Anh chị hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu Tiếng thét vang trời

154350 điểm

trần tiến

Trong truyện Thánh Gióng [Nguyễn Đồng Chi kể] có những cụm từ dùng biện pháp tu từ so sánh như: lớn như thổi [miêu tả Gióng], hét lên một tiếng như tiếng sấm [miêu tả tiếng hét của Gióng], phi như bay [miêu tả ngựa của Gióng], loang loáng như chớp giật [miêu tả lưỡi gươm của Gióng], khóc như ri [miêu tả tiếng kêu khóc của quân giặc]. Giải thích nghĩa của mỗi cụm từ và cho biết tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh trong những cụm từ trên.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Giải thích nghĩa của mỗi cụm từ và cho biết tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh trong những cụm từ trên: • Lớn như thổi: lớn rất nhanh, thay đổi một cách nhanh chóng. • Hét lên như một tiếng sấm: âm thanh to vang như sấm. • Phi như bay: Tốc độ nhanh đến chóng mặt, nhanh và xa • Loang loáng như chớp giật: Bóng nhẵn, phản chiếu ánh sáng như tia chớp Tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh này: Đặc tả Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường, khẳng định sức mạnh,, tầm vóc anh hùng.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chịu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
  • Trong đoạn này, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-rơ Đa Vin-chi nhằm mục đích gì?
  • Nêu bằng chứng cụ thể để khẳng định Trái đất - cái nôi của sự sống là một văn bản?
  • Những con số, dữ liệu nào trong đoạn [2] [Theo ước tính....lẫn nhau của muôn loài] thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái đất?
  • Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ.
  • Đọc hiểu Almanach người mẹ và phái đẹp
  • Người kể chuyện đã thể hiện tỉnh cảm gì đổi với nhân vật Đa-ni Tìm một số chủ tiết chứng minh cho ý kiến của em.
  • Trong các từ sau, đâu là từ mượn tiếng Hán, đâu là từ mượn các ngôn ngữ khác? Nhân loại, thế giới, video, nhận thức, cộng đồng, xích lô, cô đơn, nghịch lí, mê cung, a-xit, ba-zơ.
  • Xác định và nêu tác dụng của một trạng ngữ có trong đoạn thơ[Mẹ,Trần Quốc Minh]
  • Em hãy viết một đoạn văn [khoảng 150 chữ] trình bày suy nghĩ của mình về lòng hiếu thảo.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 6 hay nhất

xem thêm

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Vịnh Khoa thi Hương hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Vịnh Khoa thi Hương có đáp án trả lời chi tiết, đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Vịnh Khoa thi Hương - Đề số 1

Anh/ chị hãy đọc bài thơ sau rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

Nhà nước ba năm mở hội khoa

Trường Nam thì lẫn với trường Hà

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Âm ọe quan trường miệng thét loa

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đấy mụ đầm ra

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

[Trần Tế Xương]

Câu 1.Nêu chủ đề của bài thơ?

Câu 2.Từ “lẫn” ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3.Tìm và phân tích giá trị biện pháp tu từ trong câu luận [câu 5 – 6]

Câu 4.Theo anh/chị, tại sao khi quan tâm đến “cảnh nước nhà”, nhà thơ lại bắt đầu từ “nhân tài đất Bắc”?

Lời giải

Câu1.

Chủ đề: Nhũng cảnh chướng tai, gai mắt ở trường thi phản ánh tình trạng suy đồi của Nho học và sự xâm nhập ồ sạt của thứ văn hóa lai căng [lúc chế độ thuộc địa nửa phong kiến mới được thiết lập” và nỗi lòng đau xót, phẫn uất của tác giả.

Câu2.

Từ “lẫn” trong câu thơ phản ánh tình trạng lộn xộn, bát nháo ở trường thi – nơi vốn được coi là điển hình của sự tôn nghiêm.

Câu3.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là “đối”. Hiệu quả, tác dụng một sự đối lập vừa chướng tai gai mắt, vừa đau lòng, phản ánh một thực trạng “cười ra nước mắt”. Sự hiện diện của “quan sứ” và “mụ đầm” là quốc nhục.

Câu 4.

Sở dĩ Trần Tế Xương nhắc tới nhân tài đất BẮc là vì các cuộc thi được mở ra với mục đích tìm kiếm nhân tài cho đất nước nhưng cảnh thi cử lộn xộn, bát nháo như thế này thì không thể tìm được nhân tài. Câu thơ vừa có màu sắc trào phúng [châm biếm, chua chát] vừa đậm chất trữ tình [đau xót]. Cũng có thể hiểu đó là tiếng gọi, là lời thức tỉnh của nhà thơ đối với những nhân tài đất Bắc thực sự: hãy làm gì đó để mà thay đổi “cảnh nước nhà.

Đọc hiểu Vịnh Khoa thi Hương - Đề số 2

Phần I. Đọc hiểu [4 điểm]

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vịnh khoa thi Hương

“Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

[Trần Tế Xương]

Câu 1:Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ “Vịnh khoa thi hương”?

Câu 2:Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì đặc biệt?

Câu 3:Nhận xét hình ảnh sĩ tử và quan trường?

Câu 4:Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ 5,6? Nêu tác dụng?

Câu 5:Viết đoạn văn phân tích tâm trạng, thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết

Lời giải

Câu 1:

- Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội VN cuối thế kỉ XIX

- Bối cảnh giao tiếp hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu [1897] toàn quyền Pháp Pôn-đu-me cùng vợ đến dự.

Câu 2:

- Kì thi có sự xáo trộn thiếu nề nếp quy củ trường thi ở Nam Định thi lẫn với trường thi Hà Nội.

- Nhà nước tổ chức chứ không phải triều đình.

Câu 3:

- Sĩ tử lôi thôi, luộm thuộm, nhếch nhác.

- Quan trường ậm ọe âm thanh ú ớ, nói không rõ tiếng, la lối hách dịch, vênh váo.

Câu 4:

- Đối: lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất; quan sứ đến >< mụ đầm ra.

- Tác dụng: tác giả châm biếm mạnh mẽ hình ảnh quan sứ được đón tiếp trọng thể, mụ đầm ăn mặc diêm dúa, điệu đáng. Tất cả đều phô trương hình, hình thức.

Câu 5:HS cần nêu được nội dung sau:

- Hai câu kết tác giả thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.

- Thấy được tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ.

Đọc hiểu Vịnh Khoa thi Hương - Đề số 3

I.Đọc hiểu văn bản

Đọc bài thơ”Vịnh khoa thi Hương” của Trần tế Xương và thực hiện các yêu cầu sau:

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

Nhà nước ba năm mở hội khoa

Trường Nam thì lẫn với trường Hà

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Âm ọe quan trường miệng thét loa

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đấy mụ đầm ra

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

[Trần Tế Xương]

Câu 1: nêu nội dung chính của bài thơ

Câu 2: xác định và nêu tác dựng của phép tu từ trong 2 câu thơ sau: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra.”

Câu 3: Nêu suy nghĩ của bản thân về lời nhắn gửi của Tế Xương trong 2 câu thơ cuối

II.Làm văn:

Về bài văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của NĐC có viết:

“Có thể nói lần đầu tiên trong văn học dân tộc,người nông dân nghĩa sĩ chống ngoại xâm đã được dựng 1 bức tượng đài nghệ thuật bất tử”

Anh /chị hãy làm rõ ý kiến trên bằng việc cảm nhận bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc [chủ yếu là từ câu 1 đến câu 15]

Lời giải

I,Đọc hiểu

1. Thái độ và tâm sự của tác giả trước cảnh thi cử buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Phản ánh hiện thực nhốn nháo, ô hợp của quang cảnh trường thi dưới ách thực dân và thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời.

2. Nghệ thuật đảo ngữ: nhấn mạnh sự chấm biếm về cảnh thi cử đáng ra phải trang nghiêm mà lại nhốn nháo không khác gì trò hề

Nghệ thuật đối" "lọng cắm rợp trời" >< "váy lê quét đất"

=> Tác dụng: Phản ánh hiện thực nhốn nháo chốn quan trường và thái độ châm biếm của tác giả.

3. Trước thực tại đất nước oái oăm nhục nhã, Tú Xương đã bật ra tiếng kêu than. Đất Bắc ở đây là chỉ Hà Nội - mảnh đất hội tụ nhân tài nước nhà. Câu thơ là tiếng kêu đầy đau đớn của Tú Xương với chính bản thân mình hay là một lời kêu gọi đến những ai còn nghĩ tới sự vinh nhục của đất nước. Âm điệu câu thơ thể hiện sự xót xa, xốn xang của nhà thơ. Nhân tài ở đây không ai khác chính là những người trí thức của thời đại.

II.Làm văn:

I. Mở bài

- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn trong nền thơ văn Việt Nam, nổi bật với tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"

- Trích lại câu nói: thể hiện chủ yếu ở 15 câu đầu

II. Thân bài:

- Mở đầu là lời than của đồ Chiểu, nó chính là tiếng khóc cho linh hồn những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc anh dũng, chết vẻ vang

- Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ: giặc xâm lược với vũ khí hiện đại, còn ta chỉ có tấm lòng và ý chí giữ nước

- Câu thơ thứ 2 nói về hình ảnh người nông dân trước khi có chiến tranh và trong khi có chiến tranh

- Họ vốn xuất thân là những người nông dân lam lũ chất phác hiền lành . Nhà thơ đã nhấn mạnh bản chất của những người dân nghèo khổ

- Khi giặc tới họ đã không nề hà đứng lên trở thành anh hùng cứu nước

- Tinh thần chống giặc bảo vệ đất nước hừng hực cháy trong họ

- Họ căm thù bọn giặc hoành hành , sự giả nhân giả nghĩa của chúng

- Người nông dân đã tự nguyện đầu quân ra trận. Tuy không có kĩ thuật đánh giặc và không được tập dượt nhưng họ rất chủ động

- Người nghĩa sĩ lao trong mưa bom bão đạn của kẻ thù, họ xông xáo lập nhiều chiến công vang dội

III. Kết bài:

- Tượng đài người nông dân nghĩa sĩ lam lũ cao đẹp, chân chất mà vĩ đại

Video liên quan

Chủ Đề