Bài tập dùng cụm chủ vị de mở rộng câu

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 59 Sách bài tập [SBT] Ngữ Văn 7 tập 2.  Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu: Tìm cụm chủ – vị [C – V] làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong đoạn trích sau và cho biết chúng là thành phần gì.

Bài tập

1. Bài tập trang 69, SGK.

2. Tìm cụm chủ – vị [C – V] làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong đoạn trích sau và cho biết chúng là thành phần gì.

Hôm nào, cũng vào chặp này, anh mới về. Anh đi, rất đúng giờ. Thật ra anh chả làm sở nào hết. Buổi sáng, anh cắp một tờ báo hay một cuốn truyện cũ đi. Anh đã đọc thuộc làu cả những quảng cáo ở báo hay nhớ hết từng đoạn văn trong cuốn truyện mang đi. Người ta bảo anh thất nghiệp. Có người lại bay bướm hơn báo anh làm sở lục lộ.

[Nam Cao]

3. Cho các câu sau đây :

–  Vừa dứt câu, roi gân bò quất vào mặt tôi, khiến tôi tối tăm cả mặt mũi.

[Nguyễn Công Hoan, Thằng ăn cướp]

–  Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm.

[Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí]

   a] Hãy tìm chủ ngữ.

   b] Cho biết các chủ ngữ đó có cấu tạo như thế nào.

4. Hãy tìm và so sánh cấu tạo của phụ ngữ cụm động từ vị ngữ trong hai câu sau đây.

Quảng cáo

a]  Lí Kiến khai tên ấy thuộc hạng dân lưu tán không về làng.

[Nam Cao, Chí Phèo]

   b]  A, ra một gã chuột bạch đang quay tơ.

[Tô Hoài, Chuyện gã chuột bạch]

Gợi ý làm bài

1.  Để giải bài tập này, trước hết các em cần hiểu thế nào là dùng cụm C – V để mở rộng câu [xem Ghi nhớ, trang 68, SGK] phần nào trong câu có thể được cấu tạo bằng cụm C – V [xem Ghi nhớ, trang 69, SGK]. Đồng thời các em cũng cần nắm được cấu trúc tổng thể của câu, tránh tình trạng “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”.

   Cũng cần lưu ý rằng trong câu có thể có hơn một cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ. Chẳng hạn, có hai cụm C – V [in đậm] trong câu d :

   Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

   Hai cụm C – V này lần lượt làm chủ ngữ của câu [một bàn tay đập vào vai] và phụ ngữ của cụm động từ [hắn giật mình].

2.  Trong đoạn trích này, có hai cụm C – V làm phụ ngữ của cụm động từ.

3.  Trong các câu đã cho, chủ ngữ có cấu tạo là kết cấu C – V.

4.  Trong câu a, phụ ngữ cụm động từ vị ngữ có cấu tạo là một kết cấu C – V, còn trong câu b phụ ngữ cụm động từ vị ngữ có cấu tạo là một từ.

Đề kiểm tra 15 phút bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

Kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 7 có đáp án

22 16.351

Tải về Bài viết đã được lưu

Đề luyện tập Ngữ văn 7: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

VnDoc.com xin giới thiệu Đề kiểm tra 15 phút bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu bao gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, giúp các em học sinh ôn tập kỹ hơn về các kiến thức được học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 2. Sau đây mời các em tham khảo.

Bộ đề kiếm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7 được biên soạn theo từng bài giúp các em học sinh ôn tập kỹ hơn về từng nội dung trong chương trình Ngữ văn 7. Việc ôn luyện theo từng bài sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng đọc hiểu văn bản, đồng thời học tốt môn Ngữ văn 7 hơn.

1. Trong câu sau, cụm C-V làm thành phần nào trong câu?
Gió mùa tràn về làm cho nhiệt độ giảm mạnh.

A. bổ ngữ

B. trạng ngữ

C. chủ ngữ

D. định ngữ

2. Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Đất nước ta đang chuyển biến nên còn nhiều khó khăn" làm thành phần gì trong câu?

A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ.

C. Bổ ngữ.

D. Định ngữ.

3. Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Xe này máy còn tốt lắm" làm thành phần gì trong câu?

A. Chủ ngữ.

B. Định ngữ.

C. Vị ngữ.

D. Bổ ngữ.

4. Câu nào là câu có cụm C-V làm thành phần câu ?

A. Vì em học giỏi nên bố mẹ tặng em quyển sách này.

B. Cô giáo đang giảng bài còn các bạn chăm chú lắng nghe.

C. Những hàng cây bắt đầu chuyển lá đang đổ bóng trong một chiều hoàng hôn.

D. Trong giờ kiểm tra, phòng học im phăng phắc.

5. Cụm chủ- vị là cơ sở xây dựng một câu đơn có cấu tạo … thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

A. Một

B. Hai

C. Bốn

D. Ba

6. Tìm một từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau:

"Cụm chủ - vị là cơ sở xây dựng một câu đơn có cấu tạo...thành phần chủ ngữ và vị ngữ"

A. ba.

B. nhiều.

C. hai.

D. một.

7. Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Sức sống của dân tộc ta đang độ lớn lên, rất dồi dào" làm thành phần gì trong câu?

A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ.

C. Bổ ngữ.

D. Định ngữ.

8. Theo em, khái niệm cụm chủ - vị có đồng nhất với chủ ngữ và vị ngữ của câu hay không?

A. Không

B. Có

9. Các thành phần nào có thể dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

D. Cả 3 ý trên.

10. Xác định cụm C - V làm phụ ngữ trong câu: "Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen."

A. Cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.

B. Trời sinh lá sen để bao bọc cốm.

C. Trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.

D. Chúng ta có thể nói rằng.

Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn lớp 7

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

C

C

B

C

A

A

D

C

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

THI ONLINE_DÙNG CỤM C – V ĐỂ MỞ RỘNG CÂU_LUYỆN TẬPCÓ LỜI GIẢI CHI TIẾTMôn: Văn – lớp 7Thời gian làm bài: 45 phútMục tiêu:- Giúp học sinh củng cố kiến thức về việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.Câu 1: [ID: 217229] Nhận biếtCụm C – V in đậm trong các câu sau đây thuộc thành phần nào của câu?a. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnhvật.[Khánh Hoài]b. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.[Hồ Chí Minh]c. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.[Hà Ánh Minh]Câu 2: [ID: 217230] Vận dụngChuyển những câu có cụm chủ - vị mở rộng câu sau đây thành những câu đơn không mở rộng cụm chủ vị.a. Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.b. Những chiếc thuyền thúng đang bập bềnh ngoài biển kia là của làng tôi.c. Tôi rất thích quyển sách bố tôi tặng.d. Khí hậu nước ta cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.Câu 3: [ID: 217231] Vận dụng caoBiến đổi mỗi cặp câu sau đây thành một câu có cụm C – V làm thành phần nào đó trong câu [có thểthêm bớt từ hoặc thay đổi trật tự của câu].a. Cánh đồng như một tấm thảm nhung xanh mướt. Nó chỉ muốn ngắm mãi mà không chán mắt.b. Con bé nhìn ra cửa sổ. Giữa bao nhiêu người, mẹ nó đang cố giơ tay vẫy nó.c. Mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng… Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tócnhư thế nữa.1Truy cập //tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất![Theo Băng Sơn]HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTTHỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COMPhương pháp: Vận dụng kiến thức các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu [SGKNgữ văn 7, tập 2, trang 68]Cách giải:a. Cụm C – V là phụ ngữ của động từ.Câu 1b. Cụm C – V là chủ ngữ của câu.c. Cụm C – V là vị ngữ của câu.Phương pháp: Vận dụng kiến thức thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu [SGK Ngữvăn 7, tập 2, trang 68]Câu 2Cách giải:a. Cái chàng Dế Choắt gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.b. Những chiếc thuyền thúng của làng tôi đang bập bềnh ngoài biển kia.c. Tôi rất thích quyển sách ấy.d. Khí hậu nước ta cho phép quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.Phương pháp: Vận dụng kiến thức thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu [SGK Ngữvăn 7, tập 2, trang 68]Câu 3Cách giải:a. Nó chỉ muốn ngắm mãi cánh đồng như một tấm thảm nhung xanh mướt.b. Con bé nhìn ra cửa sổ thấy mẹ nó đang cố giơ tay vẫy nó.c. Còn có bao giờ tôi được thấy mẹ ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng nhưthế nữa.2Truy cập //tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề