An chay kiêng thịt có được ăn mì tôm không

Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước: Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu.

– Trong Giáo hội Công giáo, ăn chay kiêng thịt là một hình thức hãm mình theo chiều hướng:

1. “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”(Mt 16,24).

2. “Từ bỏ bản thân” (Giáo luật (Gl) khoản 1249)

3. “dẹp tính mê ăn uống” đó là một trong 7 mối: “Thứ 5: Kiêng bớt chớ mê ăn uống”.

Mỗi người chúng ta, chẳng ai là không phải đền tội, tội đầy đầu trong tư tưởng, lời nói, việc làm sai, thiếu sót bỏ  không làm việc tốt phải làm…”lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Do đó, nếu Giáo hội không buộc ăn chay kiêng thịt, thì tự mình cũng nên tìm cách hãm mình đền tội cách nhẹ ở đời này, hơn là để đền tội “cách nặng” trong luyện ngục đời sau!

An chay kiêng thịt có được ăn mì tôm không

2. GHCG dạy ăn chay kiêng thịt bao nhiêu lần trong một năm?

a-Giáo hội toàn cầu chọn các Thứ Sáu quanh năm làm ngày đền tội (Gl khoản 1250), nhưng để tùy mỗi Giáo hội địa phương xác định ăn chay kiêng thịt, Hội đồng Giám mục được chọn hình thức khác thay thế.

b-Giáo hội chỉ buộc các giáo dân toàn cầu ăn chay và kiêng thịt một năm  2 lần (Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh) (Gl 1251).

c-Cũng khoản 1251 này, Giáo hội dạy: “Vào các ngày thứ sáu, nếu không trùng với ngày lễ Trọng, thì phải kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội đồng Giám mục đã quy định (Gl 1253)”.

3. Tại sao Giáo hội buộc kiêng thịt mà lại cho ăn những món khác như tôm, cá, cua…đôi khi còn ngon và đắt tiền hơn thịt nữa?

– Thông thường người ta từ nhỏ tới lớn thích ăn thịt hơn ăn cá (trừ người Do thái, cậu bé khi đi chơi cũng đem 5 chiếc bánh mì đen và 2 con cá (Gioan 6,9 “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá ), đàng khác theo y học, đạo đức học: thịt bò, thịt heo có nhiều chất kích thích tình dục hơn cá, tôm, cua (cá có máu lạnh). Có thể là một lý do Giáo hội dạy kiêng thịt như một hình thức hãm mình.

* Nhưng nếu vì kiêng thịt mà có người tránh miền này để qua miền khác mà ăn, hoặc đi tìm cách ăn cho sang, cho ngon thì “hết ý kiến” như truyện vui như sau:

Ngày thứ sáu mùa Chay kiêng thịt, một thanh niên khỏe mạnh vào quán ăn. Người tiếp viên tới hỏi: “Thưa ông dùng chi?” Ông khách nói: “Cho tôi đĩa cá sấu?” – “Xin lỗi, chúng tôi không có.” – “Cho tôi đĩa cá voi?” – “Xin lỗi, chúng tôi không có.” – “Cho tôi đĩa cá mập”. – “Xin lỗi, chúng tôi cũng không có.” – “Tiệm gì lạ vậy, Chúa ơi, xin Chúa chứng giám, hôm nay con đành phải ăn thịt”. Thế rồi anh gọi tiếp: “Thôi, cho tôi một đĩa thịt beef steak và một chai whisky”. Làm dấu Thánh giá nghệch ngoạc xong, ông ta ăn uống tỉnh bơ, và cảm thấy lương tâm yên ổn hơn khi nào hết! ?

4. Mấy tuổi thì ăn chay, kiêng thịt?

– 18 tuổi trọn tới hết 59 là tuổi ăn chay (Gl 1252).
– 14 tuổi trọn (không nói kết thúc) là tuổi kiêng thịt (Gl khoản trên).

5. Ăn chay sao cho đúng? Người nói ăn no, người nói ăn đói?

– Ngày ăn chay: Nếu bữa trưa là bữa chính, thì được ăn no. Bữa sáng và bữa chiều, ăn ít hơn bữa trưa. Nếu bữa tối là chính thì 2 bữa kia cũng được ăn ít hơn.

Phẩm và lượng đồ ăn tùy phong tục địa phương (Đức Phaolô VI, Tự Sắc về Đền tội Paenitemini ngày 17.2.1966).
Trong ngày chay cũng không được ăn vặt như kẹo, bánh v.v.. Cần để ý đến tinh thần hy sinh, hãm mình, khắc khổ, tự chế.

6. Kiêng thịt sao cho đúng?

– Ngày kiêng thịt: Kiêng các thứ thịt loài vật máu nóng: như trâu, bò, heo, gà, vịt… (loài có vú và chim) kể cả bộ lòng… nhưng được ăn trứng và các thứ biến chế từ sữa, được ăn những đồ gia vị, những thứ biến chế từ mỡ loài vật (theo Tông hiến Paenitemini 3,1 của ĐGH Pholô 6, về việc ăn chay và kiêng thịt.

7. Khi không thể ăn chay, kiêng thịt thì sao?

– Giáo hội không buộc người không thể giữ những luật buộc như ăn chay, kiêng thịt. Giáo hội tha chung cho những người sau:

– Được tha giữ chay:

a) Những người vì sức khỏe, (mẹ nuôi con thơ cần bú…)

b) Những người phải làm việc nặng nhọc,

c) Những người nghèo khó vẫn khổ sở vì đói,

d) Những người được cha xứ, Bề trên Dòng, Giám mục tha.

– Được tha kiêng thịt:

a) Mọi người trong Ngày Thứ Sáu gặp lễ buộc, ví dụ: Lễ Truyền tin trong mùa Chay.

b) Người vì sức khỏe, hay công việc nặng nhọc cần phải ăn thịt,

c) Người mà chủ nhân không cho đồ ăn khác, ví dụ: Tôi tớ, trẻ con, người vợ.

Ngoài ra, ai cần tha thì xin phép linh mục xứ, cộng đoàn nơi mình đang ở.

8. Luật ăn chay kiêng thịt bên Mỹ thế nào?

– Nói chung, Giáo hội (Gl 1250) lấy các thứ Sáu trong năm và mùa Chay làm ngày và mùa Thống hối cho mọi con cái thuộc Giáo hội trong mọi dân mọi nước.

-Khoản 1251, Giáo hội dạy: “Vào các ngày thứ sáu, nếu không trùng với ngày lễ trọng, thì phải kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội đồng Giám mục đã quy định”.

* Riêng trong nước Mỹ, HĐGM chỉ định: giáo dân chỉ kiêng thịt các Thứ Sáu Mùa Chay (5 thứ 6, cộng thêm thứ Tư lễ Tro và Thứ 6 Tuần thánh), chứ không kiêng thịt các thứ Sáu quanh năm..

Thứ Sáu mùa Chay, dù kiêng thịt, nhưng “được ăn cháo lỏng có mùi thịt, meat gravy and sauces”. (Catholic Almanac 1989, coi Abstinence).

* Dễ hơn nữa, theo quyết định của Hội đồng Giám mục, “Không cần xin phép miễn ăn chay, kiêng thịt. Để tùy lương tâm cá nhân xác định, khi có lý do đủ (sufficient reason), người ta có thể tự miễn ăn chay, kiêng thịt vào ngày buộc. Nhưng Các Giám mục (Gl 1253) mạnh mẽ khuyến khích dự lễ misa hàng ngày và giữ chay kiêng thịt vào ngày khác trong tuần để bù lại”. (Theo Tuần báo North Texas Catholic Feb. 24, 1995. P. 13).

Kết: Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước

* Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày trước khi đi truyền đạo công khai trong nước Do thái

* Đối với chúng ta, chẳng ai là không phải đền tội, tội đầy đầu trong tư tưởng, lời nói, việc làm sai trái, thiếu sót bỏ không làm việc tốt phải làm…”lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Do đó, nếu Giáo hội không buộc, thì tự mình cũng nên tìm cách hãm mình đền tội cách nhẹ ở đời này, hơn là để đền tội “cách nặng” trong luyện ngục đời sau!

Giáo luật khoản 1249 viết thêm: Luật Chúa buộc mọi tín hữu làm việc thống hối theo cách thức riêng của mỗi người. Nhưng để các tín hữu liên kết với nhau trong một vài nghĩa vụ thống hối chung, luật quy định những ngày thống hối, để trong những ngày ấy, các tín hữu chú trọng đặc biệt đến sự cầu nguyện, thi hành việc đạo đức và việc bác ái, từ bỏ bản thân,bằng cách trung thành chu toàn các bổn phận riêng và nhất là bằng cách giữ chay và kiêng thịt”.

Gl khoản 1251 cũng khuyên các chủ chăn và các phụ huynh dạy cho các em dù chưa đến tuổi buộc ăn chay và kiêng thịt để chúng hiểu biết ý nghĩa đích thực của việc thống hối.

Ăn chay, kiêng thịt trong đạo Công giáo, dù không nhiều như luật giữ chay của mấy đạo khác…(Phật giáo: tín đồ ăn chay nhiều ngày…đạo Cao đài: tín hữu ăn chay từ 2-10 ngày trong một tháng, hoặc ăn chay trường, nếu là bậc chức sắc. Đạo Hồi có cả tháng chay Ramadan (không ăn, không uống, không hút thuốc và kiêng việc chăn gối).

Hy vọng những người “con Chúa” không ai thấy ăn chay kiêng thịt đạo mình là khó quá rồi kêu ca hay khinh thường phạm đến luật Hội thánh mà mang tội.

Linh mục Đoàn Quang, CMC

Theo https://xuanha.net

Tại sao người Công Giáo chỉ ăn chay có 2 ngày và kiêng thịt thì lại cho ăn những món ăn khác như tôm, cua, cá… đôi khi còn ngon và đắt tiền hơn thịt nữa, trong khi các đạo khác ăn chay khắc khổ hơn. Thực hành việc ăn chay phải như thế nào mới đúng. Con xin cám ơn cha.

Việc ăn chay và kiêng cữ thường đi chung với nhau nhưng là hai việc khác nhau.

Ăn chay vốn là một từ bên Phật Giáo và đã được cha Alexandre de Rhodes giảng trong Từ điển Annam-Bồ Đào Nha – Latinh như sau : Ăn chay. Đích thực có nghĩa là kiêng thịt và cá, nhưng bây giờ để chỉ sự ăn chay của những Kitô hữu. Ăn chay (jejunium) có nghĩa là giới hạn lượng lương thực được ăn vào những ngày cụ thể. Còn kiêng cữ (abstinentia) có nghĩa là từ bỏ một thức ăn khoái khẩu như thịt, cá, tôm…

Ăn chay là việc thực hành phổ biến của hầu hết các tôn giáo. Tuy nhiên, mục đích của việc ăn chay lại không giống nhau. Đối với những tu sĩ Phật Giáo hay nhiều Phật tử có thói quen ăn chay trường là cữ sát sinh không dùng những thức ăn có nguồn gốc từđộng vật hoặc không có sự giết chóc động vật trong quá trình chế biến vì lòng từ bi đối với tất cả mọi loài chúng sinh. Trong khi đó người Công Giáo ăn chay để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Vì thế mà việc ăn chay hai bên khác nhau nên không thể so sánh vì không cùng mục đích.

Đối với Kitô giáo, ban đầu đó là một việc làm tự nguyện của giáo dân lâu dần mới thành thói quen trong Hội Thánh. Sau đó ăn chay trở thành luật buộc. Việc ăn chay được ấn định cho suốt Mùa Chay. Từ Thế Kỷ V đến Thế Kỷ IX, ngoại trừ ngày Chúa Nhật, mùa này chỉ được dùng một bữa ăn, thường là bữa tối. Không được có thịt, cá trong bữa ăn và có nơi còn cấm cả trứng cũng như các sản phẩm từ sữa. Đầu Thế Kỷ X, bữa này chuyển về buổi trưa. Khoảng Thế Kỷ XIV, buổi tối có thể dùng một bữa ăn nhẹ. Đến thời Trung Cổ thì bãi bỏ luật cấm ăn cá và các sản phẩm từ sữa như bơ, phó mát…

Theo Giáo Luật 1917 thời đó chỉ được dùng một bữa chính ăn no trong các ngày mùa Chay trừ Chúa Nhật và hai bữa ăn khác không có thịt và cũng không ăn nhiều như các bữa ăn thông thường. Các ngày kiêng thịt là các ngày thứ sáu quanh năm còn trong mùa Chay thêm ngày thứ Bẩy (x. Giáo Luật cũ 1250 – 1254).

Luật kiêng cữ nghiêm nhặt vẫn được tuân giữ cho tới ngày 17 tháng 2 năm 1966. Với Tông Hiến Poetemini của Đức Giáo Hoàng Paul VI đã có sự thay đổi về việc ăn chay và kiêng thịt.

Ngày nay, việc ăn chay và đã được giảm bớt đi chỉ còn 2 ngày là Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh theo qui định của Giáo Luật điều 1251 như sau :

Phải kiêng thịt, hay kiêng của ăn nào khác theo qui định của Hội Đồng Giám Mục, các ngày thứ sáu trong năm, trừ khi những ngày ấy trùng với một ngày nào khác trong số những ngày lễ trọng; còn luật kiêng thịt và ăn chay thì phải giữ ngày Lễ Tro và ngày thứ Sáu kính cuộc Khổ Nạn và sự chết của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta.

Bạn có hỏi tại sao ăn chay ít thế chỉ có hai ngày một năm ? Đọc lại lịch sử chắc bạn cũng thấy rằng đã có thời gian việc ăn chay khá nhiệm nhặt. Ăn chay suốt mùa Chay vào thời kỳ mà lương thực không lấy gì làm sung túc lắm. Tuy nhiên, nếu ăn chay trở thành một sự áp đặt cứng ngắt thì cũng tạo ra một sự tuân thủ miễn cưỡng và giả tạo. Đôi khi còn dẫn đến hình thức luồn lách để tránh né thí dụ như như luật không qui định thời gian của bữa ăn nên người ta có thể kéo dài một bữa ăn vài giờ đồng hồ.

Chắc bạn cũng từng gặp trường hợp có những người ăn chay đã phải thức chờ sau 12 giờ đêm ngày thứ Tư lễ tro để ăn cho đỡ đói. Việc ăn chay hẳn không phải lúc nào cũng dễ dàng với nhiều người. Vậy thì việc qui định bắt buộc chỉ còn 2 ngày cho thấy Giáo Hội giảm đi việc bó buộc nhưng vẫn cho bạn được tự do ăn chay thêm vào những ngày bạn muốn hãm mình để giúp bạn làm chủ các bản năng và tiến tới sự tự do nội tâm, diễn tả lòng thống hối và hiệp thông với cuộcTử Nạn của Chúa. Nếu thấy ít, bạn vẫn có thể tự nguyện ăn chay nhiều hơn. Đâu có ai cấm bạn ! Miễn là đừng làm hại sức khoẻ thôi. Đó chính là việc ăn chay tự nguyện như đã được thực hiện thuở ban đầu của Hội Thánh khi chưa có luật buộc.

Điều 1251: Phải kiêng thịt, hay kiêng của ăn nào khác theo qui định của Hội Đồng Giám Mục, các ngày thứ sáu trong năm, trừ khi những ngày ấy trùng với một ngày nào khác trong số những ngày lễ trọng…

Điều 1252: Ai đã trọn 14 tuổi buộc phải giữ luật kiêng thịt; còn luật ăn chay buộc tất cả những người thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi. Tuy nhiên, các vị Chủ chăn và cha mẹ phải lo sao để cả những người vị thành niên không buộc ăn chay kiêng thịt cũng được thấm nhuần tinh thần sám hối đích thực.

Điều 1253: Hội đồng Giám mục có thể ấn định rõ hơn luật giữ chay và kiêng thịt, cũng như có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay bằng những hình thức sám hối khác, nhất là bằng những việc bác ái và việc đạo đức.

Như vậy mục đích của việc kiêng thịt hay kiêng một thức ăn nào khác là một sự hãm mình, từ bỏ bản thân trong ngày sám hối chung của toàn thể Giáo Hội là ngày thứ sáu. Cho nên điều quan trọng là thấm nhuần tinh thần sám hối như được nói đến trong điều 1252 chứ không chỉ tuân thủ một qui định thuần tuý luật lệ.

Giáo Luật cũng đã đề cập đến việc kiêng một thức ăn khác cũng như có thể được thay thế bằng những việc bác ái và đạo đức theo quyết định của Hội Đồng Giám Mục ( điều 1253). Vì vậy mà có nơi không nói đến kiêng thịt nữa nhưng không vì thế mà không cần nghĩ đến sám hối và làm các việc đạo đức, bác ái… Và như đã bạn thắc mắc kiêng thịt mà lại tìm những món ăn ngon hơn như tôm, cua… mà ăn thì còn đâu là ý nghĩa của ngày thống hối chung và ăn kiêng như thế cũng coi như chưa kiêng gì cả !

TUỔI GIỮ CHAY: Từ 18 tuổi trọn đến hết 59 tuổi.

TUỔI KIÊNG THỊT: Từ 14 tuổi trở lên

CÁCH GIỮ CHAY: Trong ngày chay chỉ được ăn một bữa no(chọn bữa nào cũng được), còn những bữa khác chỉ được ăn chút ít để bụng còn đói. Trong ngày chay không được ăn vặt như kẹo, bánh v.v

CÁCH KIÊNG THỊT: Cấm ăn thịt loài máu nóng (heo, bò, gà, vịt…) bao gồm thịt và tất cả những thứ khác như tim, gan, lòng chay…. Nhưng được dùng các nước thịt và các đồ ăn có pha chất thịt, như cháo nước thịt. Được ăn cá và loài máu lạnh (như ếch, rùa, sò, cua, tôm). Ngày kiêng thịt cũng được phép dùng trứng và các sản phẩm từ sữa như bơ và phó mát …

NGÀY BUỘC GIỮ CHAY VÀ KIÊNG THỊT : Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh
st 

50964