêu trên cho các doanh nghiệp thì mới hoàn thành được mục tiêu kép mà Tỉnh đang chỉ đạo. Cụ thể, sớm có ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm của UBND tỉnh trong việc phối hợp thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản. Đồng thời có ý kiến với ngành Than bán bã sàng, đá xít cho các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh.

Lưu Lập

Video liên quan

Chủ Đề