Bản vẽ hoàn công cần bao nhiêu bản gốc năm 2024

Trước tiên, bạn cần nắm được khái niệm hoàn công. Hiểu một cách đơn giản hoàn công là công tác hoàn thiện tính pháp lý cho căn nhà sau khi hoàn thành xong công trình. Hoàn công cần sự xác nhận của các bên liên quan về việc hoàn thành công trình, đã nghiệm thu và sẵn sàng đưa vào khai thác, sử dụng.

Theo đó, bản vẽ hoàn công là bản vẽ nhằm thể hiện kích thước, hình dáng, tình trạng thực tế của công trình đã hoàn thành so với bản vẽ thiết kế. Mọi sửa đổi đều được thực hiện dựa trên bản vẽ thiết kế đã được duyệt trước đó.

Bản vẽ thiết kế kiến trúc

2. Vai trò của bản vẽ hoàn công

Bản vẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện vấn đề pháp lý cho ngôi nhà như:

  • Giúp gia chủ nắm rõ thực trạng để xác nhận các hạng mục công trình đã thi công
  • Là cơ sở hoàn tất nghiệm thu và lập hồ sơ thanh toán
  • Hướng dẫn đảm bảo chủ nhà khai thác, sử dụng đúng với chức năng thực tế của công trình
  • Là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý nắm được tình trạng công trình có thi công đúng như giấy phép xây dựng không
  • Là căn cứ để chủ nhà được bảo hành công trình, sửa chữa cải tạo sau này như điện, nước, sửa chữa 1 bộ phận

Giả lập 3D trên bản thiết kế kiến trúc

3. Phân loại các bản vẽ hoàn công

Vì mỗi công trình có tính chất, quy mô khác nhau nên bản vẽ sẽ được phân ra nhiều loại như:

  • Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng
  • Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình
  • Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng
  • Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị
  • Bản vẽ hoàn công từng hạng mục công trình
  • Bản đồ hoàn công tổng thể công trình

Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại theo loại công việc, cấu kiện, bộ phận, hạng mục công trình hay quy mô.

4. Các yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu cần nắm

Vì quan trọng về mặt ứng dụng và cả tính pháp lý nên một bản vẽ cần đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt sau:

  • Tuân theo mẫu của Bộ Xây Dựng ban hành và đúng quy định pháp luật hiện hành
  • Phản ánh trung thực, chi tiết hiện trạng công trình thực tế sau khi hoàn thành và các hạng mục đã chỉnh sửa
  • Cần có chữ ký xác nhận ngay tại thời điểm nghiệm thu của ít nhất 3 bên gồm người lập bản vẽ, người đại diện đơn vị thi công (chủ nhà), người giám sát xây dựng hợp pháp
  • Cần ghi rõ số liệu thực tế của hiện trạng công trình, sai số để nguyên, rút gọn theo quy định hiện hành
  • Phản ánh rõ những chỉnh sửa, thay đổi để công tác khai thác, sử dụng, sửa chữa sau này thuận tiện

Bản vẽ thiết kế

Xem thêm: Quy trình xây nhà đơn giản từ A-Z

5. Một số quy định pháp luật khi lập bản vẽ hoàn công

Dưới đây là quy định về trách nhiệm và người thực hiện:

  • Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được vẽ lại hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
  • Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
  • Việc lập và xác nhận được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II trong Thông tư này.

Để biết thêm chi tiết về quy định bản vẽ hoàn công, bạn có thể xem qua Thông tư 26/2016/TT-BXD

6. Yêu cầu của bản vẽ hoàn công

Một bản vẽ hoàn công có hiệu lực về phần pháp lý cần phải được tuân thủ theo các yêu cầu cơ bản dưới đây:

  • Được lập dựa trên mẫu mà Bộ Xây dựng ban hành, quy trình thực hiện đóng dấu, ký xác nhận phải có đầy đủ các bên liên quan và phải đúng trình tự quy định.
  • Ngay sau khi công trình được hoàn thiện thi công, bản vẽ này phải được lập trước khi nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
  • Bản vẽ cần thể hiện đầy đủ, rõ ràng các chỉnh sửa hay thay đổi so với bản thiết kế gốc dù là nhỏ nhất. Bản vẽ này có tính chất và công năng quan trọng trong suốt quá trình nghiệm thu, bảo trì, bảo dưỡng công trình về sau.
  • Bản vẽ phải được ký xác nhận ngay thời điểm công trình nghiệm thu theo đúng Pháp luật công nhận.
  • Bản vẽ cần phải thể hiện rõ các số liệu xây dựng thực tế và phải được giữ nguyên hoặc rút gọn theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng nếu có trường hợp sai số.

7. Phân biệt bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế

Về cơ bản, bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế đều được xây dựng trên cùng một hệ toạ độ, tỷ lệ và phương thức thể hiện tiểu tiết như nhau. Sự khác biệt của hai bản vẽ này chủ yếu đến từ sự thay đổi phát sinh trong quá trình thi công.

Bản vẽ thiết kế sẽ được lập trước khi bắt đầu thi công, tu sửa công trình. Bản vẽ thiết kế sẽ thể hiện quy cách chi tiết, hình dáng, kích thước công trình. Nhà thầu có thể dùng bản vẽ thiết kế để hoàn công trong trường hợp hiện trạng thi công không thay đổi so với bản vẽ ban đầu.

Xem thêm: Dịch vụ Thiết kế trọn gói

Khi có sự thay đổi, bản vẽ hoàn công sẽ thể hiện sự chênh lệch của bản vẽ thiết kế và thực tế xây dựng. Sự thay đổi này chủ yếu đến từ việc điều chỉnh kích thước, vị trí, chi tiết… Nó được lập sau khi công trình đã hoàn thành.