331 dư có nghĩa là gì

HIỂU ĐÚNG VÀ SÂU HƠN VỀ SỐ DƯ TÀI KHOẢN 131 , 331

Chắc hẳn ai là kế toán ai cũng đọc vanh vách ý nghĩa của 2 tài khoản công nợ phải thu 131 và công nợ 331 phải trả này. Tuy nhiên về ý nghĩa và cách bảo vệ con số đó khi lên báo cáo tài chính thì không hẳn ai cũng hiểu

* TK 131, 331 là tài khoản công nợ lưỡng tính, có dư cả bên nợ và bên có

- Dư Nợ 131: Khoản công nợ phải thu của khách hàng – Đây là tài sản của doanh nghiệp

- Dư Có 131: Khoản mà khách hàng ứng trước cho Doanh nghiệp – Đây là một nghĩa vụ nợ phải trả của Doanh nghiệp

- Dư Nợ Tk 331: Là khoản doanh nghiệp mình ứng trước cho người bán - Đây như một khoản phải thu của doanh nghiệp mình, sếp vào phần tài sản

- Dư Có Tk 331: Là khoản phải trả của Doanh nghiệp – Đây là nghĩa vụ nợ phải trả của Doanh nghiệp

* Tài khoản 131 – 331 phải chi tiết theo đối tượng, tức Nếu là phải thu thì ĐÓ LÀ THU CỦA NHỮNG AI. Tương tự phải trả thì Đó là PHẢI TRẢ CHO AI ; ỨNG TRƯỚC THÌ ỨNG TRƯỚC CHO AI. Kế toán khi hạch toán phải lưu ý đưa đúng đối tượng, nếu không rất có thể số tổng thì đúng, nhưng chi tiết lại sai

* Như đề cập ở trên, bản chất số dư 131 và 331 là tài sản và nghĩa vụ trả của Doanh nghiệp; nên khi lên báo cáo tài chính, giá trị của các con số này phải được chứng minh đúng thì con số đó mới đáng tin cậy. Cách thường được sử dụng nhất đó là dùng đối chiếu công nợ. Đối chiếu công nợ chính là bản thỏa thuận, xác nhận 2 bên là có một khoản nợ / thu giữa 2 bên đến thời điểm x,y,z. [ Trước đây mới vào làm kế toán tôi ko hiểu sao các anh chị kế toán trưởng cứ bắt đi xin mấy chục cái đối chiếu công nợ của các nhà ].

* Một vài hệ lụy nếu kế toán làm ẩu, sai số dư của 131, 331

- Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều khoản phải thu mãi mà không thu được; năm này qua năm khác không xử lý được. Nếu số đó là số liệu thật thì không bàn, các bạn sẽ có trích lập dự phòng phải thu khó đòi, có đầy đủ hồ sơ chứng minh cho nghiệp vụ bán hàng, dịch vụ chưa thu được tiền là có thật; có các chứng từ đòi nợ không thành công… Nhưng nếu nó là một khoản thu đáng nhẽ phải xuất hóa đơn mà chưa xuất thì DN của bạn sẽ đc yêu cầu xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu đối với khoản phải thu đó.

- Khoản phải trả 331 treo mãi mãi, nhiều năm không thấy trả, ko xử lý. Khi quyết toán rất có thể sẽ bị đưa sang một khoản thu nhập khác. Và đương nhiên thu nhập khác cũng là một khoản thu nhập tính thuế TNDN

Đây là một vài ý kiến tổng hợp của cá nhân, mong được chỉ giáo thêm

Khi đi kiểm toán, hay làm rà soát báo cáo tài chính. Bạn làm gì với số Kiểm tra số dư công nợ 331? cách kiểm soát công nợ, phát hiện những sai sót kế toán thông qua kiểm tra số dư TK 331

1/ Tài khoản 331 phải chứng minh được sự hiện hữu của nó, do đó để xác minh tính hiện hữu, tính có thực của TK 331, chúng ta cần phải đối chiếu xác nhận công nợ. Các hình thức đối chiếu có thể là bằng văn bản, bằng email v.v…Việc đối chiếu xác nhận công nợ không những đáp ứng theo yêu cầu quy định của kế toán mà nó còn là công cụ giúp ta phát hiện các chênh lệch khi đối chiếu từ đó tìm ra các sai sót trong hạch toán, ví dụ: hạch toán thiếu hóa đơn, hạch toán sai, hạch toán trùng hóa đơn? [Để hạn chế hạch toán trùng hóa đơn có thể bạn dùng bút chì ghi chữ “R” đối với các hóa đơn đã hạch toán…]

2/ Đối với số dư công nợ ngoại tệ, kiểm tra xem chúng ta đã đánh giá chênh lệch số dư ngoại tệ hay chưa? tỷ giá hạch toán đã đúng hay chưa? : Lưu ý lãi lỗ liên quan tới đánh giá số dư TK 331 vẫn tính thuế TNDN bình thường nhé [khác với tiền và các khoản phải thu là không tính thuế TNDN]. Sáng Nguyễn cũng xin notes quan trọng nữa là chúng ta không đánh giá số dư nợ TK 331 nhé

3/ Dò xem số dự nợ TK 331 có tồn đọng lâu không? có đúng là mình ứng trước cho người bán hay là do mình hạch toán thiếu hóa đơn?

4/ Nếu TK 331 dư có tồn đọng lâu, không có đối chiếu xác nhận công nợ thì xem xét lại nghĩa vụ nợ của công ty đối với khoản nợ đó. Trong một số trường hợp, đoàn thanh tra kiểm tra thuế có thể buộc doanh nghiệp ghi nhận vào TK 711 ” Thu nhập khác” bởi DN không giải trình được số dư –> Truy thu thuế TNDN, phạt thuế, phạt chậm nộp thuế

5. Đối tượng công nợ có rõ ràng không? : Nguyên tắc công nợ phải rõ ràng, không ghi chung chung không xác định được đối tượng phải trả

6. Trong trường hợp có số dư ngoại tệ: Xem xét có phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài không?

Bạn đang quan tâm tới khóa học thực hành kế toán tại Đà Nẵng? vui lòng liên hệ 0915 415 837 [Sáng Nguyễn]

 

[Visited 2.354 times, 1 visits today]

Đăng ký/Đăng nhập

Có tài khoản mới được tải về

Các bác trường hợp TK 331 có số dư bên Nợ thì trong bảng CDPS mình phải ghi ra sao?Mình ghi số dư bên Nợ hay là ghi cả hai bên, bên nào phát sinh thì ghi bên đó tức là ghi cả Nợ lẫn Có.

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

số dư nợ của tài khoản 331 phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số số phải trả cho người bán. khi lập bảng cân đối kế toán bạn phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi hai chỉ tiêu bên "tài sản" và bên "nguồn vốn"

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Các bác trường hợp TK 331 có số dư bên Nợ thì trong bảng CDPS mình phải ghi ra sao?Mình ghi số dư bên Nợ hay là ghi cả hai bên, bên nào phát sinh thì ghi bên đó tức là ghi cả Nợ lẫn Có.

Số tiền bên Nợ thì bạn ghi bên Nợ. ở bảng CDPS thì bạn vẫn ghi bình thường nhưng ghi đỏ hoặc ghi trong dấu ngoặc đơn []. Khi tính dòng cộng bạn nên chú ý những Tk ghi đỏ hoặc trong ngoặc đơn để trừ đi số tiền ấy nhé! Như thế thì TS mới bằng NV được. Bạn còn hỏi j` nữa không ^^?
Chúc bạn học tốt!

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Số tiền bên Nợ thì bạn ghi bên Nợ. ở bảng CDPS thì bạn vẫn ghi bình thường nhưng ghi đỏ hoặc ghi trong dấu ngoặc đơn []. Khi tính dòng cộng bạn nên chú ý những Tk ghi đỏ hoặc trong ngoặc đơn để trừ đi số tiền ấy nhé! Như thế thì TS mới bằng NV được. Bạn còn hỏi j` nữa không ^^?
Chúc bạn học tốt!

Cảm ơn tớ đi ^__________^


TK 331 có cả số dư bên nợ và bên có. Phát sinh ra sao thì ghi như vậy chứ sao ra số dương lại ghi âm? Và sao phải trừ đi? Nếu trừ thì nó mới ko thể cân đối được đấy.

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

TK 331 có số dư cả có lẫn nợ. Số dư bên nợ [ nếu có ] phản ánh số tiền đã ứng trước cho bên bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán. Sổ công nợ thì bạn phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, không thể bù trừ giũa công nợ người này và người kia được. Khi lập Bảng cân đối phát sinh thì số dư bên nào phải nằm bên đó và phải trùng khớp với số dư trên sổ chi tiết công nợ.

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

TK 331 có cả số dư bên nợ và bên có. Phát sinh ra sao thì ghi như vậy chứ sao ra số dương lại ghi âm? Và sao phải trừ đi? Nếu trừ thì nó mới ko thể cân đối được đấy.

u`! Đúng rồi! Tớ quên mất! 1 năm rồi không học cũng không đi làm nên quên mất [Không biết kiến thúc còn quên j` nữa không nhỉ ^^?] Tính dư bên nào thì để nguyên bên đó cậu ạ!

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

số dư nợ của tài khoản 331 phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số số phải trả cho người bán. khi lập bảng cân đối kế toán bạn phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi hai chỉ tiêu bên "tài sản" và bên "nguồn vốn"

bạn có thể cho ví dụ được không????

-----------------------------------------------------------------------------------------

TK 331 có số dư cả có lẫn nợ. Số dư bên nợ [ nếu có ] phản ánh số tiền đã ứng trước cho bên bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán. Sổ công nợ thì bạn phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, không thể bù trừ giũa công nợ người này và người kia được. Khi lập Bảng cân đối phát sinh thì số dư bên nào phải nằm bên đó và phải trùng khớp với số dư trên sổ chi tiết công nợ.


thế cùng một đối tượng có bù trừ được không

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Cùng một đối tượng thì ta bù trừ mới tính được số dư nợ [ hay có ] chứ bạn nmhi.

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Có ai giúp được k? một bên là vợ một bên là người yêu làm sao mà bù trừ cho nhau được đây. Thôi đành để bên nợ bên có vậy!

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Các bác trường hợp TK 331 có số dư bên Nợ thì trong bảng CDPS mình phải ghi ra sao?Mình ghi số dư bên Nợ hay là ghi cả hai bên, bên nào phát sinh thì ghi bên đó tức là ghi cả Nợ lẫn Có.

tài khoản 331 là tài sản lưỡng tính có cả số dư bên nợ và số dư bên có. bạn căn cứ vào số dư đó để phản ánh thôi, nếu là số dư bên có thì là nguồn vốn, còn nếu là bên nợ thì là phần tài sản

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Bạn phinguyen này vui tính quá chà trong kế toán mà bạn cũng đem ra cân cái khoản đó thôi mình học bạn phải để nợ thôi, vì cái khoản đó có nợ là không sai rồi

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

TK đó là TK lưỡng tính..khi bạn lên cân đối bạn cứ ghi thôi.dư bên nào thì ghi bên đó ..

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Uhm. Bạn Map nói đúng rồi. Tài khoản 331 và 131 là tk lưỡng tính. Phải hạch toán chi tiết theo từng khách hàng. Nếu cùng 1 khách hàng thì bù trừ cho ra số dư. Còn không phải thì vẫn để vậy, ko được bù trừ khi đưa lên bảng CDKT hay CDSPS. Mình nghĩ vậy đó. Ai có ý kiến thì đưa lên tham khảo nhé.

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ các bạn cho mình hỏi ở sổ theo dõi số phải trả người bán thì số tiền mình trả thừa hay đặt trước ghi bên nợ hay có

vd : tháng 7 ta đặt trước tiền nhưng chưa nhận được hàng đến tháng 8 mới có hàng thì số dư cuối tháng 7 ta phải ghi bên Nợ đúng hay sai?

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Tháng 7 bạn đặt trước tiền nhưng chưa nhận được hàng đến tháng 8 mới có hàng thì số dư cuối tháng 7 bạn phải ghi bên Nợ là đúng.

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

các bạn cho mình hỏi ở sổ theo dõi số phải trả người bán thì số tiền mình trả thừa hay đặt trước ghi bên nợ hay có
vd : tháng 7 ta đặt trước tiền nhưng chưa nhận được hàng đến tháng 8 mới có hàng thì số dư cuối tháng 7 ta phải ghi bên Nợ đúng hay sai?


Đơn giản là khoản tiền ghi bên Có tk 331 là số tiền phải trả cho người bán còn bên Nợ là số tiền đã trả, hoặc ứng trước

Nếu là kế toán thì bạn nên tham khảo nghị định 15 về chế độ kế toán, và xem chi tiết hướng dẫn tài khoản 331, cũng có nói rõ mà .THân

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Các bác trường hợp TK 331 có số dư bên Nợ thì trong bảng CDPS mình phải ghi ra sao?Mình ghi số dư bên Nợ hay là ghi cả hai bên, bên nào phát sinh thì ghi bên đó tức là ghi cả Nợ lẫn Có.

1- Nếu cuối kỳ báo cáo tài khoản 331 có số dư tuyệt đối ở bên nợ thì trong Bảng CĐKT bạn ghi vào mục : trả trước cho người bán .

2- Nếu cuối kỳ báo cáo tài khoản 331 có số dư tuyệt đối ở bên có thì trong Bảng CĐKT bạn ghi vào mục : phải trả cho người bán

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

so du tk 331 thuong la ben co, neu so du ben no la do minh da tra tien hang truoc cho ben ban hang. Khi dua tk331 len bang cdps thi minh dua binh thuong.

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Chắc là bạn chi trả nhiều cho nhà người bán quá nên mới có số dư, nếu vậy thì bạn nên đối chiếu công nợ rồi lấy khoản tiền đó về là được mà

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Chắc là bạn chi trả nhiều cho nhà người bán quá nên mới có số dư, nếu vậy thì bạn nên đối chiếu công nợ rồi lấy khoản tiền đó về là được mà


Mua bán chịu nợ là chuyện quá bình thường. Việc ghi chép và lên báo cáo bạn xem lại nguyên lý là Ok. Như bạn thaicongtu kêu lấy tiền về mà đc thì lại ko cần đến TK này nữa! Hơn nữa trong hợp đồng có ghi điều khoản thanh toán nên muốn lấy lại tiền là lấy đc sao!?

Page 2

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Các bác trường hợp TK 331 có số dư bên Nợ thì trong bảng CDPS mình phải ghi ra sao?Mình ghi số dư bên Nợ hay là ghi cả hai bên, bên nào phát sinh thì ghi bên đó tức là ghi cả Nợ lẫn Có.


TK331 có thể ghi bên nợ được mà trả trước tiền hàng

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

TK công nợ mà bạn đem bù trừ thế là ko đc dư bên nào để bên đó theo dõi chi tiết theo từng đối tượng. Ko đc bù trừ

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

Có ai giúp được k? một bên là vợ một bên là người yêu làm sao mà bù trừ cho nhau được đây. Thôi đành để bên nợ bên có vậy!

Vợ là TSCD ,bồ là tài sản lưu động < chân lý không bao giờ sai > ????
Đúng thật không vây ai giai thích hộ em cái ???

Ðề: TK 331 có số dư bên Nợ

lưu ý 331 phải theo dõi chi tiết từng đối tượng, nếu cùng 1 đối tượng mà có dư nợ, dư có có thể bù trừ cho nhau được

Video liên quan

Chủ Đề