1g bằng bao nhiêu mol

Nghị định 134/2007/NĐ-CP ngày ngày  15  tháng  8  năm 2007 Quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Việt Nam theo hệ Hệ đơn vị SI là hệ đơn vị đo lường quốc tế (The International System of Units) tại bảng 1 điều 7 ghi rõ: lượng vật chất tên đơn vị là mol, tên ký hiệu là mol. Nhưng thực tế nhiều sách giáo khoa và nhiều bệnh viện không thống nhất cách ghi trên, có khi ghi mol, có khi mEq có khi gam…Điều này gặp không ít khó khăn cho mộ số đồng nghiệp quên hay chưa quen trong chuyển đổi các đơn vị.

1. Các đơn vị đo lường.

1.1. Nồng độ % (g/l):

Là khối lượng lượng chất tan chứa trong 100 ml thể tích. Ví dụ: Dung dịch glucose 5% có nghĩa là 100 ml dung dịch này có chứa 5 gram glucose.

1.2. Nồng độ mmol/L:

Để hiểu đơn vị này ta bắt đầu từ khái niệm nguyên tử lượng và phân tử lượng của một chất.

Nguyên tử lượng của một chất được hiểu như nguyên tử gam nghĩa là khối lượng của một chất tính bằng gam: ví dụ: C bằng 12 gam, Oxy bằng 16 gam.

Phân tử lượng của một chất được hiểu như phân tử gam là khối lượng chất đó tính bằng gam: ví dụ Na bằng 23 gam, O2 bằng 32 gam (16 x2 = 32).

Mol chẳng qua là phân tử lượng của chất đó tính theo gram. Như vậy

- Với Na+: 23 g = 1 mol ↔ 23 mg = 1 mmol.

- Với  NaCl: 58,5 g = 1mol ↔ 58,5 mg = 1 mmol.

1.3. mEq (miliquivalent – mili đương lượng):

Do liên quan đến hóa trị nên nó đo lường khả năng một chất kết hợp với các chất khác. Và do đó: mEq= mmol x hóa trị. Dĩ nhiên là trên cùng đơn vị thể tích.

2. Chuyển đổi:

Trong thực hành lâm sàng rất nhiều chất như thuốc, kết quả xét nghiệm, công thức…không thống nhất về đơn vị đo lường, không thống nhất theo các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị… Do đó cần nắm rõ nguyên tắc chuyển đổi để giải quyết tốt các vấn đề thực tế trên. Nhiều đồng nghiệp hay dùng hệ số chuyển đổi, hệ số chuyển đổi có nguồn gốc từ khối lượng phân tử mỗi chất, do đó thay vì nhớ hệ số chuyển đổi thì ta nhớ khối lượng phân tử mà đã quen thời trung học phổ thông.

2.1. Công thức chuyển đổi từ mmol/L qua mg/dL

Bởi vì mol chẳng qua là phân tử lượng hay nguyên tử lượng nhân hóa trị nên:

Ghi chú: chia cho 10 là để chuyển từ đơn vị mmol/L sang đơn vị mg/dl

Ví dụ: Ca2+: Bình thường từ 8,8 đến 10,4 mg/dL (2,20 đến 2,60 mmol/L).

2.2. Chuyển đổi mmol/L sang mEq/L:

Ion

mEq/L

mmol/L

Na+

142

142

Ca++

2,5

1,25

Từ công thức trên cho thấy: Na+ có số mEq/L bằng số mmol/L vì Na+ có hóa trị 1. Đối với Ca++ số mEq/L gấp đôi số mmol/L vì Ca++ có hóa trị 2.

Mol là đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong hóa học, dùng để xét các nguyên tố khác nhau trong một hợp chất. Thông thường, khối lượng hợp chất được tính ở đơn vị gam (g) và cần được chuyển sang đơn vị mol. Cách chuyển đổi khá đơn giản, tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải tuân thủ một số bước quan trọng. Bằng cách áp dụng phương pháp dưới đây, bạn có thể chuyển đổi gam sang mol một cách dễ dàng.

Các bước[sửa]

Tính phân tử khối[sửa]

  1. Chuẩn bị những vật dụng cần thiết để giải toán hóa. Khi có đầy đủ dụng cụ, bạn sẽ giải quyết bài toán dễ dàng hơn. Những thứ bạn cần là:
    • Bút chì và giấy. Việc tính toán sẽ dễ dàng hơn khi bạn viết mọi thứ ra giấy. Bạn cần trình bày đầy đủ các bước thì mới đạt điểm tối đa.
    • Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: dùng để xác định nguyên tử khối của các nguyên tố.
    • Máy tính bỏ túi: dùng để tính toán những con số phức tạp.
  2. Xác định những nguyên tố trong hợp chất mà bạn cần chuyển sang đơn vị mol. Bước đầu tiên để tính khối lượng phân tử là xác định các nguyên tố cấu thành hợp chất. Việc này khá dễ vì ký hiệu viết tắt của các nguyên tố chỉ từ một đến hai ký tự.
    • Nếu một chất được viết tắt với hai ký tự, chữ cái đầu sẽ được viết hoa và chữ cái thứ hai viết thường. Ví dụ: Mg là tên viết tắt của nguyên tố ma-giê.
    • Hợp chất NaHCO3 gồm bốn nguyên tố: natri (Na), hydro (H), cacbon (C) và ôxy (O).
  3. Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong hợp chất. Bạn cần biết số nguyên tử của từng chất có trong hợp chất thì mới tính được phân tử khối của hợp chất đó. Chữ số nhỏ bên cạnh tên viết tắt của nguyên tố thể hiện số nguyên tử của nguyên tố đó.
    • Ví dụ: hợp chất H2O có hai nguyên tử hydro và một nguyên tử ôxy.
    • Nếu một hợp chất được viết trong dấu ngoặc đơn, kèm theo là một chỉ số nhỏ thì có nghĩa là mỗi thành phần trong dấu ngoặc đơn đều nhân với chỉ số ấy. Ví dụ: hợp chất (NH4)2S gồm hai nguyên tử N, tám nguyên tử H và một nguyên tử S.
  4. Viết ra giấy nguyên tử khối của mỗi nguyên tố. Sử dụng bảng tuần hoàn là cách dễ nhất để tìm nguyên tử khối của một nguyên tố. Sau khi xác định được vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, bạn sẽ thấy khối lượng nguyên tử nằm ngay bên dưới biểu tượng của nguyên tố.
    • Ví dụ: nguyên tử khối của ôxy là 15.99.
  5. Tính khối lượng phân tử. Phân tử khối của một chất bằng số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố nhân với nguyên tử khối của nguyên tố đó. Đại lượng này rất cần thiết trong việc chuyển đổi đơn vị gam sang mol.
    • Trước tiên, lấy số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất nhân với nguyên tử khối của nguyên tố ấy.
    • Sau đó, cộng khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất lại với nhau.
    • Ví dụ: Khối lượng phân tử của hợp chất (NH4)2S = (2 x 14.01) + (8 x 1.01) + (1 x 32.07) = 68.17 g/mol.
    • Khối lượng phân tử còn được gọi là khối lượng mol.

Chuyển đổi gam sang mol[sửa]

  1. Thiết lập công thức chuyển đổi. Muốn tìm số mol chất, ta lấy số gam hợp chất chia cho khối lượng mol của hợp chất đó.
    • Công thức : số mol = khối lượng (gam)/khối lượng mol của hợp chất (gam/mol)
  2. Thay số liệu vào công thức. Sau khi thiết lập công thức phù hợp, bước tiếp theo là thay các số liệu mà bạn đã tính toán vào công thức. Nếu muốn chắc rằng số liệu đã được đưa vào đúng vị trí, bạn có thể kiểm tra bằng cách triệt tiêu đơn vị. Nếu sau khi đơn giản, đơn vị còn lại là mol thì bạn đã thiết lập đúng.
  3. Giải quyết phương trình. Sử dụng máy tính, lấy khối lượng chia cho phân tử khối của chất hoặc hợp chất. Thương số sẽ là số mol chất hoặc hợp chất mà bạn cần tìm.
    • Ví dụ, đề bài cho 2 g nước (H2O) và yêu cầu bạn đổi sang đơn vị mol. Ta có khối lượng mol của H2O là 18g/mol. Lấy 2 chia 18, vậy bạn có 0.1111 mol H2O.

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng quên kèm theo tên nguyên tố hay tên hợp chất cùng với đáp số.
  • Nếu bạn được yêu cầu trình bày bài tập hay bài kiểm tra, chắc rằng bạn thể hiện đáp án thật rõ ràng bằng cách khoanh tròn hoặc vẽ khung quanh đáp số.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Bảng tuần hoàn hóa học
  • Bút chì
  • Giấy
  • Máy tính
  • Bài toán hóa học

Nguồn và Trích dẫn[sửa]