Cách hạch toán bù trừ công nợ trên misa năm 2024

Mục lục

Display Legacy Contents

In

Trang chủ > Kế toán > 3 Hướng dẫn nghiệp vụ > Quản lý công nợ > Bù trừ công nợ

Bù trừ công nợ


1. Nội dung

Thực hiện bù trừ công nợ phải thu và công nợ phải trả của một đối tượng (khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên) vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp,...

2. Các trường hợp nghiệp vụ

2.1. Bù trừ công nợ theo hóa đơn 2.2. Bù trừ công nợ theo tài khoản


Xem thêm

Công nợ phải trả Công nợ phải thu

Đối trừ công nợ là việc đối tác của công ty bạn vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp. Do đó thay vì công ty thanh toán tiền qua ngân hàng để thực hiện việc thanh toán cho nhà cung cấp. Thì bạn chỉ cần thực hiện bút toán đối trừ công nợ.

Cách hạch toán bù trừ công nợ trên misa năm 2024

  1. Các bút toàn hạch toán mua hàng , bán hàng cùng một đối tượng

  2. Khi bán hàng:

Nợ TK 131

Có TK 511

Co TK 3331

  • Khi mua hàng

Nợ TK 152

Nợ TK 133

Có TK 331

  • Khi thực hiện bút toán đối trừ công nợ , bạn đảo bút toán lại bằng

Nợ TK 331

Có TK 131: Phải thu của khách hàng

Lấy số tiền bé hơn của 2 nghiệp vụ này.

Hiểu là vậy nhưng để đối trừ nhanh công nợ trên phần mềm mi sa.

Bạn sẽ chỉ cần một số thao tác sau đây để thực hiện bút toán đối trừ công nợ sau.

  1. Các bước đối trừ công nợ trên phần mềm mi sa.

Trường hợp 1: Nếu công nợ phải thu nhiều hơn công nợ phải trả cùng một đối tượng bạn vào

Nghiệp vụ/ bán hàng/ bù trừ công nợ/ bấm vào thực hiện đối trừ / chọn đối tượng cần đối trừ / Chọn đến thời gian bạn cần thực hiện đối trừ.

Cách hạch toán bù trừ công nợ trên misa năm 2024

Lưu ý: Tùy từng trường hợp đối trừ để bạn chọn:

  • Nếu đối trừ tổng hợp thì bạn chọn hết chứng từ phải thu và chứng từ phải trả theo hình trên
  • Nếu đối trừ chi tiết từng nghiệp vụ thì bạn chọn tương ứng chứng từ bán ra rồi chọn chứng từ mua vào.

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

Cho phép bù trừ công nợ phải thu và công nợ phải trả của một đối tượng là khách hàng, là nhà cung cấp hoặc là nhân viên hoặc vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp,…

Xem phim hướng dẫn

Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tải phim )

Cách thao tác:

Phần mềm cho phép NSD thực hiện Bù trừ công nợ theo 2 cách:

1. Bù trừ công nợ theo hóa đơn

Để bù trừ công nợ theo hoá đơn, thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thiết lập chế độ bù trừ công nợ theo hoá đơn
  • Vào menu Hệ thống\Tùy chọn\Mua hàng hoặc Bán hàng
    • Tích chọn mục Quản lý công nợ nhà cung cấp chi tiết theo hóa đơn hoặc Quản lý công nợ khách hàng chi tiết theo hóa đơn.

Cách hạch toán bù trừ công nợ trên misa năm 2024

  • Nhấn Đồng ý.

Lưu ý: Bước này chỉ cần thực hiện một lần, với những lần bù trừ sau sẽ không phải thiết lập nữa

Bước 2: Bù trừ công nợ theo hoá đơn
  • Vào menu Nghiệp vụ\Mua hàng (hoặc Bán hàng)\Bù trừ công nợ (hoặc chọn chức năng Bù trừ công nợ bên thanh tác nghiệp).
    • Chọn ngày bù trừ, nhập loại tiền bù trừ, sau đó nhấn Lấy dữ liệu.

Cách hạch toán bù trừ công nợ trên misa năm 2024

  • Nhấn Thực hiện bù trừ.
    • Thiết lập thông tin sau đó nhấn Lấy dữ liệu.
    • Tích chọn các chứng từ phải thu, phải trả được bù trừ công nợ với nhau.

Cách hạch toán bù trừ công nợ trên misa năm 2024

  • Nhấn Bù trừ, hệ thống sẽ tự động sinh ra chứng từ bù trừ công nợ trên danh sách chứng từ nghiệp vụ khác thuộc phân hệ Tổng hợp.

Cách hạch toán bù trừ công nợ trên misa năm 2024

  • Kiểm tra lại thông tin trên chứng từ bù trừ công nợ:
    • Thông tin chung: hệ thống đã tự động lấy lên thông tin đối tượng, TK phải thu, phải trả, loại tiền và chứng từ tham chiếu căn cứ vào thông tin được chọn trên form bù trừ công nợ, kế toán chỉ phải nhập thông tin lý do.
    • Thông tin chứng từ: nhập thông tin về Ngày hạch toán, Ngày chứng từ, Số chứng từ => Ngày hạch toán phải lớn hoặc bằng Ngày chứng từ, riêng Số chứng từ sẽ được hệ thống tự động đánh tăng theo quy tắc đã được thiết lập trên menu Hệ thống\Tuỳ chọn\Quy tắc đánh số chứng từ.
    • Thông tin hạch toán: hệ thống đã tự động hạch toán nghiệp vụ bù trừ công nợ giữa TK 131 và TK 331.
      • Sau khi kiểm tra xong thông tin, nhấn Cất.

2. Bù trừ công nợ theo tài khoản

Để bù trừ công nợ theo tài khoản, thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thiết lập chế độ để bù trừ công nợ theo tài khoản
  • Vào menu Hệ thống\Tùy chọn\Mua hàng hoặc Bán hàng
    • Bỏ tích chọn mục Quản lý công nợ nhà cung cấp chi tiết theo hóa đơn hoặc Quản lý công nợ nhà cung cấp chi tiết theo hóa đơn.

Cách hạch toán bù trừ công nợ trên misa năm 2024

  • Nhấn Đồng ý.

Lưu ý:Bước này chỉ cần thực hiện một lần, với những lần bù trừ sau sẽ không phải thiết lập nữa.

Bước 2: Bù trừ công nợ theo tài khoản
  • Vào menu Nghiệp vụ\Mua hàng (hoặc Bán hàng)\Bù trừ công nợ (hoặc chọn chức năng Bù trừ công nợ bên thanh tác nghiệp).
    • Chọn ngày bù trừ, nhập loại tiền bù trừ, sau đó nhấn Lấy dữ liệu.
    • Tích chọn các tài khoản cần bù trừ.

Cách hạch toán bù trừ công nợ trên misa năm 2024

  • Nhấn Bù trừ, hệ thống sẽ tự động sinh ra chứng từ bù trừ công nợ trên danh sách chứng từ nghiệp vụ khác thuộc phân hệ Tổng hợp.

Cách hạch toán bù trừ công nợ trên misa năm 2024

Kiểm tra lại thông tin trên chứng từ bù trừ công nợ: Thông tin chung: hệ thống đã tự động lấy lên thông tin đối tượng, TK phải thu, phải trả, loại tiền và chứng từ tham chiếu căn cứ vào thông tin được chọn trên form bù trừ công nợ, kế toán chỉ phải nhập thông tin lý do. Thông tin chứng từ: nhập thông tin về Ngày hạch toán, Ngày chứng từ, Số chứng từ => Ngày hạch toán phải lớn hoặc bằng Ngày chứng từ, riêng Số chứng từ sẽ được hệ thống tự động đánh tăng theo quy tắc đã được thiết lập trên menu Hệ thống\Tuỳ chọn\Quy tắc đánh số chứng từ. Thông tin hạch toán: hệ thống đã tự động hạch toán nghiệp vụ bù trừ công nợ giữa TK 131 và TK 331.
  • Sau khi kiểm tra xong thông tin, nhấn Cất.

Lưu ý:

1. Sau khi lưu chứng từ bù trừ công nợ, có thể chọn chức năng In trên thanh công cụ để chọn mẫu chứng từ bù trừ cần in. Kế toán có thể in theo mẫu do phần mềm cung cấp hoặc theo mẫu đặc thù của doanh nghiệp (xem thêm chức năng Thiết kế mẫu chứng từ).

2. Các chứng từ bù trừ công nợ sẽ được lưu độc lập trên từng hệ thống sổ quản trị hoặc sổ tài chính. Đồng thời, sẽ được lưu trữ trên tab Chứng từ nghiệp vụ khác của phân hệ Tổng hợp.

3. Để sửa lại nội dung các chứng từ phải thu, phải trả đã được chọn để bù trừ công nợ, cần phải xoá chứng từ bù trừ trên phân hệ Tổng hợp trước khi sửa.