5 sự giàu có hàng đầu ở chúng tôi năm 2022

Dự đoán trong giai đoạn 2020 - 2025, tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu Việt Nam đạt mức 31%, tương đương khoảng 511 người sở hữu khối tài sản trên 30 triệu USD. Số lượng người có tài sản trên 1 triệu USD cũng lên tới 25.800 người. Theo các chuyên gia kinh tế, điều này cho thấy sự năng động của nền kinh tế, môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam ngày càng được cải thiện...

5 sự giàu có hàng đầu ở chúng tôi năm 2022
Nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng cao trong suốt nhiều thập kỷ qua. Ảnh: Ngọc Tiến

Người siêu giàu tại Việt Nam sẽ tăng vọt trong 5 năm tới

Những chiếc xe đạp dần được thay thế bởi những chiếc ôtô hào nhoáng, từ những ngôi nhà đơn sơ đến những căn hộ sang trọng, hạ tầng của Việt Nam đã trải qua quá trình thay đổi ngoạn mục trong 35 năm qua. 

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới gọi “Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công”. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. 

Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%

Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất của khu vực và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam nằm trong top 20 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019.

5 sự giàu có hàng đầu ở chúng tôi năm 2022
 Nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng cao trong suốt nhiều thập kỷ qua. Ảnh: LDO

Theo báo cáo thịnh vượng 2021 (Wealth Report 2021) do hãng tư vấn Knight Frank công bố, Việt Nam có 390 người siêu giàu – UHNWI (sở hữu từ 30 triệu USD trở lên), đứng thứ 6 trong số các nước ASEAN. Báo cáo cũng chỉ ra rằng số người sở hữu từ 1 triệu USD trở lên tại Việt Nam năm 2020 là 19.491 người. 

Knight Frank dự đoán trong giai đoạn 2020 - 2025, tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu Việt Nam đạt mức 31%, tương đương khoảng 511 người sở hữu khối tài sản trên 30 triệu USD và hơn 25.800 người sở hữu khối tài sản trên 1 triệu USD.

Trước đó, theo công bố của hãng nghiên cứu Wealth-X, Việt Nam nằm trong top 10 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2012 - 2017.

Theo tính toán, tốc độ tăng trưởng giới siêu giàu của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, đạt con số 12,7% mỗi năm và chỉ đứng sau Bangladesh (17,3%) và Trung Quốc (13,4%).

Khẳng định tầm vóc và nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam

Trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong nhìn nhận, cùng với sự phát triển của đất nước, sự đổi mới về kinh tế, nhà nước ngày càng khuyến khích làm giàu, sự tự do hoá kinh doanh và mở rộng kinh tế tư nhân. 

Trong xu hướng này, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Con số này lên tới 10-20% trong xã hội và khả năng lên tới 30% trong thập kỷ này.

Từ đó xuất hiện các triệu phú, siêu triệu phú và cả những tỉ phú đô la. Đặc biệt trong mấy năm gần đây, Việt Nam đã xuất hiện 6 tỉ phú được Fobes bình chọn, trong khi năm 2012 chúng ta chưa có tỉ phú nào.

“Điều này khẳng định chúng ta đang đi đúng xu hướng của thế giới. Nền kinh tế của chúng ta có sự mở rộng tích cực, khuyến khích làm giàu và phát triển kinh tế tư nhân. Điều này cũng khẳng định môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam phù hợp và tạo điều kiện cho các tỉ phú xuất hiện cũng như tôn trọng của cải, làm ăn chính đáng của họ” - TS Nguyễn Minh Phong nói.

Cũng theo TS Nguyễn Minh Phong, sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các tỉ phú, sự gia tăng của giới siêu giàu cũng khẳng định nỗ lực và tầm vóc của các doanh nghiệp Việt Nam không thua kém các doanh nghiệp nước ngoài.

Khi môi trường tốt, thể chế tốt thì sự nỗ lực của họ cũng được đền đáp. Việc họ đứng vào hàng ngũ những người được xếp hạng tỉ phú là xứng đáng. Thêm một tỉ phú đôla là thêm một tin vui với đất nước.

5 sự giàu có hàng đầu ở chúng tôi năm 2022
TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế. Ảnh: NVCC

Ông Phong cho rằng, một nền kinh tế mạnh khi có nhiều doanh nghiệp khoẻ, “dân giàu thì nước mạnh”. Trong những năm gần đây, doanh nghiệp của nhiều tỉ phú ở Việt Nam hướng tới xu hướng mới đó là công nghệ, hướng tới kinh tế sản xuất vật chất và các dịch vụ cấp cao. Đồng thời hướng tới công ăn việc làm và phúc lợi xã hội nhiều hơn, bền vững hơn. Đây là những điểm tích cực.

Dự báo thời gian tới, số lượng những người siêu giàu còn tăng lên, TS Nguyễn Minh Phong lưu ý, điều quan trọng nhất đó là việc làm ăn kinh doanh của những người này phải tuân thủ quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp của giới siêu giàu cũng cần phải thực hiện các trách nhiệm xã hội, tránh để xảy ra những bất bình đẳng bởi sự giãn cách về thu nhập quá lớn.

Cùng trao đổi, chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực cho hay, trong bối cảnh kinh tế phát triển tương đối nhanh thì việc xuất hiện và gia tăng của những người trong giới siêu giàu là phù hợp với quy luật.

Điều này cho thấy sự năng động của nền kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam ngày càng thuận lợi hơn. Mặt khác, dự báo số lượng người giới siêu giàu ở Việt Nam còn sẽ tăng cho thấy dư địa để làm ăn kinh doanh tại Việt Nam.

5 sự giàu có hàng đầu ở chúng tôi năm 2022
Chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực.

Theo TS Lực, sự gia tăng của giới siêu giàu cũng góp phần kích thích đầu tư và tiêu dùng. Những đại gia, doanh nghiệp lớn có những thương vụ đầu tư lớn và tiêu dùng lớn có những sức hút và tạo tính lan toả trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Những doanh nghiệp lớn như những con sếu đầu đàn, hỗ trợ cho những doanh nghiệp khác vào chuỗi giá trị của họ. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp, tỉ phú cũng tham gia vào việc quảng bá hình ảnh quốc gia rất tốt.

TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh, Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế”. Chúng ta khuyến khích làm giàu và hướng tới sự thịnh vượng. Ngày càng có sự gia tăng của các tỉ phú là tín hiệu mừng.

Tuy nhiên, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng đã nhiều lần nhấn mạnh, việc làm ăn phải bài bản, minh bạch, lành mạnh và tuân thủ pháp luật. Đồng thời, với những doanh nghiệp này phải là những người đi đầu trong thực hiện trách nhiệm xã hội.

“Trách nhiệm xã hội lớn nhất đó là hoạt động tuân thủ pháp luật, tạo ra lợi nhuận và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Cùng với đó là góp phần tích cực trong việc tham gia các hoạt động an sinh - xã hội khác” - TS Cấn Văn Lực nói.

Giá trị ròng của 5 %hàng đầu là bao nhiêu?

Những người có 1% giá trị ròng hàng đầu (mở trong Tab mới) ở Hoa Kỳ vào năm 2022 có 10.815.000 đô la giá trị ròng.Top 2% có giá trị ròng là $ 2,472,000.5% hàng đầu có $ 1,030,000 và 50% hàng đầu có $ 522,210.10% hàng đầu có giá trị ròng là 854.900 đô la.$1,030,000 and the top 50% had $522,210. The top 10% had a net worth of $854,900.

Sự giàu có là 1%hàng đầu?

Key Takeaways..
Giá trị ròng tối thiểu của 1% hàng đầu là khoảng 11,1 triệu đô la ..
Một người sẽ cần kiếm được trung bình $ 823,763 mỗi năm để tham gia cùng 1%..
Mức lương trung bình cho tất cả công nhân ở Hoa Kỳ vào năm 2021 là 45.470 đô la ..

Bao nhiêu phần trăm người Mỹ có giá trị ròng $ 1000000?

Có 1 triệu đô la đưa bạn vào top 10% của cải ở Hoa Kỳ. Có khoảng 62,5 triệu triệu phú trên toàn cầu, tăng 11,4% từ năm 2020.10% of wealth in the U.S. There are about 62.5 million millionaires globally, a 11.4% increase from 2020.

Bao nhiêu phần trăm của Hoa Kỳ có 5 triệu giá trị ròng?

Nếu chúng tôi sử dụng con số để xác định tỷ lệ phần trăm hộ gia đình trị giá hơn 4 và 5 triệu đô la, tỷ lệ phần trăm lần lượt là khoảng 3,5% và 2,8%.2.8%, respectively.