Em hãy xác định chức năng các chất tế bào là gì

Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào – Khoa học tự nhiên lớp 6 [Kết nối tri thức] – Từ năm 2021 trở đi môn Vật Lý lớp 6 đã gộp với các môn Hóa học, Sinh học để trở thành môn Khoa học tự nhiên lớp 6.

Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào – Khoa học tự nhiên lớp 6 [Kết nối tri thức] – bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần trong nội dung chương trình sách Kết nối tri thức do gia sư Đà Nẵng dạy kèm lớp 6 tại nhà biên soạn.

Soạn bài Khoa học tự nhiên lớp 6 và Giải bài tập KHTN lớp 6: Tại đây

Mở đầu – Bài 19 Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Tuy có kích thước nhỏ nhưng tế bào có thể thực hiện được các quá trình sống cơ bản. Vậy tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào và chúng có chức năng gì để có thể giúp tế bào thực hiện những quá trình sống đó?

Trả lời:

Tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản: màng tế bào, tế bào chất, nhân và vật chất di truyền

I. Cấu tạo của tế bào

1. Quan sát hình 19.1, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng.

2. Trên màng tế bào có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ nhỏ này là gì?

Hội Gia sư Đà Nẵng

Hướng dẫn soạn bài Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 19 Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

1. Thành phần chính của tế bào:

  • Màng tế bào: tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
  • Tế bào chất: là nơi xảy ra của các hoạt động trao đổi chất [hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng, tạo ra các chất để tăng trưởng, …]
  • Nhân: nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

2. Những lỗ nhỏ li ti trên màng tế bào là nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên ngoài 

II. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Quan sát hình 19.2, chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Hội Gia sư Đà Nẵng

Hướng dẫn trả lời bài 19 Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Điểm giống nhau:

  • Thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: màng tế bào, tế bào chất

Điểm khác nhau:

  • Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh [không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất]
  • Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân.

III. Tế bào động vật và tế bào thực vật

1. Quan sát hình 19.3 và 19.4, lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.

Hội Gia sư Đà Nẵng

2. Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức sống khác nhau của chúng? Cấu trúc nào của tế bào nào giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như động vật?

Trả lời câu hỏi:

1. 

 Tế bào động vậtTế bào thực vật
Giống nhauĐều có những thành phần cơ bản:Màng sinh chất, tế bào chất và nhânCác bào quan: Ti thể, thể Gôngi, lưới nội chất mang ribôxôm.Trong nhân là nhân con và chất nhiễm sắc [ADN].
Khác nhauKhông có vách xenlulozơKhông có lục lạp nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ  →  dị dưỡng.Có trung thểCó lizôxôm [thể hòa tan].Không có không bào chứa dịch, chỉ có không bào tiêu hóa, không bào bài tiết.Có vách xenlulozơ bảo vệ.Có các lạp thể đặc biệt là lục lạp → tự dưỡng.Chỉ có trung thể ở tế bào thực vật bậc thấpKhông có lizôxômCó không bào chứa dịch lớn.

2.

– Điểm khác nhau lớn nhất giữa thực vật và giới động vật là khả năng quang hợp.

  • Thực vật là sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ. Có những loại thực vật vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng [như cây bắt ruồi]. Nhưng nếu không có ruồi, các cây này vẫn sống vì chúng vẫn có khả năng quang hợp.
  • Động vật là sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nên chúng phải ăn các sinh vật khác.

– Thành tế bào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải KNTT lớp 6, KHTN 6 sách kết nối tri thức, giải KHTN 6 sách mới, bài 2: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào, sách KNTT nxb giáo dục

Gia sư lớp 6 nhận thấy năm học lớp 6 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình học tập đối với các em học sinh. Ở đó các em được sẽ được làm quen với môi trường học tập hoàn toàn mới, những cách học và kiến thức mới mẻ. Đặc biệt, trong năm 2021 thì chương trình học lớp 6 thay đổi cải cách làm cho các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc thuê gia sư dạy kèm tại nhà lớp 6 ở Đà Nẵng là cần thiết.

[Visited 29.704 times, 2 visits today]

Là một trong những đơn vị cấu trúc cơ bản quan trọng nhất của cơ thể sống, nhưng tế bào là gì? vẫn là một câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm. Không vượt quá những kiến thức trong sách sinh học phổ thông và các giáo trình đại cương, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về tế bào.

Khái niệm tế bào là gì?

Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các cơ thể sống. Cơ thể con người bao gồm hàng nghìn tỷ tế bào, tất cả đều có chức năng chuyên biệt riêng.

Tế bào cung cấp cấu trúc cho cơ thể, tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa các chất dinh dưỡng đó thành năng lượng và thực hiện các chức năng chuyên biệt.

Tế bào cũng chứa ADN, là vật chất di truyền của cơ thể, và có thể tạo ra các bản sao của chính chúng.

Cũng giống như con người, cây trong rừng, cá dưới sông, ngựa trong trang trại, vượn cáo trong rừng, lau sậy trong ao, giun trong đất - tất cả những loài động vật, thực vật này đều được tạo nên từ những khối xây dựng là tế bào. Giống như những ví dụ này, nhiều sinh vật sống bao gồm rất nhiều tế bào hoạt động phối hợp với nhau.

Ngoài ra, cũng có nhiều các dạng sống khác chỉ được tạo ra từ một tế bào đơn lẻ, chẳng hạn như các vi khuẩn [bacteria] và động vật nguyên sinh [Protozoa].

Các tế bào, cho dù sống riêng lẻ hay là một phần của sinh vật đa bào, thường quá nhỏ để có thể nhìn thấy nếu không có kính hiển vi ánh sáng.

Tế bào có nhiều bộ phận, mỗi phần có một chức năng khác nhau. Một số bộ phận này, được gọi là bào quan, là những cấu trúc chuyên biệt thực hiện một số nhiệm vụ trong tế bào.

Tế bào của con người chứa các phần chính sau đây, được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái:

Cytoplasm - Tế bào chất là gì?

Trong tế bào, tế bào chất [cytoplasm] được tạo thành từ một chất lỏng giống như thạch [gọi là dịch bào] và có các cấu trúc khác bao quanh nhân.

 

Cytoskeleton - Khung xương tế bào là gì?

Khác với tế bào nhân sơ [Prokaryote], bào tương ở tế bào nhân thực [Eukaryote] được gia cố bởi một hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian. Hệ thống này được gọi là khung xương tế bào [Cytoskeleton].

Khung xương tế bào có chức năng như một lá đỡ cơ học cho tế bào và tạo cho tế bào động vật có hình dạng xác định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và ở một số loại tế bào.

Khung xương còn giúp tế bào di chuyển.

 

Mạng lưới nội chất của tế bào là gì?

Mạng lưới nội chất [Endoplasmic Reticulum, ER] là một hệ thống các xoang và túi màng nằm trong tế bào nhân thực. Chúng có chức năng biến đổi protein [thường là gắn vào protein các gốc đường, hoặc lipid], hình thành các phân tử lipid, vận chuyển các chất bên trong tế bào.

Có hai loại mạng lưới nội chất là loại có hạt - Rough ER [do có gắn ribosome] và loại trơn Smooth ER [không có ribosome].

 

Bộ máy Golgi của tế bào là gì?

Bộ máy Golgi [Golgi apparatus] là một bào quan được tìm thấy trong phần lớn tế bào nhân chuẩn, kể cả thực vật và động vật [nhưng không có ở nấm]. Cấu trúc này được Camillo Golgi, một nhà giải phẫu học người Ý và phát hiện vào năm 1898 và sau đó được đặt tên theo tên của ông.

Chức năng chính của bộ máy Golgi là chế biến và bao gói các đại phân tử cho tế bào như protein và lipid.

 

Lysosomes and peroxisomes

Lysosome [hay còn gọi là tiêu thể], là trung tâm tái chế của tế bào và được sản sinh ra ở bộ máy Golgi.

Các tiêu thể lysosome là nơi sản xuất các enzyme hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa các vi khuẩn lạ xâm nhập vào tế bào, loại bỏ tế bào các chất độc hại và tái chế các thành phần tế bào bị mòn.

Các enzyme quan trọng nhất trong tiêu thể là:

  • Lipase: có tác dụng phân hủy lipid [chất béo]
  • Carbohydrase: có tác dụng phân hủy carbohydrate [ví dụ: đường]
  • Protease: có tác dụng phân hủy protein [đạm]
  • Nuclease: có tác dụng phân hủy axít nhân

 

Mitochondria - Ty thể là gì?

Ty thể [Mitochondrion] là những bào quan phức tạp có chức năng chuyển đổi năng lượng từ thức ăn thành dạng mà tế bào có thể sử dụng. Chúng có vật chất di truyền riêng, tách biệt với ADN trong nhân và có thể tạo ra các bản sao của chính chúng.

Bên cạnh chức năng cung cấp năng lượng cho tế bào, ty thể còn tham gia vào những vai trò quan trọng khác, như truyền nhận tín hiệu, biệt hóa tế bào và chết rụng tế bào, cũng như duy trì việc kiểm soát chu kỳ tế bào và sinh trưởng tế bào.

 

Nucleus - nhân tế bào là gì?

Nhân tế bào [cell nucleus] là một bào quan được bao bọc bởi màng tế bào tồn tại bên trong các tế bào nhân thực. Sinh vật nhân thực chỉ có một nhân.

Nhân tế bào chứa bộ gen của sinh vật, ngoại trừ ADN ty thể [mtDNA, Mitochondrial DNA], được cuộn lại thành nhiều chuỗi ADN bao gồm các phức hợp protein. Phức hợp protein có nhiều loại protein khác nhau, ví dụ histone, để cấu thành các nhiễm sắc thể.

Gen trong các nhiễm sắc thể có cấu trúc đặc thù để thúc đẩy chức năng của tế bào. Nhân tế bào bảo quản độ ổn định của gen và quản lý các hoạt động của tế bào bằng cách điều chỉnh biểu hiện gen.

Với những đặc điểm quan trọng như trên, nhân tế bào được coi là trung tâm điều khiển của tế bào.

 

Plasma membrane - Màng tế bào là gì?

Màng tế bào [cell membrane], hay còn gọi là màng sinh chất [plasma membrane], là một màng sinh học phân cách môi trường bên trong của các tế bào với môi trường bên ngoài của chúng.

Màng tế bào tạo thành bao gồm màng lipid kép được gắn kết với các protein. Màng tế bào có liên quan đến các quá trình của tế bào như là sự liên kết tế bào, độ dẫn ion và tiếp nhận tín hiệu tế bào; ngoài ra còn đóng vai trò như là một bề mặt để kết nối một số cấu trúc ngoại bào gồm thành tế bào, glycocalyx và khung xương nội bào.

Màng tế bào có thể cho phép các ion, các phân tử hữu cơ thấm qua một cách có chọn lọc và kiểm soát sự di chuyển của các chất ra và vào tế bào.

Chức năng cơ bản của màng tế bào là bảo vệ tế bào khỏi môi trường xung quanh.

 

Ribosomes là gì?

Ribosome là bào quan tổng hợp chuỗi polypeptide dựa trên khuôn mã của ARN thông tin [Messenger RNA, mRNA].

Ribosome đồng thời cũng là bào quan có kích thước phân tử lớn, phức tạp, có mặt trong tất cả các tế bào sống và là nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein.

Ribosome bao gồm hai tiểu đơn vị chính - tiểu đơn vị ribosome nhỏ đọc [mRNA], trong khi tiểu đơn vị lớn liên kết các axit amin để tạo thành một chuỗi polypeptide. Mỗi tiểu đơn vị gồm một hoặc nhiều phân tử RNA ribosome [rRNA] và nhiều phân tử protein.

Như vậy, đến đây các bạn đã có được đầy đủ thông tin chi tiết để trả lời cho câu hỏi: tế bào là gì? Trong các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn về các chức năng quan trọng của từng bào quan của tế bào. Thông qua đó, chúng ta có thể nắm được bức tranh tổng thể về quá trình trao đổi chất xảy ra tại tế bào.

Tài liệu tham khảo

  • Wikipedia
  • Medlineplus
  • Nature
  • Biology Dictionary

Video liên quan

Chủ Đề