Bảng đánh giá kiểm soát bệnh hen năm 2024

Trẻ em 0-4 tuổi: ≥ 2 lần trong 6 tháng hoặc thở khò khè ≥ 4 lần/năm, kéo dài > 1 ngày VÀ các yếu tố nguy cơ mắc bệnh hen suyễn kéo dài

Các sự kiện thường xuyên và dữ dội hơn cho thấy mức độ nghiêm trọng hơn

Các sự kiện thường xuyên và dữ dội hơn cho thấy mức độ nghiêm trọng hơn

* Mức độ nặng được phân loại dựa trên mức độ suy giảm và nguy cơ các đợt cấp đòi hỏi phải dùng corticosteroid uống. Sự suy giảm được đánh giá trong 2-4 tuần trước và nguy cơ đợt cấp được đánh giá trong năm vừa qua. Mức độ nặng được phân loại tốt nhất trong lần khám đầu tiên trước khi bắt đầu điều trị bằng liệu pháp có kiểm soát (không dùng SABA hoặc corticosteroid toàn thân cho các triệu chứng hoặc đợt cấp).

†Bằng chứng về tắc nghẽn đường thở dựa trên tỷ số FEV1/FVC thấp hơn giá trị dự kiến bình thường theo nhóm tuổi. Tỷ số FEV1/FVC bình thường theo nhóm tuổi: 8-19 tuổi = 85%; 20-39 tuổi = 80%; 40-59 tuổi = 75%; 60-80 tuổi = 70%.

‡Hiện nay, không có đủ dữ liệu về tương quan giữa tần số của đợt cấp với mức độ nghiêm trọng khác nhau của bệnh hen suyễn. Nói chung, càng nhiều đợt cấp thường xuyên và nghiêm trọng hơn (ví dụ như yêu cầu chăm sóc khẩn cấp, đột xuất, nhập viện, hoặc nhập viện khoa hồi sức cấp cứu) thì mức độ bệnh càng nặng. Đối với mục đích điều trị, bệnh nhân có ≥ 2 đợt cấp có thể bị coi là có bệnh hen suyễn kéo dài.

EIB = co thắt phế quản do gắng sức; FEV1 = thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên; FVC = dung tích sống gắng sức; ICS = corticoid dạng hít; SABA = thuốc cường beta-2 tác dụng ngắn.

Bệnh Hen phế quản còn gọi là suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp, dẫn đến khó thở từng cơn do sự co thắt của phế quản. Bệnh gây ra các triệu chứng hô hấp hạn chế hoạt động, và những cơn kịch phát đôi khi cần phải chăm sóc y tế khẩn cấp, bệnh hen có thể được điều trị một cách hiệu quả và có thể đạt được việc kiểm soát tốt. Bệnh hen thường gặp ở mọi lứa tuổi, trẻ em chiếm đa số so với người lớn tỉ lệ 2/1, theo nghiên cứu dịch tể học trong những năm gần đây cho thấy tần suất này gia tăng gấp 3 đến 4 lần.

Hen phế quản gây ra các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho. Những triệu chứng này có liên quan với sự biến đổi của luồng không khí thở ra, do co thắt phế quản chit hẹp đường thở, dày thành đường dẫn khí, và tăng chất nhầy. Sự thay đổi luồng khí thở ra cũng có thể xảy ra ở những người không bị hen, nhưng nặng hơn trong bệnh hen.

Các yếu tố khởi phát có thể làm bệnh hen trầm trọng hơn bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm siêu vi, hoặc thời tiết thay đổi gây viêm nhiễm, hay những tác nhân gây dị ứng trong nhà như mạt nhà, phấn hoa, căng thẳng hay tress sẽ làm xuất hiện cơn hen….

Bệnh hen còn có yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng …Béo phì, suy dinh dưỡng, đẻ non là yếu tố nguy cơ mắc bệnh hen.

Triệu chứng thường gặp ở người bệnh hen: nhịp thở bất thường, nhanh, nông, thở khò khè, thở rít ở thì thở ra, khó thở, tức ngực, nặng ngực khi ho, khó ngủ khò khè thở ngáy thở rít thường vào ban đêm hoặc sáng sớm, nghe phổi có tiếng rale ngáy rale rít, đôi khi những triệu chứng trên không thể hiện đầy đủ.

Để chẩn đoán hen phế quản người ta thăm dò chức năng hô hấp với biểu hiện rối loạn thông khí có hồi phục.

  • FEV1/FVC (tỉ số Gaensler): thay đổi trên 20 %, trong cơn giảm dưới 80% so với trị số bình thường.
  • FEV1 (thể tích thở ra tối đa trong giây đầu) và FVC là dung tích sống, giảm dưới 80% so với trị số bình thường.
  • PEF (lưu lượng đỉnh thở ra): Trong cơn giảm dưới 80% so với lý thuyết.
  • PEF được đo nhiều lần bằng lưu lượng đỉnh kế. Sau khi hít thuốc giãn phế quản, PEF tăng 60 lít/phút hoặc tăng trên 20% so với trước khi dùng thuốc, hoặc PEF thay đổi trên 20%, gợi ý chẩn đoán hen.
  • Đo FEV1 bằng máy đo chức năng hô hấp cho kết quả tương tự khi thực hiện test hồi phục phế quản: FEV1 tăng trên 12% hoặc ≥ 200 ml sau khi hít thuốc giãn phế quản.

Chụp X quang tim phổi thẳng để xem 2 phế trường và loại trừ các bệnh lý khác. Riêng các xét nghiệm cận lâm sàng khác đôi khi cần, nhưng ít đề cặp đến.

Ngoài ra, điều trị thử bằng thuốc giãn phế quản cường β2 và ICS có kết quả cũng là một chứng cứ để có thể chẩn đoán hen phế quản.

Về mức độ, có thể chia thành:

  • Hen nặng (bậc 4) triệu chứng ban ngày thường xuyên liên tục. Triệu chứng ban đêm thường có, mức độ cơn hen giới hạn hoạt động thể lực, PEF, FEV1 dưới 60%, dao động trên 30%.
  • Hen trung bình (bậc 3) triệu chứng ban ngày hàng ngày. Triệu chứng ban đêm trên 1 cơn/ tuần, mức độ cơn hen ảnh hưởng hoạt động thể lực, PEF, FEV1 từ 60 đến 80%, dao động PEF trên 30%.
  • Hen nhẹ dai dẳng (bậc 2) triệu chứng ban ngày trên 2 cơn/tuần nhưng ít hơn 1 cơn/ngày. Triệu chứng ban đêm 3 đến 4 cơn/ tháng. Mức độ cơn hen có thể ảnh hưởng hoạt động thể lực, PEF, FEV1 trên 80%, dao động PEF từ 20% đến 30%.
  • Hen nhẹ từng lúc (bậc 1) triệu chứng ban ngày bằng hoặc dưới 2 cơn hen/tuần. Triệu chứng ban đêm bằng hoặc nhỏ hơn 2 cơn hen/ tháng. Mức độ cơn hen Không giới hạn hoạt động thể lực, PEF, FEV1 trên 80% , Dao động PEF dưới 20%.

Hen phế quản có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt, nếu không phòng ngừa kiểm soát cơn hen để viêm nhiễm đường hô hấp ho tái đi tái lại hoặc ho dai dẳng sẽ dẫn tới những biến chứng như: nhiễm khuẩn phế quản - phổi, trĩ sa trực tràng, sa tử cung, thoát vị bẹn, tràn khí màng phổi, tâm phế mãn hoặc suy hô hấp.

Điều trị những trường hợp nặng bậc 4, cơn hen kịch phát có bội nhiễm suy hô hấp thì cần nhập viện, kháng sinh chỉ dùng khi có nhiễm trùng phế quản - phổi, trường hợp nặng cần phối hợp kháng sinh. Mục đích điều trị cơn hen cấp là làm giảm nhanh các triệu chứng và cải thiện chức năng hô hấp càng nhanh càng tốt, đồng thời giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc. Ngoài cơn hen cấp việc phòng ngừa là chính mục tiêu giảm tối thiểu số cơn hen, giảm nhu cầu dùng thuốc cắt cơn cường β2, không bị giới hạn hoạt động thể lực kể cả gắng sức, thay đổi lưu lượng đỉnh dưới 20%. Có thể phối hợp đợt điều trị ngắn ngày prednisolone hoặc corticoid dạng phun hít hoặc khí dung liều cao hơn với bậc hen tương ứng của người bệnh sau đó giảm thuốc tới liều tối thiểu cần thiết để duy trì sự kiểm soát hen.

Đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản bao gồm:

1/ Kiểm soát cơn hen hoàn toàn: triệu chứng ban ngày dưới 2 lần/ tuần, triệu chứng thức giấc ban đêm không có, không có hạn chế hoạt động thể lực, lưu lượng đỉnh phải bình thường, không có đợt kịch phát cơn hen.

2/ Kiểm soát cơn hen 1 phần có trên 1 đặc điểm sau trong 1 tuần bất kỳ: triệu chứng ban ngày trên 2 cơn/ tuần, có triệu chứng thức giấc ban đêm, có hạn chế hoạt động thể lực, nhu cầu dùng thuốc cắt cơn trên 2 lần /tuần, lưu lượng đỉnh dưới 80% , có 1 hoặc hơn 1 lần đợt kịch phát hen / năm.

3/ Đối với trường hợp chưa được kiểm soát có 3 hoặc trên 3 đặc điểm trong mức kiểm soát 1 phần ở một tuần bất kỳ.

Trong phòng bệnh theo GINA khuyến cáo nên dùng Seretide trong điều trị duy trì kiểm soát cơn hen phế quản, người ta nhận thấy những bệnh nhân hen phế quản được điều trị bằng Seretide rất ít bị xảy ra cơn hen phế quản nặng.

Bảng đánh giá kiểm soát bệnh hen năm 2024

(Sử dụng thuốc dạng xịt trong điều trị kiểm soát hen phế quản)

(Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Việc phòng bệnh hen phế quản là quan trọng, tránh các yếu tố bất lợi của môi trường, tránh các hoạt động thể lực không cần thiết, tránh tiếp xúc bụi, khói, nhất là khói thuốc lá và các chất kích thích khác, tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng hô hấp, ở trẻ nhỏ không nên phơi nhiễm với khói thuốc lá trong môi trường lúc mẹ mang thai và sau khi sinh, nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm đầu được khuyến cáo, vì các lý do khác hơn là phòng ngừa dị ứng và hen phế quản./.

Tài liệu tham khảo:

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản (2018). Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Bệnh Viện Bạch Mai.