80 kg gia cầm chiếm thể tích bao nhiêu

Các nước phát triển có tỉ lệ thịt heo chỉ 20-30% trong cơ cấu thịt, trong khi Việt Nam thịt heo chiếm tới 70%. Đây là cơ hội để chuyển đổi cơ cấu này sang hướng tiêu dùng nhiều thịt gà, vịt hơn bởi đây là nguồn cung cấp rất dễ tái đàn, khả năng tăng trưởng nhanh, giá thành rẻ hơn nhiều so với nuôi heo.

Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thịt lợn như một nguồn cung cấp protein chủ yếu cho mỗi bữa ăn gia đình. Bởi vậy không khó hiểu khi thịt lợn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và dường như là một nguồn thực phẩm không thể thiếu.

80 kg gia cầm chiếm thể tích bao nhiêu

Với cơ cấu mà tỉ trọng thực phẩm quá nghiêng về thịt lợn như hiện nay vô hình chung khiến ngành chăn nuôi tại Việt Nam mất cân đối, thực tế chứng minh việc tăng trưởng quá nóng ở ngành chăn nuôi lợn đã gây hệ lụy to lớn về môi trường và dịch bệnh trong suốt thời gian qua, điển hình là dịch tả lợn Châu Phi.

Tổng cục Thống kê nhận định, nguồn cung thịt lợn thiếu hụt khoảng 200.000 tấn cho dịp Tết nguyên đán 2020, bởi tính đến thời điểm hiện, dịch tả đã khiến Việt Nam phải tiêu hủy gần 6 triệu đầu lợn, sản lượng xấp xỉ 400.000 tấn, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng thịt của Việt Nam.

Ngành chăn nuôi lợn gặp khó khăn nhưng đây cũng là cơ hội vàng để ngành chăn nuôi gia cầm đầu tư nâng cao năng lực, năng suất sản xuất, tăng trưởng, phát triển bền vững bắt kịp xu thế và cơ cấu chăn nuôi của các nước phát triển.

Từ trước tới nay, ngành chăn nuôi gia cầm chưa được đầu tư đúng mức, bởi vậy ít có cơ hội được phát triển đúng với tiềm năng của nó. Giá gia cầm nói chung và giá gà nói riêng thường xuyên có sự biến động. Người nông dân thường chăn nuôi theo kinh nghiệm mà ít có sự đầu tư bài bản, theo chuỗi giá trị. Toàn ngành chưa có sự quản lí và cân đối giữa nhập khẩu và thị trường trong nước, bởi vậy mà khi có đòn bẩy rất lớn là dịch tả lợn châu Phi, giá gà vẫn có thời điểm "rớt giá thảm hại".

80 kg gia cầm chiếm thể tích bao nhiêu

Tuy nhiên, từ đầu tháng 12, giá gà đã có sự khởi sắc trở lại. Cụ thể, gà ta sống giá từ 130.000 - 140.000 đồng/kg, cánh gà công nghiệp 80.000 – 85.000 đồng/kg, đùi gà dao động 75.000 - 80.000 đồng/kg, ức gà 60.000 - 65.000 đồng.

Không chỉ tại chợ truyền thống, trong các siêu thị như Vinmart, Big C, Hapro cũng trong tình trạng tương tự. Hiện tại siêu thị Vinmart đùi gà PC 95.000 đồng/kg, cánh gà 87.000 đồng/kg, đùi gà tháo khớp 80.000 đồng/kg, chân gà công nghiệp 110.000 đồng/kg, má đùi gà công nghiệp PC 73.000 đồng/kg, Phi lê gà công nghiệp 82.000 đồng/kg...

Dự đoán trong tháng cuối năm và đầu năm 2020, gia cầm sẽ là nguồn cung cấp thịt chủ yếu thay thế cho thịt lợn. Bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, gà công nghiệp là giống ngắn ngày, chỉ khoảng 1 - 2 tháng đã cho xuất chuồng nên không lo thiếu nguồn cung. Ngoài ra, một lượng lớn thịt gà nhập khẩu cũng đã được nhập về kho đông lạnh, trong 10 tháng qua, có trên 110.000 tấn thịt gà được nhập khẩu vào Việt Nam với giá chưa đến 20.000 đồng/kg.

"Như vậy, với các yếu tố như: Vòng sản xuất ngắn, tổng đàn lớn, số lượng thịt gà nhập khẩu cao... sẽ không lo nguồn cung thịt gà thiếu trong dịp cuối năm và Tết." bà Nga khẳng định.

Hiện nay, gà công nghiệp trắng ở các doanh nghiệp FDI chiếm 80% thị phần, các doanh nghiệp đều có kế hoạch tăng đàn, nhưng chưa có động thái về hướng xuất khẩu, nếu như vậy khi cung vượt cầu, thiệt hại lớn nhất là người chăn nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng các loại thịt nhập khẩu để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm...

Giá thịt gà được bán tại Mỹ được Hiệp hội chăn nuôi cung cấp không hề rẻ trong khi nhập vào Việt Nam thì giá bán "siêu bèo"

Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, trong 2 năm trở lại đây, sản lượng thịt đông lạnh từ các nước, đặc biệt là từ nước Mỹ được nhập vào Việt Nam ngày càng tăng. Nếu như năm 2014, Việt Nam nhập 80.000 tấn thịt đông lạnh, thì trong 6 tháng đầu năm nay, chúng ta đã nhập xấp xỉ 50.000 tấn, tăng 20% so với cùng kì. Điều này khiến ngành chăn nuôi gà của Việt Nam đang ngày càng yếu thế trước “làn sóng” thịt nhập khẩu. Lượng thịt gà ngoại nhập với số lượng tăng dần và mức giá giảm dần khiến người nuôi gà trong nước đối mặt với nguy cơ phá sản.

Để “cứu” thị trường thịt gà trong nước, Hiệp Hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ và Hiệp Hội chăn nuôi Đồng Nai đã cùng kí văn bản đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan xem xét, điều tra việc có hay không tình trạng bán phá giá sản phẩm thịt gà Mỹ tại Việt Nam để thâu tóm thị trường. Đồng thời, làm rõ về nguồn gốc, chất lượng của các mặt hàng thịt nhập khẩu vào Việt Nam.

Ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ khẳng định, vừa qua Hiệp hội đã cử người sang Mỹ nắm giá gà tại thị trường này, kết quả cho thấy giá gà ở đây không hề rẻ. Giá một con gà nguyên con bán tại Mỹ có giá gần 10 USD (khoảng 200.000 đồng); giá đùi gà khoảng gần 5 USD/kg, (khoảng 80.000 đồng/kg). Các số liệu trên cho thấy, giá thịt gà đang bán tại thị trường Mỹ cao hơn gấp 4 - 5 lần so với thịt gà Mỹ nhập khẩu về bán ở thị trường VN (1kg đùi gà có xuất xứ từ nước này khi xuất sang Việt Nam chỉ bán với giá khoảng 20 ngàn đồng/1kg – PV).

80 kg gia cầm chiếm thể tích bao nhiêu

Ông Lê Thanh Phương, Giám đốc chăn nuôi công ty Emivest Việt Nam cho biết, mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu khoảng 3 triệu con gà thịt, trong khi đó, toàn nghành nuôi gà của Việt Nam mỗi tháng thu hoạch khoảng 8 - 8,4 triệu con, như vậy gà ngoại nhập đã chiếm đến gần 40% tổng sản lượng gà công nghiệp nuôi trong nước. Trong khi số lượng gà nhập ngày càng tăng thì giá bán trong 2 năm qua của loại gà này lại ngày càng giảm.

Cụ thể, với thịt đùi gà Mỹ, cách đây 2 năm thường có giá 1,2 đến 2,5 USD/1 kg, nhưng hiện nay chỉ còn 0,6 đến 0,8 USD/1kg. Đặc biệt hơn, trong khi giá gà bán tại Mỹ không hề rẻ thì sau khi “Vượt qua gần nửa vòng trái đất” với hàng loạt chi phí về Việt Nam giá gà Mỹ lại có giá “rẻ như bèo”.

80 kg gia cầm chiếm thể tích bao nhiêu

Hình ảnh Hiệp hội chăn nuôi ghi nhận giá thịt gà tại một số siêu thị của Mỹ

Sự rẻ đến bất thường của thịt gà nhập ngoại còn được thể hiện qua phép tính của bà Trần Thị Diệu Hoàng, Đại diện công ty Koyu& Unitek (Nhật Bản): Với mức giá gà nhập khẩu đang bán hiện nay rồi quy ra giá gà lông thì giá chỉ còn khoảng 15.000 đồng /kg. Với giá này nếu trừ các chi phí như cấp đông, phí vận chuyển và phần lợi nhuận của nhà bán lẻ thì giá gà lông chỉ còn ở mức khoảng dưới 10.000 đồng/kg. Như vậy, thực giá của 1 con gà nhập ngoại chưa bằng 1kg thức ăn chăn nuôi.

Lo ngại về chất lượng đùi gà Mỹ “siêu rẻ”

Sự chênh lệch về giá quá lớn giữa thịt gà ngoại nhập và thịt gà trong nước đã làm dấy lên mối lo ngại cũng như nghi ngờ về chất lượng của những lô hàng thịt gà ngoại được nhập vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cần Đông Nam bộ chia sẻ, để xuất khẩu sang Việt Nam, thịt gà ngoại nhập phải trải qua nhiều công đoạn, từ kiểm dịch cho đến phí vận chuyển, nhưng họ bán với giá trên, không thể không nghi ngờ chất lượng thịt, không loại bỏ khả năng đây là số lượng thịt thải, thịt bị loại.

80 kg gia cầm chiếm thể tích bao nhiêu
Người nuôi gà tại Đồng Nai đang đứng trước muôn vàn khó khăn do thị gà ngoại ồ ạt "đổ bộ", bán với giá "siêu rẻ"

Cũng đặt ra nghi vấn về giá bán quá rẻ của thịt gà ngoại nhập, ông Lê Thanh Phương phân tích: “Giá thành chăn nuôi gà được cấu thành bởi các yếu tố con giống, thức ăn chăn nuôi, thú ý, chuồng trại và trình độ kỹ thuật. Đối với con giống chỉ có một số ít tập đoàn làm được nên không riêng Việt Nam mà rất nhiều nước phải nhập gà bố mẹ. Với thức ăn và thuốc thú y thì chúng ta cũng nhập khẩu một số nguyên liệu nhưng với nhiều nhà máy hiện đại nên giá thành cũng giảm đáng kể. Về giá nhân công thì tất nhiên Việt Nam rẻ hơn Mỹ rất nhiều, không những vậy để nhập khẩu gà về Việt Nam, gà ngoại nhập còn phải tốn thêm chi phí giết mổ, cấp đông, vận chuyển...Vậy tại sao giá gà ngoại vẫn rẻ như thế?”

Đến nay, những nghi ngờ trên, tất nhiên là chỉ mang tính phỏng đoán và chưa có căn cứ. Tuy nhiên, trước sự chênh lệch lớn về giá thịt trong nước và khi xuất khẩu của một số nước đang khiến người nuôi gà trong nước đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt.

Theo các chủ trang trại và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gà tính đến thời điểm hiện tại ngành chăn nuôi gà trong nước đã có 11 tháng thua lỗ liên tiếp. Hiện khu vực Đông Nam bộ có khoảng 3.000 trang trại, mỗi tháng sản xuất được khoảng 8 triệu con gà. Thời gian qua giá bán gà trong nước luôn thấp hơn giá sản xuất khoảng 5.000 đồng/kg, như vậy mỗi con gà khoảng 2 kg người nuôi lỗ khoảng 10.000 đồng. Vậy, với 8 triệu con gà mỗi tháng các trang trại và doanh nghiệp lỗ khoảng 80 - 90 tỷ đồng, 6 tháng qua tổng số tiền thua lỗ là gần 500 tỷ.