Bài luận nguyên nhân kết quả

  • Phạm trù nguyên nhân và phạm trù kết quả
  • Tính chất của mối liên hệ nhân – quả
  • Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
  • Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả vào cuộc sống về bạo lực học đường

Trong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung, mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ có tính khách quan nhất, phổ biến nhất. Có thể thấy mọi sự vận động biến đổi nào của thế giới vật chất suy cho cùng cũng đều là mối liên hệ nhân quả. Chúng tôi xin vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả vào cuộc sống để giúp bạn đọc dễ hình dung.

Phạm trù nguyên nhân và phạm trù kết quả

Trước khi Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả vào cuộc sốngbài viết xin đưa ra các khái niệm để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề.

Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó.

Kết quả là những biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra.

>>>>>> Nội dung quy luật lượng chất

Tính chất của mối liên hệ nhân – quả

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu. Theo đó:

Tính khách quan thể hiện ở chỗ mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người

Tính phổ biến thể hiện ở chỗ mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất định sinh ra.

Tính tất yếu thể hiện ở chỗ cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau.

Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực.

Nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan,…Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhàm đạt mục đích.

Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả vào cuộc sống về bạo lực học đường

Qua những số liệu và đánh giá thực tế cho thấy được hiện tượng bạo lực học đường ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Vậy nguyên nhân do đâu mà dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường trên? Bài viết xin Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả vào cuộc sống về bạo lực học đường để giải đáp. Bạo lực học đường do một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất: Có thể thấy tình trạng bạo lực diễn ở môi trường học tập chủ yếu ở độ tuổi 12-17 tuổi.

Đây là độ tuổi thay đổi tâm sinh lý của của học sinh – độ tuổi vô cùng nhạy cảm. Bản thân các em chưa làm chủ được nhận thức và hành động của bản thân mà dễ cáu gắt, bực tức và có những hành vi gây bạo lực học đường.

Thứ hai: Từ phía gia đình

Cuộc sống ngày nay ngày càng đòi hỏi vật chất nên phụ huynh bận rộn kiếm tiền, ít quan tâm đến con cái, thậm chí vù áp lực cuộc sống hay trút giận lên chính đứa con của mình. Nhiều gia đình lục đục nên con cái chứng kiến và bị ảnh hưởng.

Thứ ba: Từ nhà trường

Nhiều trường học chỉ chú trọng đào tạo giáo dục mà ko để ý giáo dục nhân cách, kĩ năng cư xử phẩm chất cho học sinh. Hoặc khi có bạo lực không có hướng giải quyết nên học sinh không sợ.

Thứ tư: Từ phía xã hội

Sự ảnh hưởng do thời đại 4.0 internet phát triển mạnh mẽ và không được kiểm duyệt. Văn hóa bạo lực trong các bộ phim ảnh, sách báo và các trò chơi, game mang xu hướng bạo lực tràn lan trên mạng và không được kiểm duyệt đàng hoàng dẫn đến những đối tượng ở độ tuổi vị thành niên này bị tò mò và tiếp xúc nên có tâm lý bạo hành học đường ở ngoài đời.

Thứ năm: Do biến chất về mặt tâm lý

Nhiều học sinh, giáo viên suy thoái đạo đức nghề nghiệp, có những cách nhìn nhận méo mó, lệch lạc biến thái.

Kết quả là nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng với sự phức tạp. Các hành vi đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, dứt tóc, xé quần áo, đổ đồ ăn lên người, trấn lột cướp đồ giữa học sinh với nhau hết sức phổ biến trong các trường. Không chỉ vậy mà  học sinh còn sử dụng những hành vi hoặc lời nói gây xúc phạm, gán ghép hoặc bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình. Hành vi này có thể ở giáo viên đối với học sinh hoặc học sinh với nhau. Việc xâm phạm tình dục, có thể động chạm những bộ phận nhạy cảm hoặc thậm chí có những hành vi cưỡng ép tình dục, hiếp dâm, … gây rúng động dư luận thời gian qua cũng rất báo động và cần được xử lý nghiêm.

Có thể thấy mối quan hệ giữa nguyên nhân của bạo lực học đường dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trên thực tế. Từ những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà học sinh có các hành vi đánh đập, chế nhạo hoặc xâm phạm, xúc phạm,… bạn bè thầy cô. Từ đó mà bỏ học, nghỉ học đuổi học kéo theo hệ lụy phía sau.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả vào cuộc sốngvề bạo lực học đường. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Chủ Đề