Bài hát quốc ca còn có tên gọi là gì

Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây có những bước tiến vượt bậc trong quan hệ giao thương và cả văn hóa nghệ thuật. Trong đó lĩnh vực trao đổi và xuất khẩu lao động được chú ý đặc biệt. Khi bạn đến Việt Nam thì tìm hiểu quốc ca Việt Nam là điều hiển nhiên, và khi bạn đến Nhật Bản thì biết sơ qua bài quốc ca Nhật Bản cũng là điều rất cần thiết.

Vậy bạn đã biết rõ về nội dung cũng như nguồn gốc 2 bài hát cho tổ quốc này chưa? Cùng tìm hiểu thôi nào!

Mỗi đất nước đều có 1 bài hát quốc ca để thể hiện tinh thần dân tộc và lòng tự tôn khi đi ra biển lớn. Nước Việt Nam của chúng ta cũng vậy! Ai ai cũng có thể cất vang bài quốc ca với sự tự hào dâng cao nhưng còn rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa am tường về nguồn gốc xuất xứ của bài hát đặc biệt này. Đây là câu trả lời dành cho bạn!

Bài hát quốc ca của Việt Nam được chính thức sử dụng từ năm 1976 sau khi được toàn bộ đại biểu quốc hội biếu quyết thông qua. Nguồn gốc của bài hát này chính là bài hát “Tiến Quân ca” do nhạc sỹ Văn Cao sáng tác năm 1944. Trước năm 1975, bài Tiến Quan ca được xem là bài hát biểu tượng cho nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

Quốc ca của nước CHXHCN Việt Nam là bài hát Tiến quân ca

Như đã đề cập, quốc ca Việt Nam có tên gọi nguyên bản là “Tiến Quân ca”. Đây là một bài hát có nhịp mạnh mẽ, ngôn ngữ hào hùng và có sức mạnh khích lệ tinh thần người nghe cực kỳ hiệu quả. Nó được nhạc sỹ Văn Cao sáng tác phục vụ cho Cách Mạng Tháng 8 năm 1945.

Khi được chọn làm quốc ca thì lời bài hát Tiến Quân ca được sửa chữa một số chỗ như thay từ “Việt Minh” thành “Việt Nam”.

Từ khi được chính thức lưu hành toàn quốc thì bài quốc ca Việt Nam gồm có 2 lời:

Lời 1

Đoàn quân Việt Nam đi Chung lòng cứu quốc Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù, Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên.

Nước non Việt Nam ta vững bền.

Lời 2

Đoàn quân Việt Nam đi Sao vàng phấp phới Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới, Đứng đều lên gông xích ta đập tan. Từ bao lâu ta nuốt căm hờn, Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên.

Nước non Việt Nam ta vững bền.

Quốc ca là bài hát mang linh hồn dân tộc Việt

Học hát quốc ca Việt Nam là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, là sự tôn trọng của mỗi người khi đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Và hơn nữa, việc học quốc ca Việt Nam rất dễ dàng và đơn giản. Bạn có thể tìm thấy lời bát hát quốc ca VIệt Nam ở các trang mạng, các website thông tin hoặc sách báo các loại. Ngoài ra bạn có có thể nghe nhạc quốc ca Việt Nam không lời hoặc hát karaoke quốc ca nữa nhé!

Hơn nữa, bài quốc ca Việt Nam đã được phổ cập cho tất cả học sinh từ năm học lớp 1. Do đó bạn có thể hỏi bất cứ ai xung quanh nếu muốn học hát quốc ca Việt Nam nhé! Đừng e ngại vì hát quốc ca chính là một cách văn minh để thể hiện tình yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.

Trước đây cũng có một cuộc thi Cùng hát Tiến Quân Ca vào ngày 15/11/2011, bạn có thể xem thêm các video về cuộc thi đó tại link //www.youtube.com/user/hattienquanca/ nhé

Với 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt đã đi qua rất nhiều triều đại và nhà nước. Mỗi chính quyền trong lịch sử đều có các bài hát riêng cho đất nước và thể hiện sự uy quyền của giai cấp lãnh đạo trong thời phong kiến. Sau đây là một số bài quốc ca của Việt Nam mà bạn nên biết.

Từ thế kỷ 19 trở về trước có khá nhiều bài hát dùng trong hoàng cung nội tộc nhưng để xác định chính xác bài quốc ca thì rất khó. Do đó chúng ta chỉ xác định bài quốc ca từ thời vua Bảo Đại – Vị vua cuối cùng của nước Việt Nam.

Việt Nam đã có quốc ca từ thời phong kiến cho đến nay

Vào thời vua Bảo Đại thì nhà vua chọn quốc kỳ là Cờ Long Tinh và quốc ca là bài hát Đăng Đàn Cung được sử dụng chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Lúc này miền Nam Kỳ lục tỉnh vẫn còn là thuộc địa của Pháp nên không sử dụng hoặc rất ít nơi sử dụng quốc ca của chế độ vua Bảo Đại.

Trong giai đoạn 1945 – 1975 thì sự kiện đáng chú ý nhất là hiệp đinh Geneva chia đất nước thành 2 miền và lấy vĩ tuyến 17 làm mốc ranh giới quân sự. Lúc này nước Việt Nam có 2 bài quốc ca ở 2 đầu tổ quốc.

  • Miền Bắc do Đảng cộng sản lãnh đạo lấy quốc ca là bài hát Tiến Quân ca
  • Miền Nam do chính phủ Việt Nam Cộng hòa lãnh đạo và quốc ca là bài hát Tiếng gọi công dân

Sau khi chính quyền Việt Nam Công Hòa sụp đổ thì bài hát Tiến quân ca mới chính thức được hát vang trên mọi miền đất nước. Và từ năm 1975 thì bài hát Tiếng Gọi Công Dân cũng không được lưu hành rộng rãi nữa mà dần đi vào quên lãng. Hiện nay chỉ có một nhóm nhỏ các sỹ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa còn sử dụng và thỉnh thoảng có hát tại các sự kiện tưởng niệm tại Mỹ và một số quốc gia khác.

Quốc ca của chính quyền Việt Nam công hòa có khá nhiều bản, tuy nhiên bản chính thức của bài Tiếng Gọi Công Dân có lời bài hát như sau:

“Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống. Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên, Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền. Dù cho thây phơi trên gươm giáo, Thù nước, lấy máu đào đem báo. Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy, Người Công Dân luôn vững bền tâm trí. Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời! Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ! Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống

Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!”

Bài hát quốc ca của nước Nhật Bản là một trong những bài quốc ca lâu đời nhất trên thế giới hiện nay. Nó được người Nhật xem là một phần đặc biệt và cực kỳ quan trọng của nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Hãy cùng tìm hiểu về bài hát của xứ Phù Tang nhé!

Quốc ca Nhật Bản có tên gọi nguyên bản là KimiGayo – dịch theo Hán thư là Quân Chi Đại. Đây là một bài hát cổ đã xuất hiện và được sử dụng từ thế kỷ thứ 10 tại xứ Phù Tang. Lời của bài hát này được sáng tác dựa trên một bản hòa âm cổ trong tác phẩm kinh điển Cổ Kim hòa ca tập xuất hiện vào thời đại Heian trong lịch sử nước Nhật Bản.

Kimigayo là bài hát của cả dân tộc Nhật Bản ngàn năm văn hóa

Tác giả của bài hát là nhạc sỹ Hiromori Hayashi – Trưởng ban nhạc cung đình nội sảnh Nhật Bản sáng tác năm 1880. Kể từ năm 1893 thì thiên hoàng Minh Trị bắt đầu cho phép lưu hành toàn quốc và phổ cập thành bài quốc ca chính thức của đất nước mặt trời mọc.

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin thì bạn có thể tìm thấy lời bài hát quốc ca Nhật Bản tại khắp mọi nơi. Với đầy đủ các phiên bản tiếng Nhật, tiếng Hán, tiếng phiên âm cũng như tiếng Việt nên chúng ta có thể dễ dàng theo dõi lời bài hát.

Bài quốc ca Nhật KimiGayo được dịch sang nghĩa Tiếng Việt như sau:

“Hoàng triều của Người Qua ngàn đời, và tám ngàn đời Những viên sỏi nhỏ kết thành những tảng đá

cổ kính rêu phong.”

Mặc dù nổi tiếng với những hình tượng Võ sĩ đạo mạnh mẽ hoặc Yakuza bí ẩn huyền thoại nhưng quốc ca Nhật Bản lại vô cung nhẹ nhàng sâu lắng. Đó giống như một lời tâm tình với non sông, lời trò chuyện sâu lắng và chứa ý nghĩa sâu sắc nhiều tầng mà mỗi người sẽ có góc nhìn và cách hiểu khác nhau.

Với nội dung chỉ gồm 4 câu thơ ngắn gọn nên quốc ca Nhật Bản còn được xem là một trong số những bài quốc ca ngắn nhất thế giới hiện nay. Nếu bạn yêu thích văn hóa Nhật Bản và muốn học quốc ca Nhật thì không hề khó khăn nhé!

Mỗi bài quốc ca đều có ý nghĩa của riêng nó, mang trong đó tinh thần của cả một dân tộc, một quốc gia độc lập tự chủ. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của bài quốc ca của Việt Nam và Nhật Bản ngay sau đây. Từ đó tìm ra nét tương đồng trong tinh thần hào khí Đông A nhé!

Thuở nhỏ còn đi học, mỗi thứ hai đầu tuần chúng ta đều được hát quốc ca và hướng về phía quốc kỳ tươi thắm. Những công dân xa quê hoặc đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản đôi khi nhớ về quê hương và thì thầm hát bài quốc ca hào hùng. Đó là ý nghĩa thiêng liêng nhất mà bài quốc ca mang lại cho mỗi chúng ta – Lòng tự tôn dân tộc.

Bài hát Tiến Quân ca với lời nhạc hào hùng mạnh mẽ, từng nốt nhạc cất lên đều thể hiện tấm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam.

Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, sự tự hào về truyền thống yêu nước và ý chí bất khuất của một dân tộc nhỏ bé nhưng không tầm thường.

Quốc ca Việt Nam mang ý nghĩa thiêng liêng sông núi

Mỗi câu chữ trong bài hát quốc ca của Việt Nam đều là một lời khuyên nhủ nhẹ nhàng nhưng sâu lắng cho những thế hệ trẻ. Hãy sống và cống hiến cho quê hương đất nước, cùng chung tay đồng lòng bảo vệ tổ quốc và xây dựng non sông ngàn năm vững bền.

Được một nhạc sỹ danh tiếng người Nhật soạn lời và được một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức hòa âm, bài quốc ca Nhật Bản trở thành một tượng đài của văn hóa xứ Phù Tang.

Mặc dù chỉ có đôi dòng ngắn gọn và được cất vang chưa đến 1 phút nhưng quốc ca Nhật Bản ẩn chứa rất nhiều hàm ý cao cả và thiêng liêng.

Quốc ca Nhật Bản là bài hát rất ngắn gọn nhưng nhiều ý nghĩa

Đây giống như một bức tâm thư mà những thế hệ tổ tiến muốn truyền đạt lạ cho con cháu người Nhật tinh thần của dân tộc, sự biết ơn những thế hệ đi trước và mong muốn xây dựng đất nước cường thịnh lâu dài.

Bài quốc ca này đã từng được bầu chọn là bài quốc ca ý nghĩa nhất thế giới trong một sự kiện âm nhạc của các sinh viên nhạc viện.

Bạn đã thử hát quốc ca Nhật Bản chưa

Quốc ca Nhật Bản còn được xem như một bức thư tình ngàn năm để gửi tình yêu quê hương đến mẹ thiên nhiên và những đấng sinh thành, lãnh đạo quốc gia.

Đó là lời thì thầm chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa. Để từ một bài hát ngắn gọn nhưng đủ sức mạnh để thúc đẩy một dân tộc nhỏ bé, một quốc gia nghèo nàn vươn lên thành con Rồng Châu Á và siêu cường của thế giới.

Xét về nội dung, cả hai bài quốc ca đều hướng đến tình yêu quê hương đất nước và khát vọng độc lập tự chủ. Bên cạnh đó là những ý nghĩa hàm ẩn răn dạy cho các thế hệ sau về non sông đất nước, về cách sống và làm việc cống hiến cho màu cờ sắc áo.

Mỗi bài quốc ca đều thể hiện được vẻ đẹp của tinh thần dân tộc, ca ngợi sự hào hùng của những thế hệ ngàn năm dựng nước giữ nước. Từng câu từng chữ trong 2 bài quốc ca đều làm cho những công dân sở tại thêm yêu nước hơn và thêm động lực để cống hiến cho tổ quốc.

Mỗi đất nước đều có những vẻ đẹp riêng và những bản sắc dân tộc không thể nhầm lẫn. Và bài hát quốc ca chính là biểu tượng cho tinh thần dân tộc độc lập ấy. Từng hoàn cảnh hình thành đất nước mà bài hát quốc ca sẽ có những định hướng nội dung và ý nghĩa khác nhau.

Đó là lí do chúng ta cần học quốc ca của một quốc gia khi sinh sống và làm việc tại đó. Vì đơn giản, để hiểu con người bản xứ thì bạn có thể nhìn thêm một góc nhìn qua đời sống văn hóa nghệ thuật, qua một bài hát đại diện cho hồn thiêng sông núi, cho tinh thần của cả dân tộc ấy!

Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hay khác về đất nước và con người Nhật Bản tại chuyên mục Khám phá đất nước Nhât Bản nhé.

>>Xem thêm: Một Số Loại Bùa May Mắn Nhật Bản Mà Bạn Nên Biết

Video liên quan

Chủ Đề