Hợp đồng mua bán nợ có công chứng không

Mọi mối quan hệ liên quan đến tài sản trong Xã hội đều cần hợp đồng. Hợp đồng đặc biệt quan trọng đối với giao dịch nợ trong hoạt động mua – bán nợ. Vậy hợp đồng mua bán nợ là gì, được xây dựng trên nguyên tắc nào, quy định về hợp đồng như thế nào,… TAK xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây! 

1.1 Khái niệm

Trước khi tìm hiểu về hợp đồng mua bán nợ, quý khách cần hiểu hợp đồng là gì.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. 

Vậy hợp đồng mua bán nợ là văn bản ghi thỏa thuận về giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ.

Hợp đồng mua bán nợ có công chứng không

Hợp đồng là văn bản rất quan trọng, là bằng chứng của mọi giao dịch hợp lệ

1.2 Quy định về hợp đồng mua bán nợ

Theo Thông tư 09/2015/TT-NHNN, hợp đồng mua bán nợ phải thuân thủ theo các quy định sau:

  1. Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ.
  2. Hợp đồng mua, bán nợ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
  3. a) Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
  4. b) Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
  5. c) Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
  6. d) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán;

đ) Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích vay, giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ;

  1. e) Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối với khoản nợ được mua, bán (nếu có);
  2. g) Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
  3. h) Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ;
  4. i) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;
  5. k) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng;
  6. l) Giải quyết tranh chấp phát sinh. 

Ngoài các quy định trên, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng mua, bán nợ. Lưu ý các thỏa thuận không được trái với quy định tại Thông tư 09/2015/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan. 

II. Những khoản nợ nào cần lập hợp đồng?

Hợp đồng mua bán nợ có công chứng không

Xác định khoản nợ cần thành lập hợp đồng là một công việc quan trọng, cần làm cẩn thận

TAK xin lưu ý quý khách, mọi khoản nợ phát sinh giao dịch mua – bán đều cần thành lập hợp đồng. Quý khách có bất kì khoản nợ phát sinh từ cho vay, hay cả khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh mà có nhu cầu mua – bán, nếu không thành lập hợp đồng thì giao dịch đó coi như không hợp lệ.

Các khoản nợ được phép mua bán phải đảm bảo được cả ba điều sau

  • Thứ nhất: Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ;
  • Thứ hai: Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;
  • Thứ ba: Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Bất kì khoản nợ nào thiếu một trong ba yếu tố kể trên, TAK rất tiếc phải từ chối lập hợp đồng. Vì vậy khi mua – bán một khoản nợ nào đó, quý khách vui lòng chuẩn bị thật kĩ giấy tờ và thông tin cần thiết, nhằm đảm bảo thỏa thuận được thông qua thuận lợi nhất. 

III. Hợp đồng mua bán nợ được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?

Hợp đồng mua bán nợ hợp lệ, là hợp đồng tuân thủ nguyên tắc mua bán nợ đã được quy định trong Thông tư 09/2015/TT-NHNN. Nếu quý khách cần tư vấn nhanh, xin hãy gọi vào hotline 0916 665 682 của TAK.

Để quý khách hiểu rõ hơn, TAK xin được trích dẫn nguyên văn Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN như sau:

Điều 5. Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ

  1. Hoạt động mua, bán nợ không trái với nội dung quy định tại hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết giữa bên bán nợ, khách hàng và bên bảo đảm.
  2. Hoạt động mua, bán nợ do các bên tự thỏa thuận, tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
  3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Trường hợp bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.
  4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ (trong đó có quy định rõ về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua, bán nợ; phương thức mua, bán nợ; quy trình mua, bán nợ; quy trình định giá khoản nợ; quy trình bán đấu giá khoản nợ trong trường hợp tự đấu giá khoản nợ và quản trị rủi ro đối với hoạt động mua, bán nợ) trước thực hiện mua, bán nợ.
  5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua nợ phải tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  6. Bên bán nợ không mua lại các khoản nợ đã bán.
  7. Tổ chức tín dụng không được bán nợ cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng mẹ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
  8. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là công ty con của tổ chức tín dụng chỉ được mua nợ của tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tổ chức tín dụng mẹ có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
  9. Trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia, phương thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, phân chia giá trị tài sản đảm bảo (nếu có) cho phần nợ được mua, bán và các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng mua, bán nợ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
  10. Các khoản nợ được mua, bán nợ phải được theo dõi, hạch toán kế toán và báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.

Nội dung trên hơi dài và khó nghiên cứu. Nếu quý khách cần tư vấn nhanh, xin quý khách đừng chần chờ mà hãy gọi ngay vào hotline 0916 665 682. Đội ngũ chuyên gia của TAK sẽ giải thích mọi thứ một cách dễ hiểu nhất có thể! 

IV. Nguy cơ của hợp đồng mua bán nợ không hợp lệ

Nếu hợp đồng mua – bán nợ không hợp lệ, cả bên mua và bên bán đều sẽ gặp rủi ro như nhau, có thể kể đến:

  • Giao dịch mua – bán nợ sẽ không có giá trị
  • Bên mua – bán nợ không được sự đảm bảo của pháp luật
  • Có thể xảy ra nguy cơ mất tài sản, bị lừa đảo

Để tránh rủi ro trong thành lập hợp đồng, quý khách hãy chọn đơn vị mua – bán nợ uy tín, am hiểu Pháp luật! Mọi thỏa thuận bằng văn bản đều phải chính xác, mọi thông tin đều phải công khai! 

Trên đây là những thông tin giải thích hợp đồng mua bán nợ là gì, những quy định về hợp đồng mua bán nợ theo Pháp luật Việt Nam. Hi vọng qua thông tin do TAK cung cấp, quý khách sẽ hiểu hơn về loại văn bản rất quan trọng này. Quý khách có nhu cầu được tư vấn luật hay thực hiện giao dịch mua – bán nợ, xin vui lòng để lại thông tin cho TAK hoặc liên lạc qua số 0916 665 682.