Bài học rút ra từ Con Rồng cháu Tiên

Prev Article Next Article

Khi học và đọc và học xong truyền thuyết con rồng cháu tiên vậy ý nghĩa của truyện là gì? sau đây bài viết giới thiệu đến các bạn các bài phân tích và ý nghĩa của con rồng cháu tiên hay và tiêu biểu nhất.

Sau đây bài viết mời các bạn tham khảo những bài văn mẫu nêu ý nghĩa truyền thuyết con rồng cháu tiên hay nhất của các bạn học sinh lớp 6, Tham khảo bài soạn lớp 6 dành cho phần học này tại đây.

Bài làm 1 học sinh lớp 6 – Ý nghĩa truyện con rồng cháu tiên

Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý [dòng giống Rồng Tiên]. Truyện đã thể hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người ai trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm dâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…

[Đất nước – Trường ca mặt đường khát vọng]

Bài làm 2 học sinh lớp 6 – Ý nghĩa truyện con rồng cháu tiên

Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.

Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên  Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc

Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” [có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ] Truyền thống đoàn kết của dân tộc

Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng. [Hết]

Bài làm 3 học sinh lớp 6 – Ý nghĩa truyện con rồng cháu tiên

Ý nghĩa truyện Con rồng, cháu Tiên. + Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. + Biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. – Phần đọc thêm: + Dù làm ăn sinh sống ở đâu cũng nhớ ngày giỗ Tổ Hùng Vương. + Câu ca dao khuyên chúng ta đoàn kết. + Nguồn gốc Tiên Rồng khiến cho Đất nước Việt Nam là mái nhà chung cho mọi gia đình đoàn tụ, cho mọi thế hệ có trách nhiệm hi sinh vì nhau. Đáng chú ý là cha ông không dặn dò con cháu làm ăn ra sao mà dặn phải tự hào, thành kính với tổ tiên, nguồn gốc [hai tiếng “cúi đầu” rất thiêng liêng, thành tâm]. [Hết]

Bạn thấy những bài văn ý nghĩa truyền thuyết con rồng cháu tiên này của các bạn học sinh lớp 6 thế nào? hãy để lại bình luận hoặc chia sẻ bài viết tới bạn bè nếu thay hay và bổ ích nhé.

[BAIVIET.COM]

Prev Article Next Article

Đăng bởi Huyền Trang · Ngày 15/06/2020


Hướng dẫn

Truyền thuyết là một trong những thể loại quen thuộc của văn học dân gian, qua những truyền thuyết tác giả dân gian không chỉ thể hiện sự sáng tạo tập thể mà còn gửi gắm những bài học vô cùng sâu sắc. Bằng những hiểu biết của mình sau khi học xong truyện Con rồng cháu tiên, em hãy phân tích ý nghĩa giáo dục của truyện Con Rồng cháu Tiên.

Dưới đây là dàn ý và bài văn mẫu phân tích ý nghĩa giáo dục của truyện Con rồng cháu Tiên, các bạn hãy cùng theo dõi để có thêm những kiến thức bổ ích nhé!

I. Dàn ý cho đề bài phân tích ý nghĩa giáo dục của truyện Con rồng cháu Tiên

1. Mở bài cho đề phân tích ý nghĩa giáo dục của truyện Con rồng cháu Tiên

Giới thiệu chung về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và ý nghĩa giáo dục của truyền thuyết này: giáo dục con người về niềm tự hào về cội nguồn dân tộc, lòng biết ơn đối với những người có công dựng nước buổi ban sơ và để lại bài học về tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

2. Thân bài cho đề phân tích ý nghĩa giáo dục của truyện Con rồng cháu Tiên

  • Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thể hiện về sự tự ý thức và niềm tự hào về nguồn gốc giống nòi

– Nguồn gốc và hình dạng kì vĩ, cao quý của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

– Sự hòa hợp giữa hai vị thần là biểu trưng cho sự hài hòa giữa núi non và sông biển.

– Tác giả dân gian sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo để thể hiện niềm tự hào sâu sắc đối với cội nguồn dân tộc.

  • Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” để lại bài học về lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng đã có công dựng nước

– Người con trai cả lên núi cùng mẹ Âu Cơ được lên ngôi vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

– Các đời vua liên tiếp cai quản đất nước, cho thấy sự biết ơn của nhân dân đối với các vị vua đã có công dựng nước và giữ nước.

  • Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thể hiện bài học về tinh thần đoàn kết tốt đẹp của dân tộc ta

– Mỗi một con người thuộc dòng giống Rồng Tiên đều phải khắc khi cội nguồn từ “cái bọc trăm trứng”.

– Dù có sự phân chia năm mươi người con xuống biển, năm mươi người con lên núi nhưng phải luôn giữ vững lời hẹn khi có việc cần sẽ giúp đỡ nhau.

3. Kết bài cho đề phân tích ý nghĩa giáo dục của truyện Con rồng cháu Tiên

Khẳng định lại giá trị giáo dục của truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”

Bài liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng:

>>Phân tích bài học quý giá về tình đoàn kết qua truyện “Con Rồng cháu Tiên”

>>Soạn văn Con rồng cháu tiên của cô giáo Thanh Huyền chuyên văn

II. Bài tham khảo cho đề phân tích ý nghĩa giáo dục của truyện Con rồng cháu Tiên

“Xưa mẹ Âu Cơ sinh được trăm con

Năm mươi xuống biển, năm mươi lên non

Nay triệu cháu con chung tình nước non

Là hoa một gốc là con một nhà”

Giai điệu đầy tự hào của ca khúc “Nổi trống lên các bạn ơi” vang lên đã gợi nhắc chúng ta bài học sâu sắc về cội nguồn dân tộc cũng như tinh thần đoàn kết của những người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng”. Tất cả ý nghĩa giáo dục sâu sắc đó đã được thể hiện rõ qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Đây là câu chuyện giáo dục con người về niềm tự hào về cội nguồn dân tộc, lòng biết ơn đối với những người có công dựng nước buổi ban sơ và để lại bài học về tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” trước hết thể hiện về sự tự ý thức và niềm tự hào về nguồn gốc cao quý, đẹp đẽ của giống nòi. Những con người Việt Nam đều là con cháu vua Hùng và thuộc dòng giống Rồng Tiên, được sinh ra bởi người mẹ Âu Cơ và người cha là Lạc Long Quân. Đó đều là những vị thần hết sức vĩ đại và được tôn vinh trong tâm thức dân gian. Lạc Long Quân là vị thần thuộc nòi rồng sinh sống nơi miền nước thẳm, có sức mạnh phi thường và quyền năng giúp nhân dân tiêu diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Còn Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần thuộc dòng dõi Thần Nông và đến từ vùng núi cao phương Bắc. Mối duyên và sự hài hòa giữa hai vị thần cho thấy con người được tạo ra bởi sự kết hợp của những gì tinh túy và đẹp đẽ nhất của núi non và sông biển. Tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng tổ tiên với nét đẹp kì vĩ gắn với những chiến công kì tích để thể hiện niềm tin của thế hệ sau về một cội nguồn đẹp đẽ, cao quý.

Cùng với niềm tự hào về nguồn gốc cao quý của giống nòi, câu chuyện này còn để lại bài học về lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng đã có công dựng nước. Người con trai trưởng đi theo mẹ Âu Cơ được phòng là vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Từ đó, quốc gia được hình thành với sự cai quản của triều đình. Lịch sử dân tộc đã đi qua thời gian với sự truyền nối ngôi vua từ đời này qua đời khác. Con người Việt Nam không bao giờ quên đi nguồn cội và đã thể hiện sự biết ơn đó qua việc chọn ngày mồng mười tháng ba âm lịch hằng năm là ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các vị vua Hùng đã có công dựng nước:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” còn thể hiện bài học về tinh thần đoàn kết tốt đẹp của dân tộc ta. Mỗi một con người thuộc dòng giống Rồng Tiên đều phải khắc khi cội nguồn từ “cái bọc trăm trứng”. Tất cả đều là con cái của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân nên luôn giữ trong tim lời hẹn ước khi có việc cần thì sẽ giúp đỡ nhau. Lời hẹn đó như sợi chỉ đỏ kết nối trái tim của hàng triệu con người để có chung một nhịp đập là tình yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, làm nên sức mạnh của tinh thần đoàn kết có thể cuốn trôi mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống sinh hoạt và đẩy lui gươm giáo, súng đạn cùng bước chân tàn bạo của kẻ thù xâm lược.

Như vậy, truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” đã để lại những bài học vô cùng sâu sắc về sự ý thức và niềm tự hào về nguồn gốc giống nòi, tinh thần dân tộc. Đồng thời nêu cao ngọn cờ về lòng biết ơn cha ông- những vị anh hùng khai thiên lập địa, dựng nước và giữ nước; đặc biệt là về tình đoàn kết, về khối liên minh giữa người với người và giữa các dân tộc anh em. Mỗi một con người Việt Nam luôn phải khắc ghi và thực hiện những bài học đó để xứng đáng với nòi giống “Con Rồng cháu Tiên” và mang trong mình dòng máu Lạc Hồng:

“Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

[Trích “Đất nước”- Nguyễn Khoa Điềm]

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng chi tiết đầy đủ nhất 2017
Soạn văn Con rồng cháu tiên của cô giáo Thanh Huyền chuyên văn

Trả lời Hủy

  • Giới thiệu về tác phẩm “Buổi học cuối cùng”28 Tháng Hai, 2017
  • Hướng dẫn soạn văn Buổi học cuối cùng28 Tháng Hai, 2017
  • Cảm nhận về hình ảnh thầy giáo Ha- men trong tác phẩm Buổi học cuối cùng28 Tháng Hai, 2017
  • Cảm nhận của em sau khi đọc xong bài Buổi học cuối cùng28 Tháng Hai, 2017
  • Phân tích và giải thích cái lẽ thường tình mà Minh Huệ nói đến trong khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ27 Tháng Hai, 2017
  • Tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê27 Tháng Hai, 2017
  • Phân tích tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê27 Tháng Hai, 2017
  • Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ27 Tháng Hai, 2017
  • Cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ27 Tháng Hai, 2017
  • Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ27 Tháng Hai, 2017
  • Tác giả lớp 6
  • Soạn văn lớp 6
  • Tác phẩm lớp 6
  • Mục lục văn lớp 6
  • Văn mẫu lớp 6
    • Phân tích nhân vật
    • Phân tích tác phẩm

Theo Nhungbaivanhay.vn

Chủ đề: An-phông-xơ Đô-đêbình luậnbuổi học cuối cùngCảm nghĩCảm nhậncô giáocon ngườiCon Rồng cháu Tiêncuộc sốngĐất nướcĐêm nay Bác không ngủgiáo dụcgiỗ tổ Hùng Vươnggiới thiệuhọc sinhlòng biết ơnMinh Huệngười mẹNguyễn Khoa Điềmniềm tinphân tíchtập thểThánh Gióngthầy giáothời giantình yêutình yêu thươngtưởng tượngvăn học

Video liên quan

Chủ Đề