Bài thơ sông núi nước nam ngữ văn 7 năm 2024

Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) là tác phẩm thơ mở đầu phần văn học viết thời kì trung đại trong chương trình Ngữ văn 7. Trong số phát sóng thứ 12 của chương trình Học hè Online cùng HOCMAI, thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bài thơ sông núi nước nam ngữ văn 7 năm 2024

Xem đầy đủ bài giảng của thầy Hùng tại đây:

“Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền, sức mạnh của dân tộc ta đồng thời tố cáo, khẳng định tính chất bất nghĩa về hành vi xâm lược của kẻ thù.

A. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

Ở những bài học trước, học sinh được tìm hiểu về ca dao (thuộc văn học dân gian) – đây là sản phẩm tinh thần của người dân lao động, do đó không có tác giả cụ thể, “không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng chính những người lao động đã sáng tạo nên kho tàng văn học dân gian đồ sộ cho con cháu chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sang phần văn học viết, cụ thể từ văn học trung đại Việt Nam thời phong kiến (từ thế kỉ X – XIX), các tác phẩm tìm hiểu sẽ có tác giả cụ thể, là sản phẩm sáng tạo cá nhân.

Đối với tác phẩm “Sông núi nước Nam”, đến hiện nay vẫn còn nhiều giả thuyết và tranh cãi xung quanh tác giả của bài thơ. Trong bài giảng này, thầy Hùng giới thiệu đến học sinh 2 giả thuyết chính về tác giả:

Thứ nhất, tác giả bài thơ “Sông núi nước Nam” là Lý Thường Kiệt.

  • Lý Thường Kiệt: Anh hùng dân tộc, sống thời nhà Lý; Văn võ toàn tài
  • Bài thơ được xem như một áng văn kết tinh toàn vẹn ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc.

Thứ hai, chưa xác định rõ danh tính:

  • Theo một số nhà nghiên cứu, bài thơ đã được sáng tác trước thời của Lý Thường Kiệt.
  • Theo quan niệm của dân gian, bài thơ do thần linh đọc cho vua Lê Hoàn, là bài thơ thần.
  • Bài thơ là sự kết tụ của anh linh, của tú khí non sông, là tiếng nói của các thế hệ cha ông.

2. Tác phẩm

a/ Về hoàn cảnh sáng tác:

Căn cứ tác giả bài thơ là Lý Thường Kiệt, “Sông núi nước Nam” được ra đời vào năm 1077, lúc đó dân tộc ta đang đối diện với cuộc kháng chiến chống quân Tống.

b/ Chủ đề bài thơ:

Bài thơ gồm 2 chủ đề chính:

  • Khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc
  • Vạch trần, tố cáo hành vi xâm lược và nêu rõ kết cục thảm bại của quân giặc.

c/ Nghệ thuật

  • Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ) ngắn gọn, hàm súc
  • Bố cục: 2 phần

Hai câu thơ đầu: Khẳng định quyền độc lập, tự chủ

Hai câu cuối: Tố cáo tội ác xâm lược của giặc và nêu rõ kết cục thảm bại của quân giặc.

\>> Nhận tài liệu học môn Ngữ văn THCS miễn phí của thầy Hùng tại đây<<<

B. Đọc – Hiểu văn bản

Học sinh lưu ý: Khi học các văn bản thời kì trung đại được viết bằng chữ Hán, chúng ta sẽ có 3 phần chính:

  • Thứ nhất, phần phiên âm: Chuyển chữ Hán sang chữ quốc ngữ.
  • Thứ hai, phần dịch nghĩa: dịch xuôi lại ý nghĩa của bài thơ, chuyển sang ý nghĩa tường minh, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với thời hiện đại ngày nay.
  • Thứ ba, phần dịch thơ: dựa trên ý nghĩa của bài thơ và văn bản gốc tiếng Hán chuyển thể về dạng chữ quốc ngữ nhưng dưới dạng thơ, khác với phần dịch nghĩa chỉ diễn xuôi ý nghĩa bài thơ gốc.

Khi phân tích các văn bản thơ trung đại viết bằng chữ Hán, thầy Hùng lưu ý học sinh nên chọn phần tiếng Hán để phân tích, như vậy mới phân tích được nguyên gốc của bài thơ do chính tác giả làm. Ngược lại, nếu chỉ phân tích bài dịch thơ thì vô hình chung chúng ta đang phân tích văn bản thơ của người đời sau chứ không phải phân tích bài thơ của cha ông mình thời trước.

1. Hai câu thơ đầu

a/ Câu thơ đầu:

Bài thơ sông núi nước nam ngữ văn 7 năm 2024

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
  • Điệp từ “Nam” – lặp lại 2 lần >< Bắc

Khẳng định sự tồn tại một cách khách quan của nước Nam ta, đồng thời phủ định quan niệm độc tôn của triều đình phong kiến phương Bắc – “Trung Quốc”.

“Nam quốc sơn hà”:

  • “Sơn hà” : núi – sông >>> sông núi, lãnh thổ đã có sự phân chia rõ ràng, do trời tạo nên. (Thiên tạo)
  • Quốc gia (đất nước, xã hội, chế độ…): do con người tạo nên (Nhân tạo)
  • Nam đế: vua, thủ lĩnh – người đứng đầu của một quốc gia, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của dân tộc.
  • Đế # Vương: Khẳng định vị thế ngang hàng giữa phương Nam với phương Bắc.

Kết luận: Khẳng định tư thế độc lập, tự chủ, bình đẳng của nước Nam ta với phong kiến phương Bắc.

b/ Câu thơ thứ hai:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Câu thơ đầu: Khẳng định tư thế độc lập, ngang hàng giữa Nam đế và Bắc đế – phù hợp với đạo làm người cơ bản (phù hợp với nhân đạo), điều ấy được khắc ghi trong lòng nhân dân (Dân tâm). (yếu tố con người quy định nên)

  • Thanh điệu: 4 thanh trắc (thanh nặng) >>> tạo âm hưởng cho câu thơ đanh, chắc, như một lời hùng hồn khẳng định chân lý lý bất di bất dịch ở câu thứ nhất.
  • Các từ ngữ “tiệt nhiên” (rõ ràng, tất yếu) “định” >>> sự thật rõ ràng, chắc chắn, không gì có thể thay đổi được.
  • Thiên thư (sách trời): ghi lại ý trời (thiên ý) >>> thể hiện đạo trời (Thiên đạo)

Qua 2 câu đầu tiên, Lý Thường Kiệt khẳng định độc lập, chủ quyền của nước Nam trên 2 cơ sở:

  • Nhân đạo, lòng dân
  • Thiên đạo, ý trời

2. Hai câu sau: Khẳng định hành vi trái đạo của kẻ thù

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Quân giặc:

  • Tên gọi: “lỗ”, “nhữ đẳng” >>> hàm ý khinh miệt, coi thường
  • Hành động “xâm phạm” >>> trái nghịch
  • Câu hỏi tu từ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”: khẳng định tính chất vô đạo của bọn giặc xâm lược; Sự tức giận, bất bình của nhân dân nước Nam đối với hành vi của kẻ thù.

Kết cục: câu khẳng định “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” chắc chắn, hợp lý, tất yếu. Câu thơ vang lên như một lời tiên báo, cảnh báo cho kẻ thù.

Bài thơ sông núi nước nam ngữ văn 7 năm 2024

Kết luận: Bài thơ ngắn gọn chỉ với 28 chữ mà ôm chứa đủ trong nó những tư tưởng lớn lao: Khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc, niềm tự hào được làm chủ một quốc gia và niềm tự tin, lạc quan đánh bại mọi kẻ thù. Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào sảng trong những tháng ngày đầu tiên của nền độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết của thầy Hùng khi tìm hiểu, phân tích bài thơ “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà). Để phân tích tốt bài thơ, bên cạnh học phần dịch nghĩa để nắm được ý nghĩa tường minh văn bản, học sinh chú ý học phần phiên âm để nhận ra âm hưởng hào hùng của bài thơ và tránh bỏ lỡ những giá trị độc đáo của bài thơ gốc.

Bài thơ sông núi nước nam ngữ văn 7 năm 2024

Ngoài ra, để nhanh chóng bắt nhịp khi vào năm học mới, phụ huynh và học sinh tham khảo Chương trình Học tốt 2021 – 2022 tại HOCMAI. Với phương pháp giảng dạy hiện đại cùng đội ngũ giáo viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức nhanh chóng, dễ hiểu nhất, giúp các em vững kiến thức, chắc tư duy, sẵn sàng bứt phá năm học mới. Các khóa học được thiết kế khoa học với lộ trình rõ ràng bám sát chương trình SGK hiện hành với đầy đủ các môn học Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, GDCD cho học sinh chuẩn bị lên lớp 7,8,9. Tham khảo ngay tại đây!

Đăng ký chương trình Học Tốt 2021 – 2022

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.