Bà bầu uống nhiều sữa đậu nành có tốt không

“Phụ nữ mang thai nên uống sữa gì” là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Nếu có thói quen uống sữa đậu nành, vậy mẹ bầu có thể tiếp tục chọn thức uống này trong thai kỳ hay không? Mời mẹ bầu cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Lợi ích của sữa đậu nành với thai kỳ

Sữa đậu nành là loại sữa chứa đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết, giàu canxi, sắt, folat, vitamin A, PP, D, Riboflavin và B12… có khả năng hỗ trợ thai nhi phát triển tốt, giúp hạ thấp nguy cơ sinh non hoặc bé sinh ra nhẹ cân, còi xương, đồng thời hạn chế tình trạng loãng xương cho mẹ bầu.

Hơn nữa, đậu nành chứa nhiều chất béo có lợi như axit béo omega 3, omega 6… Đây đều là những axit béo không no có khả năng tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, ngăn ngừa vơ vữa động mạch, điều chỉnh huyết áp cho mẹ bầu.

Thêm vào đó, sữa đậu nành cũng chứa các chất xơ tiêu hóa hòa tan và không hòa tan, giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol máu, chống táo bón hiệu quả.

Mẹ bầu vẫn có thể uống sữa đậu nành

Với những lợi ích trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành để bổ sung một lượng protein và các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, D, Riboflavin và B12 đáng kể. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải uống đúng cách.

Những lưu ý khi dùng sữa đậu nành cho phụ nữ mang thai

Mẹ bầu cần phải tuân thủ nguyên tắc sau nếu đang uống sữa đậu nành trong thai kỳ:

  • Không dự trữ sữa đậu nành trong bình hoặc trong tủ lạnh thời gian dài vì điều này sẽ làm sữa bị biến chất, hư hỏng, thậm chí gây các bệnh về đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn.
  • Không pha sữa đậu nành với đường đỏ vì trong đường đỏ có một số axit hữu cơ nếu kết hợp với protein trong sữa sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Không uống cùng lúc quá 500ml sữa đậu nành và không nên uống khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào, vì lúc này, protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không còn giá trị dinh dưỡng.
  • Mẹ bầu chú ý không ăn cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành vì lượng axit trong những loại trái cây này có thể kết hợp với protein của đậu nành gây kết tủa ở ruột, từ đó khiến đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
  • Trước khi uống sữa đậu nành, mẹ bầu cần đun sôi kỹ, đảm bảo vệ sinh vì đậu nành chưa chín kỹ sẽ sinh ra một số chất độc hại, gây đau bụng, buồn nôn…
  • Mẹ bầu cũng không nên uống sữa đậu nành chung với trứng vì Protein trong lòng trắng trứng kết hợp với chất trypsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành chất kết tủa, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

Vậy là với những mẹ bầu có thắc mắc phụ nữ mang thai nên uống sữa gì có thể yên tâm dùng sữa đậu nành rồi nhé. Bên cạnh sữa đậu nành, mẹ bầu có thể uống sữa bầu Optimum Mama Gold. Với hương vị Vani thơm ngon, lại ít ngọt, ít béo, Optimum Mama Gold thay thế bữa ăn phụ, bổ sung Canxi, Sắt cùng vitamin và khoáng chất thiết yếu, bổ sung cho chế độ ăn thiếu đạm và vi chất dinh dưỡng, giúp duy trì sức khoẻ của bà mẹ trước và sau khi sinh.

Ngoài ra, sản phẩm còn giúp mẹ bầu tiêu hoá, hấp thu tốt với chất xơ tiêu hóa tiên tiến SC-FOS và hệ men vi sinh Probiotics, cùng với DHA và Axit Folic giúp bé yêu phát triển trí não từ trong bụng mẹ.

Sữa đậu nành là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tim mạch, xương khớp, trí não,... Vậy mẹ bầu uống sữa đậu nành được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng AVAKids tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

1Sữa đậu nành có tốt cho mẹ bầu không?

Sữa đậu nành mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu vì trong sữa có các dưỡng chất giá trị như sau:

  • Axit folic: Hỗ trợ phát triển tế bào thần kinh của trẻ.
  • Vitamin, khoáng chất: Vitamin A, B1, sắt, kẽm, folat, PP, B, D giúp mẹ và thai nhi có sức khỏe tốt, tránh hiện tượng suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ và loãng xương ở mẹ.
  • Chất đạm: Duy trì cơ thể của mẹ luôn khỏe mạnh khi mang thai, kiểm soát sự phát triển các cơ quan của thai nhi một cách tối ưu nhất.
  • Carbohydrate: Bổ sung nguồn năng lượng cho mẹ bầu tránh tình trạng suy nhược, cơ thể mệt mệt mỏi.
  • Chất béo: Giúp chống lại cholesterol xấu trong cơ thể và tốt cho sự phát triển của thai nhi trong dạ con.

Bà bầu uống nhiều sữa đậu nành có tốt không

Sữa đậu nành tươi Vinamilk hộp 180ml

2Mẹ bầu có uống sữa đậu nành được không?

Theo trang Academy of Nutrition and Dietetics, chuyên gia dinh dưỡng Thomas Badger nhận định rằng những sản phẩm từ đậu nành sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Thế nên, mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành nhưng dùng với lượng phù hợp, không nên dùng quá nhiều. 

Trong sữa đậu nành có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và thai nhi giúp hỗ trợ hoạt động của tim mạch, ngăn ngừa loãng xương, giảm tình trạng bé sinh non, nhẹ cân, kiểm soát lượng đường trong máu,...

Lưu ý: Mẹ bầu không nên sử dụng sữa đậu nành có nhiều đường liên tục, vì trong sữa có hàm lượng Gulucose cao, có thể gây ra nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng cân.

Bà bầu uống nhiều sữa đậu nành có tốt không

Sữa đậu nành óc chó Vinamilk

3Mẹ bầu uống sữa đậu nành với lượng bao nhiêu thì an toàn?

Trong sữa đậu nành có chứa nhiều Isoflavone có tác dụng tốt cho da, chống lão hóa. Tuy nhiên, Đại học Y khoa Tuft khuyến cáo, con người không nên đưa vào cơ thể quá 100 mg isoflavone/ngày. Lượng isoflavone tốt nhất cho cơ thể là khoảng 35 mg – 55 mg.

Vì thế, mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 500 ml sữa hạt đậu nành/ngày và mỗi ngày mẹ nên chia làm 2 lần uống sữa với khoảng 250 ml cho mỗi lần. Trong 500 ml sữa đậu nành sẽ cung cấp 40mg isoflavone, đây sẽ là mức phù hợp cho cả mẹ và bé.

Lưu ý: Mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành liên tục trong một tuần. Nếu bạn muốn sử dụng sữa đậu nành tốt và hiệu quả, thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn trực tiếp.

Bà bầu uống nhiều sữa đậu nành có tốt không

Thùng 48 hộp sữa đậu nành đậu đỏ Vinamilk 180 ml

4Tác dụng phụ nếu mẹ bầu dùng sữa đậu nành không đúng cách

Các mẹ bầu nếu sử dụng sữa đầu nành không đúng cách sẽ gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Thành phần isoflavone có trong đậu nành có thể gây ra triệu chứng đau nửa đầu khi uống, nên mẹ hãy cân nhắc hãy uống với liều lượng vừa phải.
  • Ngoài ra, nếu mẹ uống một lượng lớn sữa đậu nành có thể gây ra các dị dạng hoặc tạo nên các khối u ở thai nhi.
  • Một số mẹ bầu còn có những triệu chứng dị ứng như phát ban, khó thở, nôn mửa và chóng mặt khi uống sữa đậu nành không đúng cách
  • Bên cạnh đó, khi mẹ bầu uống sữa đậu nành quá nhiều còn gây ra chứng sốc phản vệ (tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong).

Bà bầu uống nhiều sữa đậu nành có tốt không

Mẹ bầu nên uống sữa đậu nành đúng cách để tránh gây các tác dụng phụ

5Mẹ bầu uống sữa đậu nành có gây biến đổi giới tính thai nhi?

Hiện nay chưa có dẫn chứng khoa học về việc mẹ bầu uống sữa đậu nành gây biến đổi giới tính ở thai nhi và gây vô sinh, teo tinh hoàn khi sử dụng. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng sử dụng các sản phẩm từ đậu nành sẽ không có tác hại xấu đến thai nhi. 

Bà bầu uống nhiều sữa đậu nành có tốt không

Mẹ bầu uống sữa đậu nành không gây biến đổi giới tính thai nhi

4Những lưu ý cho mẹ bầu khi uống sữa đậu nành

Khi uống sữa đậu nành, mẹ bầu hãy bỏ túi cho mình những lưu ý sau đây để đảm bảo tốt cho sức khỏe:

  • Không dùng chung sữa đậu nành với trứng gà: Cách kết hợp này làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở mẹ.
  • Không bảo quản sữa đậu nành trong tủ lạnh quá lâu: Vì sữa dễ hư hỏng và biến chất. Sữa đậu nành đóng hộp sử dụng khoảng 6 tháng, sữa tự nấu bảo quản khoảng 24 giờ và sữa đậu nành tươi bảo quản từ 3 - 4 ngày.

Bà bầu uống nhiều sữa đậu nành có tốt không

Sữa đậu nành hạnh nhân Vinamilk

  • Chế biến và lựa chọn sữa cẩn thận: Nếu tự chế biến sữa đậu nành, mẹ nên đun sôi thật kỹ trước khi sử dụng. Nếu mua sản phẩm bên ngoài, mẹ nên chọn thương hiệu có nguồn gốc, uy tín.
  • Sử dụng sữa chung với các thực phẩm tinh bột khác: Hỗ trợ cơ thể mẹ bầu hấp thu tốt các dưỡng chất có trong sữa đậu nành.
  • Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc.
  • Không uống sữa đậu nành khi đói.

Bà bầu uống nhiều sữa đậu nành có tốt không

Không uống sữa đậu nành hạnh nhân Vinamilk khi đói 

  • Ngoài ra, không nên dùng sữa đậu nành với các loại trái cây họ chanh như cam, quýt, tắc,... Và kết hợp với các thực phẩm như trứng. Việc sử dụng kết hợp như trên sẽ làm các mẹ bị khó tiêu.
  • Đối với sữa đậu nành trong hộp giấy, khi mẹ đã mở hộp thì mẹ phải uống liền, tránh để sữa lâu ngày trong tủ lạnh.
  • Vào buổi sáng, mẹ nên kết hợp sữa đậu nành với các món có nhiều tinh bột như bánh mì, bánh bao,... Để giúp các axit amin được hấp thu tốt hơn. 

Bà bầu uống nhiều sữa đậu nành có tốt không

Mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành với các loại trái cây họ chanh

Lưu ý: Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe với liều lượng vừa phải, tuy nhiên đối với các mẹ bầu có các bệnh lý nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Nguồn tham khảo:

1. Báo Lao Động: https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/me-bau-uong-sua-dau-nanh-lien-tuc-lieu-co-anh-huong-toi-thai-nhi-993744.ldo

Xem thêm:

  • 2 cách bảo quản sữa đậu nành đơn giản, hiệu quả tại nhà
  • Sữa óc chó hạnh nhân Hàn Quốc có tốt không? Ai nên uống?
  • Bà bầu có nên uống sữa bí đỏ không? Những lưu ý khi uống sữa cần nhớ cho mẹ bầu

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết cách sử dụng sữa đậu nành hợp lý và khoa học giúp tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 - 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!

Bà bầu nên uống bao nhiêu sữa đậu nành?

Mẹ bầu nên uống bao nhiêu ly sữa đậu nành mỗi ngày Trong khi đó, Academy of Nutrition and Dietetics khuyến cáo, dung nạp 25g protein mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ bầu có thể sử dụng tối đa 500ml sữa đậu nành.

Bà bầu nên uống sữa đậu nành khi nào?

Đậu nành được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên uống trong 3 tháng đầu vì sở hữu nhiều khoáng chất và vitamin tốt như canxi, protein, chất xơ,… Vì vậy, uống sữa đậu nành giúp mẹ bầu ngăn ngừa loãng xương, táo bón, thiếu máu thai kỳ.

Bà bầu uống nước đậu có tác dụng gì?

Đậu phụ thể đem lại một lượng lớn protein cho bà bầu. Do đó, hỗ trợ phát triển nhanh chóng cho các tế bào của thai nhi. Chất sắt trong đậu phụ giúp mẹ bầu ngăn ngừa sinh non và sinh con ra không bị nhẹ cân.

Bà bầu nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Để đáp ứng nhu cầu này, một người phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên được khuyến cáo nên tiêu thụ 1.000mg canxi mỗi ngày. Một ly sữa không béo (250ml) sẽ cung cấp khoảng 309mg canxi. Do đó, phụ nữ mang thai cần tiêu thụ khoảng 3-4 ly sữa mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu canxi hàng ngày.