Xông chanh sả gừng bao lâu

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, số ca F0 tại Hà Nội tăng cao, nhu cầu mua hương liệu xông hỗ trợ điều trị Covid-19 của người dân tăng đột biến. Các mặt hàng như: Sả, chanh, gừng… đang là mặt hàng” hot” bán chạy tại các chợ dân sinh.

Tại các chợ dân sinh, sạp hàng bán, chanh, sả, gừng tràn ngập những ngày này. Trước những thông tin truyền tai nhau về việc xông hơi bằng chanh, sả, gừng phòng chống COVID-19, nhiều người tranh thủ mua về tích trữ dùng dần. Điều này khiến giá mặt hàng này tăng lên từng ngày.

Hầu hết chủ sạp bán rau củ đều chuẩn bị sẵn “combo xông Covid-19”. Khi khách hàng hỏi mua, tiểu thương sẽ soạn đầy đủ sả, chanh, gừng, lá tía tô...

Theo nhiều người dân, việc xông hơi bằng hương liệu giúp cơ thể thoải mái hơn trong việc hỗ trợ điều trị Covid-19. Do đó, trước tình trạng số lượng ca F0 chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhu cầu mua hương liệu tại các chợ dân sinh cũng tăng mạnh.

Từ xa xưa, nhân dân ta đã sử dụng cách xông hơi bằng một số loại lá để giải cảm, trị bệnh. Tuy nhiên, không phải bệnh nào cũng có thể áp dụng cách điều trị này. Lá xông cũng phải được chọn phù hợp, phương pháp xông phải đúng cách. Theo kinh nghiệm dân gian thì để có một nồi lá xông, cần chọn các loại lá thơm có tinh dầu mang tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng... Trong đó, thông dụng nhất là lá chanh, lá sả, hương nhu, ngải cứu, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ,...

Xông hơi đúng cách: Đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang. Thời gian xông hơi khoảng 10-15 phút. Lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch.

Cần lưu ý khi xông: Người bệnh cảm cúm chỉ cần xông 1-2 lần; không nên xông quá nhiều sẽ gây mất nước, gây ra các tác hại khác; không xông đối với trường hợp cảm thử [cảm nắng], có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả; người bị huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi… không nên xông hơi, xông lá.

- Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước dẫn đến máu huyết không lưu thông.

- Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu bệnh nhân sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn [như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng...] thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám ở cơ sở y tế.

QUÝ ĐỨC

Xin bác sĩ tư vấn giúp cách xông cho F0 [nguyên liệu, nhiệt độ, thời gian…]. Việc xông nhiều [2, 3 lần/ngày] và xông trùm kín người, liệu có đúng không? F0 nên lưu ý gì trong quá trình xông để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Xin bác sĩ tư vấn cách xông bằng gừng và tỏi hoặc sả cho F0.

[Độc giả Lê An, Hà Nội]

Mọi người nên hiểu rằng, mục đích của phương pháp xông là cách vệ sinh mũi họng, giúp bảo vệ lớp niêm mạc mũi họng, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng vùng mũi họng. Do xông hơi là chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào vì vậy chỉ có tác dụng giảm triệu chứng hô hấp, giúp người bệnh đỡ nghẹt mũi, khô họng, loãng đàm... Xông không có tác dụng ngăn ngừa, chữa khỏi bệnh Covid-19, cũng như không ngăn chặn được việc lây nhiễm bệnh.

Về nguyên liệu xông, hiện nay có rất nhiều nguyên liệu, các bạn có thể mua các chế phẩm xông đóng sẵn dạng viên, cũng có thể tự nấu nước xông. Nước xông tự nấu thông dụng và dễ mua nhất chính là gừng, chanh, sả. Thời gian xông chỉ cần từ 15-20 phút, ngày chỉ cần xông 1 lần là đủ. Chú ý, tôi không khuyến khích bệnh nhân xông toàn thân vì như tôi đã nói, mục đích của xông là cải thiện các triệu chứng vùng mũi họng và vệ sinh niêm mạc mũi họng.

Xông toàn thân sẽ làm giãn mao mạch toàn thân, bệnh nhân có thể mất nước tăng lên, dễ hạ huyết áp… do đó bệnh nhân hết sức chú ý về thời gian và cách thức xông.

Sử dụng các thực phẩm như gừng, sả, tỏi... đun sôi để xông mũi là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng, song cần thực hiện đúng cách. Theo Đông y, gừng tươi là vị thuốc, còn gọi sinh khương, vị cay, tính ấm, tác dụng giải biểu, tán hàn, ôn trung, hành thủy, tiêu đàm, giải độc. Chính vì thế, gừng có thể dùng để thông khí tỉnh thần, thông mũi họng.

Sả còn gọi là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao, vị cay, thơm, tính ấm, tác dụng phát hãn [ra mồ hôi], chống viêm, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu.

Tỏi có vị cay tính ôn ấm, quy về kinh tỳ, phế, vị, tác dụng ôn trung tiêu thực, ôn ấm tỳ vị, tiêu tích giải độc, sát trùng. Tỏi được coi như chất kháng sinh và kháng khuẩn, tiêu diệt vi trùng. Các chế phẩm từ tỏi [rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông...] có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Người bệnh Covid-19 có thể xông hỗn hợp gừng, tỏi, sả để giảm triệu chứng, trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Hỗn hợp sau khi đun sôi, bạn chỉ cần phủ khăn vùng đầu mặt, hít thở sâu để hơi nước và tinh dầu đi vào vùng mũi họng.

Xông hơi nóng nhằm làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, giảm sung huyết niêm mạc mũi, tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Thời gian mỗi lần xông khoảng 20 phút, sau khi xông, bạn cần lau khô, giữ ấm và tránh gió.

Lưu ý, trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay. Người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.

Đặc biệt, chỉ những người có triệu chứng mới nên xông hơi, không nên lạm dụng, bạn nên xông hơi một mình và tần suất tốt nhất là 1 ngày/lần.

TS.BS Ngô Quang Hải [Nguyên phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương]

Có 3 mức độ vệ sinh mà gia đình cần lưu ý khi có F0 điều trị tại nhà là cần lưu ý khử khuẩn trong 24 giờ đầu tiên, làm sạch khi F0 ở từ 24 giờ đến 3 ngày và vệ sinh thông thường sau 3 ngày.

Trong mấy ngày tư vấn sức khoẻ cho cộng đồng vừa qua, tôi thấy có vấn đề cấp bách cần trao đổi để mọi người rút kinh nghiệm. Tôi thấy hầu hết người nhiễm Covid đều quá lo lắng và cuống cuồng uống đủ các loại thuốc và đặc biệt xông hơi và uống chanh sả quá nhiều làm mất sức. Tôi đã tham khảo các bác sỹ đông y và có 1 số lưu ý cho các bạn như sau.

- Chỉ nên xông mũi họng. Xông trong phòng kín. Mỗi ngày xông 1 lần khoảng 10 phút. Trước khi xông nên uống thật chậm 1 ly nước ấm to, sau khi xông nên lau khô mồ hôi và ở trong phòng kín ít nhất 30 phút cho đến khi khô mồ hôi và nhiệt độ cơ thể bình thường lại. Đang sốt thì không xông.

- Xông toàn thân không có lợi rõ rệt, nếu có xông chỉ nên xông khi có sốt mà không ra được mồ hôi và đau nhức toàn thân, cũng chỉ xông 1 lần trong đợt bệnh, cách làm như xông mũi ngoại trừ trùm kín người. Việc xông quá nhiều dẫn đến cơ thế bị mất tân dịch sẽ khiến cơ thể bị suy nhược nên sau vài ngày xông, khi các triệu chứng khác đã ổn các bạn lại thấy mệt hơn, đuối hơn, cảm giác thiếu năng lượng, điều này rất có hại về lâu dài. Đặc biệt nguy hiểm với người già yếu và trẻ nhỏ.

- Nếu sốt có ra mồ hôi kèm đau nhức toàn thân thì không nên xông mà thay bằng cách sau: bạn lấy khoảng 200g [2 củ gừng trung bình] gừng tươi, đập dập, bỏ lên chảo với ít rượu trắng xào lên cho ráo khô sao cho bóp mạnh miếng gừng vẫn ướt tay. Bỏ gừng đã xào vào khăn chà lên vai lưng, ngày 1 lần trong 2-3 ngày. Cẩn thận bỏng da. Nếu bị dị ứng sau khi chà thì nên ngưng ngay.

2. Uống nước chanh sả gừng

Bạn lấy vài lát chanh nguyên vỏ và 2-3 lát gừng, bỏ vào ly nước sôi một lúc đến khi nguội bớt pha thêm ít mật ong cho vừa miệng. Giữ ấm, uống nhâm nhi dần. Mỗi ngày tối đa 1 ly và ăn luôn mấy lát chanh đó. Nếu bạn đang sốt thì dập thêm 1 khúc sả bỏ vào. Nếu bạn hết sốt thì không dùng sả.

! Việc dùng quá nhiều sả có thể có hại cho đường tiêu hoá và gan.

3. Thuốc tây:

- Kháng sinh chỉ nên uống khi có dấu hiệu nhiễm trùng

- Corticoid [prednisone, methylprednisone, dẽamethasone...] chỉ uống khi có dấu hiệu viêm quá mức.

- Những thuốc này thường chỉ có chỉ định sau ngày thứ 5-6 mà bệnh nhân bị biến chứng nặng lên và nên có chỉ định của bác sỹ. Bạn tự ý uống từ đầu quá nhiều thuốc sẽ làm cơ thể mệt mỏi hơn và dễ bị biến chứng của thuốc.

- Tylenol, efferalgan, hapacol, paracetamol, acetaminophen... là các thuốc giảm sốt, giảm đau. Chỉ dùng khi sốt và đau. Các thuốc này hoàn toàn không trị được Covid như trên mạng nói. Việc uống quá nhiều thuốc này sẽ gây hại cho gan.

Vài điều ghi nhận xin được chia sẻ với các bạn. Mong mọi người bình tĩnh và sử dụng thuốc cho hợp lý. 95% người nhiễm covid ở Việt Nam không cần đến bệnh viện. Hãy là những người bệnh thông thái để vượt qua sợ hãi và bệnh tật một cách an toàn các bạn nhé.

-----

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA CHO NGƯỜI ĐANG CÁCH LÝ và DỊCH VỤ Y TẾ COVID-19 với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa [Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...]. Đăng ký TẠI ĐÂY 

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Video liên quan

Chủ Đề