Approve viet tắt như thế nào

Biên bản nghiệm thu tiếng Anh là gì? Để có thể dịch chính xác nhóm chữ này chúng ta phải biết nghĩa có chúng là gì, mục đích của nó là gì, từ đó đưa ra cụm từ tiếng Anh của nó. Có thể dùng acceptance certificate, minutes of acceptance hoặc acceptance protocol hoặc acceptance record. Như vậy chúng ta dùng từ nào mới chính xác. Chúng ta đi vào tìm hiểu.

Approve viet tắt như thế nào

Chúng ta cần biết định nghĩa biên bản nghiệm thu là gì, trước khi chuyển ngữ Biên bản nghiệm thu sang tiếng Anh.

Định nghĩa: Biên bản nghiệm thu là viết tắt của biên bản nghiệm thu công trình là biên bản lập ra để thẩm định hoặc đi kiểm tra chất lượng công trình hay hạng mục nào đó có đúng tiêu chuẩn hoặc đưa vào thực tế hoạt động hay sử dụng hay không. Nếu chất lượng không đạt thì sẽ được ghi nhận trong biên bản và phần chưa đạt sẽ được thi công lại hay sửa chữa lại đến khi đạt yêu cầu. Khi nào tất cả hạng mục được kiểm tra đúng chất lượng thực tế thì biên bản nghiệm thu sẽ được ký kết và phục vụ cho hồ sơ thanh toán.

Biên bản nghiệm thu tiếng Anh là gì?

Ở Việt Nam, thường dùng thuật ngữ minutes of acceptance hoặc acceptance certificate. Ở các nước châu Âu có khi dùng acceptance protocol hoặc delivery and acceptance protocol hoặc acceptance record.

Ví dụ về Biên bản nghiệm thu bằng tiếng Anh

1/ Thời Gian thực hiện dịch vụ sẽ được tính khi Bên Cung Cấp Dịch Vụ đã thực hiện xong việc thi công dán decal đạt yêu cầu kỹ thuật và sẽ được đề cập cụ thể trong Biên Bản Nghiệm Thu. Thời Gian thực hiện dịch vụ sẽ không bao gồm các ngày xảy ra Sự Kiện Bất Khả Kháng (như được định nghĩa dưới đây) và chưa bao gồm các ngày đền bù khác phát sinh theo Phụ lục này.

The duration of service provision will be calculated when the Service Provider has completed the installation of decal stickers meeting the technical requirements and will be specified in the Acceptance Record. The duration of service provision will not include the date of the Force Majeure Event (as defined below) and exclude other make-up days arising in accordance with this Annex.

2/ Biên Bản Nghiệm Thu sẽ được lập và ký bởi Bên Khách hàng và Bên Cung Cấp Dịch Vụ để xác nhận mẫu thông tin đã được thi công phù hợp Phụ lục Hợp Đồng này.

The Acceptance Record will be made and signed by the Customer and the Service Provider to confirm that the information has been constructed in accordance with this Annex.

3/ Mỗi Bên có trách nhiệm cử người đại diện thay mặt mỗi Bên tham gia vào việc xác nhận nội dung, thiết kế, nghiệm thu công việc in ấn thi công và bàn giao sản phẩm đưa vào thực hiện thực hiện dịch vụ.

Each Party is responsible for sending a representative to represent each Party to confirm the content, design, acceptance of the printing and deliver the products to implement the service.

4/ Số tiền thực tế mà Bên A phải thanh toán cho Bên B căn cứ vào Biên bản nghiệm thu thực tế được các Bên thống nhất phê duyệt, theo quy định tại Điều xxxx Hợp đồng này.

The actual amount to be paid by Party A for Party B is based on the actual Minutes of Acceptance approved by the Parties, as per the regulation in Article xxxx of this Contract.

5/ Đợt 4: Trong vòng 05 ngày kể từ ngày hai bên phê duyệt Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng thì Bên A sẽ thanh toán cho Bên B số tiền còn lại của hợp đồng và giá trị phát sinh (nếu có)

4th installment: Within 05 days since two Parties approve the Minutes of Acceptance of the completed works for putting into operation, Party A will make payment for Party B with the remained amount of the contract and the arisen value (if any)

Như vậy Biên bản nghiệm thu tiếng Anh là gì? đã được định nghĩa, đưa ra bản dịch tiếng Anh của biên bản nghiệm thu và có những ví dụ chứng minh. Nếu bạn có thắc mắc hay góp ý, vui lòng gởi đóng góp qua comments bên dưới.

Bên dưới là viết tắt một số thuật ngữ Mua hàng trong Dự án, đây là các khái niệm thông dụng trong Nghề mua hàng. Các thuật ngữ này sẽ rất quen thuộc với các bạn đã làm lâu năm, nhưng với nhiều bạn mới vào nghề, đây vẫn là điều mới mẻ.

Một số thuật ngữ thông dụng được viết tắt trong Mua hàng trong Dự án gồm:

- Spec (Specification): Diễn giải yêu cầu về kỹ thuật cho vật liệu, sản phẩm hay dịch vụ, bao gồm tất cả những thông tin giúp Nhà cung cấp (NCC) đáp ứng đúng nhu cầu mua hàng, ví dụ như Tính năng, Part Number, Nhà sản xuất, Kích thước, Vật liệu... Specification bao gồm 02 dạng:

+ Performance Specifications: diễn tả chức năng, yêu cầu đầu ra của sản phẩm hay dịch vụ, thường được sử dụng để thể hiện điều kiện nghiệm thu của máy móc hay dịch vụ, ví dụ: tốc độ dây chuyền, công suất… Ở đây, Người mua hàng chỉ quan tâm đầu ra, đáp ứng được chức năng cuối cùng là đủ, không quan trọng ruột gan bên trong như thế nào. Với yêu cầu này, Nhà cung cấp sẽ có nhiều "không gian" để thể hiện trong việc thiết kế, chọn vật liệu…, và vì vậy họ cũng chịu trách nhiệm cho đầu ra của sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, nhược điểm sẽ là NCC chọn những vật liệu giá rẻ, "hàng Trung Quốc"… để giảm giá, máy chạy tốt ở vài năm đầu tiên, nhưng sau đó xuống cấp. Yêu cầu kiểu này thường được sử dụng khi phía mua hàng không nắm chắc chắn về kỹ thuật của sản phẩm muốn mua, hoặc khi không quan trọng thiết kế, cấu tạo.

+ Design Specifications: cung cấp đầy đủ và chi tiết thông tin của sản phẩm hay dịch vụ, lắp ráp hay chế tạo như thế nào, hướng dẫn từng bước một cho việc thực hiện. Yêu cầu dạng này giúp Bên mua kiểm soát kết quả sản phẩm, tuy nhiên vì vậy cũng chịu trách nhiệm cho kết quả đầu ra. Ưu nhược điểm sẽ ngược lại với ở trên.

Thông thường, Người mua hàng sẽ kết hợp các 02 loại yêu cầu trên. Vẫn phải đảm bảo chức năng đầu ra nhưng có quy định cụ thể về yêu cầu của những thành phần quan trọng của sản phẩm, ví dụ như Xe đạp chạy được tốc độ 100 km/giờ (^^), xài phụ tùng từ G7…

- SOW (Scope of Work/Statement of Work): cũng là một dạng của Spec, nhưng thường áp dụng cho dịch vụ/dự án bao gồm các yêu cầu công việc cụ thể mà Công ty muốn Nhà cung cấp đáp ứng. SOW thường bao gồm yêu cầu công việc, mức độ và chất lượng dịch vụ, thời gian hoàn thành, điều kiện nghiệm thu…

- RFI (Request for Information): Được sử dụng khi Người mua hàng muốn bất kỳ thông tin gì từ Nhà cung cấp, bao gồm Hồ sơ năng lực, Thông tin công ty, Thông tin về sản phẩm hoặc Báo giá tham khảo…

- EOI (Expression of Interest): Sử dụng khi muốn hỏi Nhà cung cấp xem họ có muốn tham gia chào thầu cho một gói công việc nào đó hay không.

- RFQ (Request for Quotation): sử dụng khi muốn hỏi chào giá chính thức từ Nhà thầu.

- RFP (Request for Proposal): sử dụng khi muốn hỏi về giá cả lẫn phương án kỹ thuật/thi công cho gói thầu.

- IFB (Invitation for Bid): thư mời đấu thầu, có thể sử dụng khi đấu thầu kín, đấu thầu công khai…

- PR (Purchase Request/Requisition): Yêu cầu mua hàng.

- PO (Purchase Order): Phiếu đặt hàng.

- Order Confirmation/Acknowledgement: Xác nhận từ Nhà cung cấp là đã Chấp nhận Phiếu đặt hàng từ Bên mua.

- Counter Offer: là đề nghị ngược lại từ Bên mua cho Bên bán, sử dụng trong quá trình thương lượng, gồm các thông tin tương tự như Báo giá, nhưng theo giá cả, thông số mong muốn của Bên mua.

- Stakeholder: những người liên quan, chịu ảnh hưởng đến Công việc mua hàng, bao gồm người sử dụng, kế toán, Sếp, Nhà cung cấp…

Còn nhiều thuật ngữ nữa, nhưng cơ bản là các nội dung trên sẽ thường xuyên được sử dụng trong lúc mua hàng. Hy vọng chia sẻ này giúp ích cho mọi người, nếu có thắc mắc gì về các thuật ngữ khác thì phản hồi bên dưới nhé.

Nguồn: KYAN Supply & Purchasing

Xem thêm:

MỌI KIẾN THỨC VỀ PMP®

Chỉ tiêu của Mua hàng / Procurement KPIs

Mô hình năng lực mua hàng / Procurement Competencies