Quy tắc trừ hai số nguyên - lý thuyết phép trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b. Kết quả tìm được gọi là hiệu của a và b.

1. Quy tắc trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b. Kết quả tìm được gọi là hiệu của a và b.

Như vậy a - b = a + (-b).

Ví dụ:\(8 - 10 = 8 + \left( { - 10} \right) = - \left( {10 - 8} \right) = - 2.\)

+) Lưu ý

Nếu x = a - b thì x + b = a.

Ngược lại, nếu x + b = a thì x = a - b.

+) Nhận xét

Trong tập hợp số tự nhiên N, phép trừ a cho b chỉ thực hiện được khi a b.

Nhưng trong tập hợp số nguyên Z, phép trừ a cho b luôn luôn thực hiện được.

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Trừ hai số nguyên

Phương pháp:

Áp dụng công thức: \(a-b = a + \left( { - b} \right)\)

Dạng 2 : Thực hiện dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên

Phương pháp:

Thay phép trừ bằng phép cộng với số đối rồi áp dụng quy tắc cộng các số nguyên

Dạng 3 : Tìm một trong hai số hạng khi biết tổng hoặc hiệu và số hạng kia

Phương pháp:

Sử dụng mối qua hệ giữa các số hạng với tổng hoặc hiệu

- Một số hạng bằng tổng trừ số hạng kia

- Số bị trừ bằng hiệu cộng số trừ

- Số trừ bằng số bị trừ trừ hiệu