Xông mặt bằng tỏi có tốt không

Bên cạnh vai trò là một loại gia vị thân thuộc trong các món ăn tại Châu Á và Việt Nam, tỏi còn mang lại rất nhiều tác dụng khác nhau mà không phải ai cũng biết đến như ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lại tế bào ung thư, điều trị bệnh cảm lạnh, giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa...

Ngoài ra, trị mụn bằng tỏi là một ứng dụng của loại gia vị này và được nhiều người áp dụng với hiệu quả khá cao. Vậy cách trị mụn bằng tỏi có tốt không và lý do vì sao?

  • Một số nghiên cứu cho kết quả rằng tỏi chứa nhiều hoạt chất như allicin, diallyl disulfide và sulphur có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm tình trạng sưng đỏ tại những vùng da bị mụn. Trị mụn bằng tỏi giúp các nốt mụn nhanh chóng hết viêm, giảm đau nhanh hơn và khiến mụn biến mất;
  • Tỏi còn chứa các nhóm vitamin như B, E có tác dụng khôi phục những vùng da bị tổn thương, giảm thâm nám, ngăn ngừa sẹo do mụn để lại và mang lại làn da trắng sáng;
  • Tỏi giàu các khoáng chất như canxi, phốt pho, magiê... và trị mụn bằng tỏi sẽ giúp làm da tăng sức đề kháng, bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, các vi khuẩn tiềm ẩn trong không khí;
  • Thành phần của tỏi còn bao gồm các chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa mụn và cải thiện tình trạng lão hóa da. Hàm lượng cao các chất chống oxy hóa còn giúp loại bỏ các gốc tự do, qua đó làm chậm quá trình lão hóa da và giảm mức độ nghiêm trọng của các loại mụn bọc.

Vì vậy cách trị mụn bằng tỏi là hoàn toàn có căn cứ khoa học, vấn đề quan trọng tiếp theo là phải sử dụng tỏi như thế nào để tăng hiệu quả điều trị mụn.

2.1. Trị mụn bằng tỏi tươi

Đây là biện pháp đơn giản để trị mụn bằng tỏi. Chúng ta cần chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, sau đó tách vỏ, giã nhuyễn rồi pha với 1 ít nước sạch.

  • Trước khi tiến hành trị mụn bằng tỏi tươi, người dùng cần vệ sinh làn da sạch sẽ bằng nước sạch;
  • Sau đó dùng tăm bông thấm với nước cốt tỏi đã chuẩn bị trước và chấm vào từng nốt mụn;
  • Trường hợp mụn xuất hiện dày đặc khắp mặt thì nên thoa hết mặt tương tự đắp mặt nạ;
  • Giữ nước tỏi tươi trên da trong khoảng 15-20 phút thì rửa sạch da với nước.

2.2. Trị mụn bằng tỏi kết hợp mật ong

Mật ong trị mụn hiệu quả nhờ vào các thành phần như các axit béo, axit amin, các chất chống oxy hóa... Đây là những chất có tác dụng kháng viêm, diệt vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa thâm sẹo và chống lão hóa. Vì vậy, trị mụn bằng tỏi và mật ong mang lại hiệu quả gấp đôi khi các hoạt chất chống mụn được kết hợp với nhau.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 2 củ tỏi tươi đã bóc vỏ, 1 thìa mật ong;
  • Tiến hành giã hoặc xay nhuyễn tỏi và trộn đều với mật ong;
  • Vệ sinh da mặt rồi tiến hành thoa đều hỗn hợp trên lên da bị mụn. Cuối cùng hãy rửa mặt bằng nước sạch.

2.3. Trị mụn bằng tỏi và nghệ

Nghệ có hơn 300 thành phần khác nhau và trong đó curcumin là hoạt chất thu hút quan tâm của nhiều người vì tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn, giảm viêm cực mạnh. Do đó, nghệ tươi được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm trị mụn, giảm thâm nám hoặc tàn nhang. Khi kết hợp trị bằng tỏi tươi và nghệ sẽ mang lại hiệu quả khá cao và dễ nhận thấy sự thay đổi kỳ diệu của làn da.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 2 củ tỏi tươi, 1 thìa tinh bột nghệ, 1 ít nước;
  • Tiến hành bóc vỏ tỏi, giã nhuyễn, trộn với tinh bột nghệ và nước để tạo thành một hợp hợp hòa quyện;
  • Vệ sinh da sạch và đắp mặt nạ bằng hỗn hợp đã chuẩn bị;
  • Thời gian để các hoạt chất thẩm thấu vào da khoảng 15 phút sau đó cần rửa mặt lại với nước sạch;

2.4. Trị mụn bằng tỏi và nha đam

Nha đam đã quá quen thuộc với những người đam mê làm đẹp, nó là thành phần của nhiều sản phẩm chăm sóc da, trị mụn, trị nám hoặc tàn nhang... Thành phần nha đam giàu các Vitamin nhóm A, B, C, E cùng một số axit, khoáng chất khác như kẽm, magie.

Do đó, nha đam có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, phục hồi da hư tổn, trị thâm sẹo và giúp da trắng sáng. Sự kết hợp ăn ý giữa nha đam và tỏi mang lại hiệu quả rất tốt trong quá trình trị mụn, ngừa thâm sẹo sau mụn.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 1 ít tỏi và nha đam;
  • Rửa sạch, sơ chế và xay nhuyễn 2 nguyên liệu trên;
  • Hòa trộn chúng lại với nhau để tạo thành hỗn hợp;
  • Vệ sinh da thật sạch và đắp mặt nạ hỗn hợp tỏi và nha đam lên da.

2.5. Trị mụn bằng tỏi và dầu ô liu

Dầu oliu ngoài dùng chế biến món ăn còn có thể sử dụng trên da để mang lại các công dụng tuyệt vời như loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn sâu bên trong da, kháng viêm và diệt khuẩn. Ngoài ra, dầu ô liu còn cung cấp chất dinh dưỡng cho da, làm chậm quá trình lão hóa và phục hồi nhanh chóng vùng da bị mụn. Do đó, sự kết hợp dầu oliu và tỏi là biện pháp vừa trị mụn hiệu quả vừa giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị: 2 thìa tỏi xay nhuyễn, 1 thìa dầu oliu;
  • Trộn 2 nguyên liệu với nhau;
  • Vệ sinh da sạch sẽ với nước ấm sau đó đắp mặt nạ hỗn hợp lên da trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch.

Trị mụn bằng tỏi tương đối an toàn và lành tính. Để mang lại hiệu quả cao nhất, bên cạnh thực hiện theo các công thức nêu trên thì người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để tránh những tác dụng không mong muốn:

  • Không sử dụng nước cốt tỏi tươi nguyên chất thoa trực tiếp lên da mặt, mà nên pha loãng với nước;
  • Thời gian đắp mặt nạ tỏi chỉ nên kéo dài khoảng 20 phút, đắp quá lâu có thể làm da bị bỏng vì trong tỏi có chứa nhiều axit;
  • Người có da quá mỏng hoặc nhạy cảm nên cân nhắc phương pháp trị mụn bằng tỏi vì lượng axit trong tỏi là yếu tố khiến da dễ bị bào mòn, mỏng và yếu hơn;
  • Tần suất trị mụn bằng tỏi là khoảng 2-3 lần mỗi tuần;
  • Nên kết hợp thoa kem chống nắng để bảo vệ da khỏi những tác động của môi trường như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, vi khuẩn;
  • Kiên trì trị mụn bằng tỏi mỗi tuần, người không nên nóng vội bởi tỏi chỉ tác động đến tầng thượng bì da, cần thực hiện trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả cao nhất;
  • Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh hoặc uống rượu, bia.

Ngoài ra, người dùng cần bổ sung nhiều loại rau xanh, củ quả, trái cây cùng một số thực phẩm chứa protein, Vitamin E, C, B giúp làn da phục hồi và hỗ trợ trị mụn từ bên trong.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm được nhiều thông tin sức khỏe, kiến thức dinh dưỡng, làm đẹp để chăm sóc cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Tỏi có tác dụng gì đối với da mặt?

Chất alicine trong tỏi có tác dụng khử trùng, bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp da trắng mịn. Cách dùng: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời 2-3 tháng. Dùng hỗn hợp này đắp mặt nạ giúp da luôn sạch và trắng mịn.

Xong tỏi làm sao?

Dùng 1 củ tỏi lột sạch vỏ, đâm nhuyễn và để yên trong khoảng 5 phút để thu được chất alisil. ... .
Sau khi xông 10 - 15 phút, người bệnh cần tránh ra gió, lau khô mặt, cố gắng hít thở mạnh để chất alisil khuếch tán trong hệ hô hấp và phổi..

Xông hơi da mặt bằng gì?

Xông mặt bằng 9 nguyên liệu sau, da sẽ sáng lên và giảm mụn theo từng ngày.
Hoa hồng..
Chanh sả.
Lá tía tô.
Lá chè xanh..
Lá trầu không..
Lá lốt..
Ngải cứu..
Vỏ bưởi..

Bị mụn nên xông mặt bằng gì?

11 cách xông mặt trị mụn ẩn hiệu quả và đơn giản tại nhà.
Xông mặt trị mụn ẩn bằng sả và chanh..
Xông hơi mặt bằng củ gừng..
Cách xông mặt trị mụn ẩn bằng rau tía tô và chanh..
Cách xông mặt trị mụn ẩn bằng vỏ bưởi..
Xông mặt trị mụn bằng lá trà xanh..
Xông hơi trị mụn ẩn bằng lá ngải cứu..
Xông hơi trị mụn ẩn bằng muối biển..

Chủ Đề