Bài tập đánh giá thẩm mĩ năm 2024

Mĩ thuật 7 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 là sách giáo khoa cụ thể hoá Chương trình Giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật 2018. Với quan điểm phát huy tối đa năng lực tự học và sáng tạo cho học sinh, khi biên soạn cuốn sách này, các tác giả đã kế thừa, phát triển ưu điểm của các sách giáo khoa Mĩ thuật trước đây, đồng thời vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp học tập dựa trên lí thuyết Đa trí tuệ của Howard Gardner và lí thuyết Học tập trải nghiệm của David Kolb.

Nội dung sách bao gồm 16 bài được cấu trúc theo 5 chủ đề: Chữ cách điệu trong đời sống, Nghệ thuật Trung đại Việt Nam, Hình khối trong không gian, Nghệ thuật Trung đại thế giới, Cuộc sống xưa và nay. Các bài học trong mỗi chủ đề được liên kết, hệ thống với nhau về nội dung giáo dục với các hình thức mĩ thuật đa dạng và phương pháp học tập linh hoạt, trong đó kết quả của bài học trước là khởi đầu cho bài học sau. Thông qua các bài học, các em học sinh được khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người; có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy giá trị của các di sản văn hoá, nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam và thế giới.

Mỗi bài học được thiết kế thành 5 hoạt động: Khám phá; Kiến tạo kiến thức, kĩ năng; Luyện tập – Sáng tạo; Phân tích – Đánh giá; Vận dụng – Phát triển. Các hoạt động đều có yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng; các thông tin, tư liệu chính xác, khoa học, hình ảnh phù hợp, hấp dẫn. Nhờ đó, học sinh có thể tự học, hợp tác với bạn, tương tác với giáo viên nhằm kiến tạo kiến thức, kĩ năng để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Mĩ thuật như: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Ứng dụng và sáng tạo thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ. Các bài học được sắp xếp từ dễ đến khó nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ khả năng học tập, sáng tạo theo năng lực, sở thích và điều kiện thực tế; đồng thời gợi mở để các em kết nối kiến thức mĩ thuật với các môn học khác và với cuộc sống, góp phần hình thành, phát triển năng lực sáng tạo và sáng tạo không ngừng ở mỗi em.

Hi vọng cuốn sách giáo khoa Mĩ thuật 7 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 luôn là người bạn đồng hành thân thiết cùng các em thoả sức sáng tạo theo năng lực, sở thích và điều kiện thực tế của mình.

A- Phần mở đầu:

  1. Đặt vấn đề:

Qua các đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo định hướng phát triển năng lực chúng ta biết rằng: đổi mới kiểm tra đấnh giá (KTĐG) nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), nâng cao hiệu quả chất lượng công tác dạy và học. Đổi mới KTĐG tích cực sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên (GV) và học sinh (HS). Kiểm tra là hoạt động thu thập thông tin về mức độ thực hiện mục tiêu từ đó đánh giá hiệu quả về hoạt động giáo dục.kết quảđánh giá là căn cứ để đưa ra quyết định và giải pháp cải thiện thực trạng nâng cao chất lượng dạy học thông qua việc đổi mới PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá trong từng nội dung học tập.

Đổi mới PPDH và KTĐG là hai mặt thông nhất của quá trình dạy học. đổi mới PPDH dựa trên kết quả đổi mới KTĐG và ngược lại đổi mới kiểm tra đấnh giá thúc đẩy và phát huy hiệu quả trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH.

Công tác KTĐG được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình dạy học, trong từng nội dung tiết học, trong các hoạt động sinh hoạt tại cộng đồng và thực tiễn cuộc sống.

Bất kỳ chương trình đổi mới nào cũng dựa trên sự kế thờa truyền thống. Đánh giá năng lực của HS THCS hiện nay được dựa vào đổi mới đánh giá theo chương trình hiện hành. Đánh giá năng lực học sinh thông qua kiến thức, kỹ năng, tái độ học tập. Tron đó nhấn mạnh về kỹ năng, kỹ năng thực hành, kỹ năng quan sát sự vật hiện tượng, kỹ năng giải quyết tình huống được thể hiện theo từng mức độ của mỗi lớp học, cấp học. Đánh giá năng lực chính là thay đổi cách thức tổ chức dạy học , vẫn nội dung kiến thức, kỹ năng đó, cần hướng tới giải quyết các tình huống thực tiễn. Thay đổi không phải ở nội dung mà thay đổi cách dạy, cách học để từ đó đánh giá năng lực của học sinh…

Qua trên, chúng ta đã thấy rõ hơn việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG có tầm quan trọng rất lớn đối với sự tiến bộ của đất nước - Khái niệm giáo dục suốt đời luôn trở thành đòi hỏi và cam kết của mỗi quốc gia. Do đó PPDH và KTĐG phải đổi mới theo hướng góp phần đắc lực việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, từ đó bồi dưỡng cho các em phương páp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời…

Đối với các bộ môn nghệ thuật nói chung và môn mỹ thuật nói riêng thì bản chất là luôn phản ánh chân thực đời sống,tình cảm…Vậy nên, học mỹ thuật sẽ hình thành sự phát triển toàn diện nhân cách của HS, vun đắp, hình thành cho HS hành trang bước vào cuộc sống, khơi dậy lòng bao dung nhân ái…Đồng thời, trí tưởng tượng, óc sáng tạo của học sinh luôn được xuất phát từ đặc thù môn học, qua đó còn tạo sự kiên trì, lòng đam mê, khả năng khám phá, tìm tòi ở HS…Chính từ những lý do quan trọng trên đã thôi thúc tôi viết chuyên đề về “ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN MỸ THUẬT 8”.

II. Mục đích nghiên cứu:

Qua thực nghiệm mà bộ giáo dục tiến hành thì: Nội dung kiểm tra đánh giá chỉ đạt được hiệu quả như mong muốn khi xác định đúng phương pháp kiểm tra đánh giá. Do vậy tôi nghiên cứu “Đổi mới kiểm tra đánh giá” để hiểu rõ hơn về phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá, từ đó giúp tôi lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp với từng học sinh, phù hợp với nhà trường nhằm đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, vừa đánh giá đúng chất lượng học tập của bộ môn.

III. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng: Học sinh THCS

- Phạm vi: Nghiên cứu tại K8, trường THCS Hương Sơn - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.

B- Nội dung:

  1. Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài:

1/ Cơ sở pháp lý:

Theo điều 27, Luật giáo dục đặt ra là: Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản, phát triển naeng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo…”

Và quyết định số 16/2006/Bộ GD & ĐT của Bộ trưởng Bộ GDDT cũng đã nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp GD, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên THPT thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo của học sinh…

Xuất phát từ nhữn yêu cầu thực tế trên tôi càng muốn nghiên cứu về “ đổi mới kiểm tra đánh giá môn mỹ thuật”.

2/ Cơ sở lý luận:

Trong mối quan hệ giữa đổi mới kiểm tra đánh giá với đổi mới phương pháp dạy học, khi đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học sẽ đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới kiểm tra đánh giá, bảo đảm đồng bộ cho quá trình hướng tới nâng cao chất lượng dạy và học. mà khi kiểm tra đánh giáđảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới công tác quản lý . Từ đó giúp giáo viên xác định đúng đắn, hiệu quả phương pháp giảng dạy phù hợp…Qua đây ta càng thấy rõ vai trò của việc đổi mới kiểm tra đánh giá đối với đổi mới phương pháp dạy học.

3/ Thế nào là kiểm tra đánh giá:

*Kiểm tra:

Kiểm tra là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học. việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu về tính chính xác, khách quan, tính toàn diện, tính hệ thống, tính công khai, tính phát triển và đảm bảo tính công bằng.

*Đánh giá:

Trong giáo dục đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định phán doán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu dược đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục.

Như vậy đối với môn mỹ thuật, đánh giá kết quả học tập của học sinhlà một quá trình thu thập, phân tích và xử lý các thông tin về bố cục, hình ảnh, đường nét, màu sắc…trên sản phẩm, những hoạt động sáng tạo mỹ thuật ứng dụng trong trong thực tiễn của học sinh, tất cả đều là kết quả học tậpvà được thực hiện đánh giá.

Đánh giá thực hiện đồng thời 2 chức năng: Vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này.

II. Vị trí vai trò của môn mỹ thuật:

Môn mỹ thuật ở trường phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS. Qua môn mỹ thuật HS HS sẽ có những hiểu biết cơ bản, cần thiết để hoàn thành được bài tập theo chương trình đào tạo, có hiểu biết sơ lược về mỹ thuật Việt Nam và mỹ thuật thế giới. Cũng qua môn mỹ thuật, HS sẽ có thêm kỹ năng quan sát, nhận xét nhắm phát triển tư duy, trí tưởng tượng và sáng tạo, HS cũng có thể phân tích sơ lược một số nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm mỹ thuật Việt Nam và thế giới trong chương trình sách giáo khoa.

Môn mỹ thuật ở trường phổ thông giáo dục thẩm mỹ cho HS thông qua hoạt động thực hành, tạo nhiều điều kiện cho HS tiếp xúc, làm quen với cái đẹp, thưởng thức cái đẹp và hành động theo cái đẹp, góp phần tạo dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội. Ngoài ra, bộ môn này cũng có khả năng liên kết, tích hợp với các bộ môn khác như: Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo dục công đân…làm cho nhận thức của HS thêm phong phú, sâu sắc…

Với vai trò quan trọng như thế thì môn mỹ thuật cũng cần phải có vị trí xứng đáng trong nhà trường. Tuy nhiên trong thực tế môn mỹ thuật chỉ được coi là môn phụ, có vai trò, vị trí thứ yếu, mờ nhạt trong trường, hiệu quả giáo dục chưa cao. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về kiểm tra đánh giá, ttổ chức thi cử…Vì vậy phải từng bước đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn mỹ thuật, việc tổ chức kiểm tra đánh giá tốt sẽ có tác động ngược trở lại quá trình dạy học,nâng cao chất lượng dạy và học cho bộ môn.

III. Nội dung kiểm tra đánh giá:

Khi tiến hành kiể tra đánh giá, giáo viên bộ môn phải căn cứ vào nội dung chương trình của môn học, cấp học, vào cả cách ứng xử, cách quan hệ đối nhân xử thế thân thiện, hài hoà với đồng loại, với thiên nhiên và môi trường sống xung quanh mình…nhằm đánh giá toàn diện HS trên nhiều mặt như: Kiến thức, kỹ năng, định hướng thái độ, tình cảm, năng lực, ý thức, hành vi và các giá trị các chuẩn mực của HS…Do vậy, nội dung đánh giá ở môn mỹ thuật khá rộng, và đây cũng là điểm khác biệt so với đánh giá chỉ dựa vào kiến thức, kỹ năng trước đây.

Cụ thể, ở môn mỹ thuật khi kiểm tra đánh giá thường tập trung vào những cách thức sau:

- Đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết

- Đánh giá cá nhân

- Đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan

- Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức

- Đánh giá trong và đấnh giá ngoài

- Đánh giá dựa theo tiêu chí và đánh giá dựa theo chuẩn mực

- Đánh giá trên lớp học, đánh giá trong nhà trường, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết, đánh giá trên diện rộng…

Với môn mỹ thuật khi đánh giá cần lưu ý: Đánh giá công bằng, khách quan, kịp thời(đó là đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS, nó thể hiện qua ứng xử, giao tiếp, thông tin phản hồi từ HS…). Học sinh được cùng tham gia đánh gía và đánh giá lẫn nhau về kết quả học tập. Giáo viên đánh giá HS trong quá trình học tập thông qua việc quan sát, tham dự thảo luận, chuẩn bị và khai thác tư liệu học tập…

Và đề kiểm tra đánh giá giữa chương trình và nội dung dạy học, giữa nội dung giảng dạy và nội dung kiểm tra để tạo sự công bằng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Nội dung kiểm tra thường được xây dựng sao cho đáp ứng được các mức độ nhân biết, thông hiểu các kiến thức cơ bản…Bài tập kiểm tra cần chú ý đến tính sáng tạo của HS, không gò ép theo khuôn mẫu .

Đánh giá kết quả học tập của môn mỹ thuật luôn hướng tới yêu cầu nhận thức thẩm mỹ và sáng tạo. Bởi môn mỹ thuật rất khó đánh giá bằng định lượng cụ thể.

Đánh giá kết quả học tập môn mỹ thuậtcần chú ý ở từng thời điểm,đối tượng và mỗi phân môn cụ thể. Vì thế đề kiểm tra phải đảm bảo tất cả các phân môn(nhất là đối với đề kiể tra dành cho đánh giá cả học kỳ, đánh giá tổng kết năm học…). Mỗi đề kiểm tra cần biên soạn sao cho mọi đối tượng HS đều có cơ hội đạt được kết quả .

Khi kiểm tra đánh giá ở môn mỹ thuật cần lựa chọn áp dụng các hình thức sau:

- KTĐG thường xuyên, Kiểm tra viết , kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành, Kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ…

- Có thể kiểm tra kiến thức của HS theo chủ đề như: Chủ đề tìm hiểu kiến thứ cơ bản; Chủ đề mỹ thuật cổ đại; Chủ đề trang trí với đời sống; Chủ đề mỹ thuật truyền thống việt nam; Chủ đề đồ vật trong gia đình; Chủ đề về mỹ thuật dân gian; Chủ đề chữ trong cuộc sống; Chủ đề về mùa xuân và quê hương.

- Có thể kiểm tra kiến thức học tập của HS qua việc tổ chức thăm quan, tổ chức thi vẽ tranh, hoạc trưng bày triển lãm…

- GV cũng cần tìm hiểu kỹ yêu cầu của kiến thức kỹ năng để đánh giá kết quả học tập của HS cho phù hợp.

- Trong KTĐG cần cần kết hợp đánh giá định lượng và đấnh giá định tính. Chú trọng thói quen tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau nhằm giúp HS ý thức được trách nhiệm đối với kết quả học tập, xây dựng ý thức tự tin, tính độc lập và khả năng tự đánh giá trong học tập.

Trong quá trình KTĐG môn mỹ thuật ta nên chú ý đến 1số vấn đề như:

- Tiêu chí về cái đẹptrong cuộc sống là những quy định chung mang tính định hướng, vì thế không nên đánh giá kết quả của HS 1 cách máy móc, hãy nhớ :”Mỗi học sinh sẽ là một hoạ sỹ nếu như giáo viên biết khai thác, động viên và phát huy tính sáng tạo riêng của các em”.

- Sự tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, ý thức sự tiến bộ của học sinh thông qua các bài học.

- Đánh giá kết quả học mỹ thuật của học sinh để động viên, khuyến khích các em tiếp cận cái đẹp, thể hiện cái đẹp và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Vì thế cần tìm ra cái hay, cái đẹp riêng của HSthể hiện qua mỗi bài vẽ chứ không lấy đánh giá để răn đe hoặc quá chặt chẽ, cứng nhắc.

IV. phương pháp kiểm tra đánh giá

Khi lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá cần xác định rõ các yêu cầu sau đây:

- Đối với câu hỏi trắc nghiệm:

  • Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình
  • Câu hỏi phài phù hợp với các tiêu chí ra đề về mặt trình bày và số điểm tương ứng
  • Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc 1 vấn đề cụ thể
  • Không dãn nguyên văn câu hỏi trong sách giáo khoa
  • Câu hỏi phải rõ về từ ngữ, cấu trúc, dễ hiểu
  • Mỗi phương án nhiễu phải phù hợp với mọi đối tượng HS
  • Mỗi phương án sai nên dựa trên các lỗi hay các nhận thức sai lệch của HS
  • Đáp án đúng trong các câu hỏi phải mang tính độc lập, không được trùng lặp ,giống nhau
  • Phần lựa chọn cần thống nhất và phù hợp với nội dung câu dẫn
  • Mỗi câu hỏi chỉ có duy nhất một đáp án đúng ,chính xác nhất
  • Không đưa ra phương án “ tất cả các phương án trên đều đúng” hoặc ngược lại.

- Đối với câu hỏi tự luận:

  • Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình
  • Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng
  • Câu hỏi yêu cầu HSphải vận dụng kiến thức vào các tình hống mới
  • Câu hỏi thẻ hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo
  • Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầuvà các hướng dẫn cụ thẻ về cách thực hiện yêu cầu đó
  • Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của HS
  • Yêu cầu HS phải hiểu nhiều hưn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin
  • Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến HS
  • Câu hỏi nên gợi ý về độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt
  • Nếucâu hỏi yêu cầu HS nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình thì câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của HS sẽ dược đánh giá dựa trên những lập luận logic mà HS đó đưa rađể chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không đơn thuần là nêu quan điểm đó.

- Đối với bài tập thực hành:

(Các bài tập thực hành cần phù hợp với từng khối lớp, cấp học và phù hợp với các kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được trong chương trình môn học).

  1. Xây dựng đề kiểm tra minh hoạ:

1/ Các bước biên soạn đề kiểm tra:

- Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra

- Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra

- Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra

- Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề

- Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang diểm

- Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.

VI. Biên soạn đề minh hoạ:

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

Chủ đề: Tìm hiểu kiến thức về cách vẽ theo mẫu

  1. Mục tiêu đề kiểm tra:

1/ kiến thức:

- Nắm được lần lượt các bước thể hiện bài vẽ theo mẫu

- Hiểu được cách bày mẫu như thế nào là đẹp

- Ước lượng được vị trí khung hình nhóm mẫu phù hợp với trang giấy

- Xác định được vật cao, thấp, lớn, nhỏ…trong nhóm mẫu

- Sắp xếp và đánh dấu vị trí khung hình chung, khung hình riêng trên trang giấy cho thuận mắt, hợp lý

- Ước lượng, so sánh được độ cao, thấp, rộng, hẹp, dài, to, nhỏ của các vật mẫu với nhau

- Vẽ hình mô phỏng được nhóm mẫu bằng cách sử dụng đường nét phù hợp

- Tìm được mảng sáng tối lớn của mẫu và diễn tả được 3 độ đậm nhạt chính của mẫu.

2/ Kỹ năng:

- Biết vẽ và sắp xếp khung hình chung, khung hình riêng cân đối, thuận mắt, thể hiện được vẻ đẹpcủa bố cục nhóm mẫu trên trang giấy.

- Biết xác định đúng tỷ lệ của từng vật mẫu và tương quan tỷ lệ của các vật mẫu với nhau, tìm được đặc điểm của từng vật mẫu

- Vẽ rõ đặc điểm riêng của từng mẫu bằng nét vẽ tình cảm, có đậm, có nhạt

- Diễn tả được 3 sắc độ đậm nhạt theo cấu trúc khối, bài vẽ có tương quan và không gian tốt.

3/ Thái độ:

- Thể hiện tốt bài vẽ; Yêu quý các đồ vật; Biết áp dụng cách sắp xếp bố cục nhóm mẫu vào trưng bày, trang trí làm đẹp không gian sống; Có ý thức tự rèn cách quan sát tinh tế, khoa học qua thực hành bài vẽ; Yêu mến bộ môn nhiều hơn.

  1. Hình thức kiểm tra:

- Trắc nghiệm khách quan và hoạt động thực hành.

  1. Ma trận đề:

Cấp độ

Tên chủ

đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

Thực hành

TNKQ

Thực hành

TNKQ

Thực hành

TNKQ

Thực hành

1/ Sắp xếp bố cục mẫu vật, khung hình trên trang giấy

Ước lượng được vị trí khung hình nhóm mẫu phù hợp với trang giấy

(Thực hành theo chuẩn mô tả nhận biết)

Sắp xếp và đánh dấu vị trí khung hình chung trên trang giấy thuận mắt, hợp lý

(Thực hành theo chuẩn mô tả thông hiểu)

Sắp xếp vị trí khung hình chung, khung hình riêng trên trang giấy cho thuận mắt, hợp lý

(Thực hành theo chuẩn mô tả vận dụng cấp độ thấp)

Vẽ được, sắp xếp được khung hình chung, riêng cân đối thuận mắt và thể hiện đươc vẻ đẹp của bố cục nhóm mẫu trên giấy

(Thực hành theo chuẩn mô tả vận dụng cấp độ cao)

- Số câu:

01

- Số điểm:

01

- Tỷ lệ:

10%

2/ Cấu trúc và tỷ lệ mẫu

Xác định được vật cao, thấp, to, nhỏ…trong nhóm mẫu

(Thực hành theo mô tả)

Ước lượng được độ cao, thấp, rộng dài, to, nhỏ của từng vật mẫu

(Thực hành theo mô tá)

Ước lượng và so sánh được tỷ lệ: cao, thấp, rộng, dài, to, nhỏ của các vật mẫu vứi nhau

(TH theo mô tả)

Xác định đúng tỷ lệ của từng vật mẫu, tỷ lệ của các vật mẫu với nhau, tìm được đặc điểm của từng vật mẫu

(TH theo mô tả)

- Số câu:

01

- Số điểm:

02

- Tỷ lệ:

20%

3/Vẽ hình

Vẽ hình mô phỏng được nhóm mẫu

(Thực hành theo mô tả)

Vẽ rõ được đặc điểm riêng của từng mẫu, nét vẽ tình cảm, có đậm, có nhạt

(TH theo mô tả)

- Số câu:

01

- Số điểm:

02

- Tỷ lệ:

20%

4/ Diễn tả đậm nhạt của mẫu

Tìm được mảng sáng tối lớn của mẫu

(Thực hành theo mô tả)

Xác định được 3 sắc độ đậm nhạt chính của mẫu

(đậm, đậm vừa và sáng)

(TH theo mô tả)

Diễn tả được 3 mức độ đậm nhạt chính của mẫu

(TH theo mô tả)

Diễn tả được 3 sắc độ đậm nhạt theo cấu trúc khối, bài vẽ có tương quan và không gian tốt

(TH theo mô tả)

- Số câu:

01

- Số điểm:

02

- Tỷ lệ:

20%

5/ Học sinh tự bày mẫu và thực hiện bài vẽ theo mẫu

(Học sinh thực hiện bài thực hành theo

từng cấp độ chuẩn đã mô tả chi tiết ở các cột trên)

- Số câu:

01

- Số điểm:

03

- Tỷ lệ:

30%

-Tổng số câu:

05 câu

-Tổng số điểm:

10 điểm

-Tỷ lệ:

100%

  1. Đề kiểm tra + Đáp án + thang điểm:

1/ Câu 1: Hãy sắp xếp quy trình ĐÚNG cho bài vẽ theo mẫu - đánh dấu 1,2,3,4…vào đầu các câu theo thứ tự quy trìng lựa chọn:

  • 4- Tìm tỷ lệ mẫu trên khung hình
  • 2- Bố cục khung hình trên trang giấy
  • 3- Vẽ khung hình chung, khung hình riêngcủa vật mẫu

1- Quan sát tìm đặc điểm cấu tạo tỷ lệ mẫu

7- Hoàn thiện bài

5- Vẽ phác hình, chỉnh hình

6- Diễn tả đậm nhạt

* Thang diểm:

- Trả lời đúng (01 điểm)

- Trả lời sai (0 điểm)

2/ Câu 2: Trong vẽ theo mẫu chúng ta thường sử dụng dạng nét nào sau đây? Đánh dấu (X) vào loại nét lựa chọn

- Nét mảnh nhẹ đều

- Nét thưa hoặc mau khác nhau

(X) - Nét thanh, nét đậm, nét mảnh, nét dày khác nhau

- Nét viền đen đều

* Thang điểm:

- Trả lời đung (02 điểm)

- TRả lời sai (0 điểm)

3/ Câu 3: em sẽ chọn cách bày mẫu nào dưới đây để có bài vẽ đẹp? Đánh dấu (X) vào phương án lựa chọn

- Mẫu có từ 2 đến 3 vật mẫu được bày trên mộ đường thẳng

- Mẫu có từ 2 đến 3 vật mẫu được bày che khuất nhau

- Mẫu có từ 2 đến 3 vật mẫu được bày sát vào nhau

- Mẫu có từ 2 đến 3 vật mẫu được bày cách xa nhau

(X) - Mẫu có từ 2 đến 3 vật mẫu được bày có mẫu trước, mẫu sau, có mẫu chỉ che khuất một phần của nhau

* thang điểm:

- Trả lời đúng (02 điểm)

- Trả lời sai (0 điểm)

4/ Câu 4: Khi diễn tả đậm nhạt theo tương quan của bài vẽ theo mẫu, cần dựa vào nội dung nào dưới đây?Đánh dấu (X) vào phương án lựa chọn

- Dựa vào các mảng sáng tối trên thân mẫu

(X) - Dựa vào tương quan chung của đậm nhạt toàn bộ nhóm mẫu

- Dựa vào các quan sát về đậm nhạt của ánh sáng

- Dựa vào sáng tối của riêng mỗi Vật Mẫu.

* Thang điểm:

- Ttrả lời đúng (02 điểm)

- Trả lời sai (0 điểm)

5/ Câu 5: Học sinh tự bày mẫu và thực hiện bài vẽ theo mẫu bằng chì hoặc màu.

- Đáp án câu 5 + Thang điểm:

  • Mức đầy đủ (03 điểm):

Bài thực hành thể hiện được: Mẫu bày đẹp về hình dáng và màu sắc; Bài vẽ có bố cục thuận mắt, đúng tỷ lệ, rõ đăc điêmt của mẫu, có đậm nhạt ánh sáng theo tương quan chung.

  • Mức không đầy đủ (01 - 1,5 điểm…tuỳ theo kết quả đạt được):

Bài chỉ thực hiện được một số ý trong nội dung trên.

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2

Tiết 33 - Vẽ tranh:

ĐỀ TÀI TỰ CHỌN

(Kiểm tra học kỳ II - T1)

  1. Mục tiêu đề kiểm tra:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra kiến thức kỹ năng của HS

- HS phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo

  1. Năng lực: - HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành
  2. Phẩm chất:

- HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân

  1. Hình thức kiểm tra: Thực hành
  1. Ma trận đề:

Nội dung kiến thức(Mục tiêu)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng ở mức độ thấp

Vận dụng ở mức độ cao

Tổng cộng

Nội dung tư tưởng chủ đề

Xác định được nội dung phù hợp với đề tài mình chọn

(0,5 điểm)

Vẽ đúng nội dung đề tài, mang tính giáo duc, phản ánh thực tế cuộc sống

(0,5 điểm)

Mang tính giáo dục cao,phản ánh thực tế sinh động, có chọn lọc

(1 điểm)

2 điểm=20%

Hình ảnh

Hình ảnh thể hiện rõ nội dung đề tài mình lựachọn

(0,5 điểm)

Hình ảnh sinh động , hợp nội dung

(0,5 điểm)

Hình ảnh có chọn lọc hợp nội dung gần gũi cuộc sống

(1 điểm)

2 điểm=20%

Bố cục

Sắp xếp được bố cục đơn giản

(0,5điểm)

Sẵpếp bố cục có hình ảnh nhóm chính, nhóm phụ

(0,5điểm)

Bố cục sắp xếp sáng tạo hấp dẫn

(1điểm)

2điểm= 20%

Màu sắc

Lựa chọn gam màu theo ý thích

(0,5 điểm)

Màu vẽ có trọng tâm, có đậm nhạt

(0,5diểm)

Màu sắc nổi bật trọng tâm bức tranh

1điểm)

2điểm=

20%

Đưởng nét

Nết vẽ thể hiện nội dung

(0,5điểm)

Nét vẽ tự nhiên, đúng hình

(0,5điểm)

Nét vẽ tự nhiên, hình đẹp, có phong cách riêng

(1điểm)

2điểm=

20%

Tổng

1 điểm

1,5 điểm

2,5 điểm

5,0điểm

10 điểm

  1. Đề kiểm tra + Đáp án + thang điểm:

* Đề bài: Vẽ tranh đề tài tự chọn bằng chất liệu màu em yêu thích

*Đáp án:

- Điểm đat:

+ Bài vẽ đẹp toàn diện về bố cục hình mảng đường nét màu sắc. Bài có sự sáng tạo hấp dẫn người xem.

+ Bài vẽ có bố cục khá rõ nội dung, màu nổi bật hình ảnh chính phụ phù hợp nhau nhưng có thể hình ảnh và đường nét còn chưa được như ý

+ Bài vẽ có ý tưởng, nêu rõ nội dung chủ đề nhưng có thể màu sắc, đường nét hoặc bố cục chưa thật đẹp hoặc chưa hoàn thiện xong màu.

- Điểm chưa đạt:

+ Bài không rõ nội dung, chưa vẽ màu, hoặc vẽ sơ sài, vẽ ẩu, bẩn, thiếu sự tích cực trong học tập.

*Thang điểm:

- Loại đạt (Đ) (Từ 5 - 10 đ):

  • Bài vẽ có nội dung trong sáng, phù hợp lứa tuổi

Biết sắp xếp hình ảnh hợp lí, có trọng tâm , mảng chính, phụ rõ ràng, biết phối hợp luật xa gần trong bài tạo hiệu quả.