Báo cáo thị trường cà phê tháng 12 2022

Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil, đồng thời là quốc gia sản xuất cà phê Robusta (cà phê vối) lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 680.000ha, và sản lượng trên dưới 30 triệu bao mỗi năm.

Về xuất khẩu, Việt Nam cũng đứng thứ hai thế giới sau Brazil, và là thị trường tiêu thụ cà phê lớn trong top 10 thế giới. Mùa vụ 2021-2022 hiện tại, nông dân trồng cà phê tương đối phấn khởi khi ngành cà phê có thể xem như vừa được mùa, vừa được giá. 

Vì sao giá tăng liên tục suốt 14 tháng?
Theo báo cáo mới nhất (ngày 17-12-2021) của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng cà phê của Việt Nam mùa vụ 2021-2022 dự báo đạt khoảng 31,1 triệu bao, tương ứng tăng 7,2% so với mức 29 triệu bao của mùa vụ trước.

Trong khi đó, mùa vụ năm nay chứng kiến giá cà phê tăng liên tục do gián đoạn nguồn cung trên phạm vi thế giới. Giá cà phê nhân xô nội địa ngày 29-12-2021 giao dịch quanh mức 41 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 37% so với mức giá thấp nhất của mùa vụ trước. 

Báo cáo thị trường cà phê tháng 12 2022

Nguyên nhân do giá cà phê trên thế giới tăng rất mạnh. Trên sàn ICE EU, giá cà phê Robusta tại ngày 29-12-2021 khoảng 2.350 USD/tấn, tương ứng tăng 105% so với mức giá thấp nhất của mùa vụ 2020-2021. Cà phê Arabica (cà phê chè) thậm chí còn tăng mạnh hơn với mức giá được giao dịch trên sàn ICE US ngày 29-12-2021 khoảng 226 cent/pound, tương ứng tăng 144% so với mức thấp nhất của mùa vụ trước. Hiện tại, đây được xem là mức giá cao nhất trong vòng 12 năm qua trên thị trường cà phê.

Báo cáo thị trường cà phê tháng 12 2022

Báo cáo thị trường cà phê tháng 12 2022

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021-2022 đạt 167,5 triệu bao, tương ứng giảm 4,8% so với sản lượng niên vụ 2020-2021. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ dự báo tăng nhẹ 0,9% lên mức 164,9 triệu bao. Tồn kho cuối vụ 2021-2022 dự kiến khoảng 30 triệu bao, tương ứng giảm khoảng 17,4% so với vụ trước. Tỷ lệ tồn kho so với nhu cầu tiêu thụ khoảng 18,2%. Như vậy, có thể thấy tuy sản lượng giảm, nhưng vẫn thặng dư so với nhu cầu tiêu thụ. 

Như vậy nguyên nhân tăng giá mạnh mẽ của cà phê thực ra đến từ các yếu tố gây nên việc gián đoạn nguồn cung như: dịch bệnh Covid-19 diễn ra tại Brazil từ cuối năm 2020 kéo dài đến giữa năm 2021, tiếp theo đến lượt dịch bệnh Covid-19 diễn ra tại Việt Nam từ giữa năm 2021 đến nay, chi phí vận chuyển tăng do giá cước tàu biển tăng mạnh kèm theo việc thiếu hụt container chở hàng trên phạm vi toàn cầu.

Các yếu tố dẫn dắt xu hướng giá thời gian tới

Giá cà phê Arabica có độ nhạy so với diễn biến thời tiết và sản lượng sản xuất hơn so với giá cà phê Robusta. Cụ thể, giá Arabica thường tăng/giảm đón đầu khi có các thông tin ảnh hưởng lớn đến sản lượng sản xuất của mùa vụ tiếp theo, và thời gian đón đầu có thể từ 4-8 tháng. Việc ký hợp đồng mua bán giữa các đối tác thương mại đối với khối lượng cà phê của mùa vụ cũng thường hoàn thành 80% trước khi mùa vụ thu hoạch cà phê bắt đầu. Do đó, giá Arabica có sự tương quan nghịch cao đối với sản lượng sản xuất của mùa vụ tiếp theo.

Báo cáo thị trường cà phê tháng 12 2022

Do tập quán đón đầu này, nên có thể nói rằng giá cà phê hiện tại đã phản ánh các yếu tố sản lượng sản xuất giảm và thiếu hụt nguồn cung cấp trong giai đoạn vừa qua. Nếu như các dấu hiệu cho thấy tình hình dịch bệnh dần khả quan, việc gián đoạn nguồn cung sẽ không còn là yếu tố hỗ trợ cho xu hướng tăng giá của cà phê nữa, thì khi đó giá sẽ giảm nhanh tương tự như trong giai đoạn tăng giá.

Ngoài yếu tố sản lượng, giá Arabica còn liên quan tới diễn biến sức mạnh đồng real của Brazil so với sức mạnh đồng USD. Trong khi đó, đồng USD vẫn đang trong xu hướng tăng giá khi Fed tiến dần tới thời điểm tăng lãi suất điều hành trong năm 2022. Như vậy, yếu tố tỷ giá cũng gây áp lực lên giá cà phê Arabica trong thời gian tới.

Trong khi đó, giá cà phê Robusta có đặc điểm tương quan nghịch cao đối với sản lượng sản xuất của loại cà phê này. Trong khi đó, sản lượng vụ 2021-2022 theo dự báo tăng so với vụ trước. Tuy nhiên, do hoạt động thu hoạch cà phê ở Việt Nam (quốc gia sản xuất Robusta lớn nhất) bị gián đoạn bởi tình hình dịch bệnh tại các tỉnh vùng trồng cà phê, cũng như tại TPHCM (cửa ngõ xuất khẩu cà phê ra thế giới), nên giá cả tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua. Chỉ khi nào tình hình dịch bệnh không còn gây cản trở nguồn cung, khi đó giá cũng sẽ giảm nhanh tương tự như khi tăng giá. 

Phương Khánh

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 889 nghìn tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 24,2% về lượng và tăng 54% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

ĐỨNG THỨ HAI THẾ GIỚI VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

Trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu hầu hết các chủng loại cà phê, xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ cà phê Excelsa. Trong đó, Việt Nam tăng xuất khẩu cà phê Robusta sang hầu hết các thị trường truyền thống, gồm Đức, Bỉ, Ý, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Mỹ…

Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trong quý 1/2022, Mỹ đã nhập khẩu 404.449 tấn cà phê, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu từ Brazil giảm 7,9%; nhập khẩu từ Colombia tăng 1%, từ Việt Nam tăng 11,7%...

Tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước tính đạt mức 2.248 USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 22,1% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.251 USD/tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng tới 51,7% về lượng và tăng 89% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 304.022 tấn với trị giá 668 triệu USD. EU hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta, chiếm hơn 40% tỷ trọng xuất khẩu.

Tính theo niên vụ 2021-2022 (bắt đầu từ 1/11 đến hết tháng 10 năm sau) đến nay đã trải qua 8 tháng, xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện vẫn đứng thứ hai thế giới, sau Brazil. Điều đáng nói, trong khi xuất khẩu cà phê của Brazil và Colombia đều giảm, thì xuất khẩu cà phê của Việt Nam lại tăng mạnh.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức cà phê thế giới (ICO), trong 4 tháng đầu năm 2022, Brazil xuất khẩu 14,1 triệu bao cà phê loại 60 kg, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 7 tháng đầu niên vụ 2021-2022, Brazil xuất khẩu hơn 25 triệu bao cà phê, giảm 8% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, với lượng xuất đạt 16,2 triệu bao từ đầu niên vụ 2021-2022 đến hết tháng 5/2022,  tăng mạnh 19% so với niên vụ trước đó.

FNC – Colombia cũng đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 5 đã đạt 944.000 bao, tăng 599.000 bao, tức tăng 173,63% so với cùng kỳ năm trước. Do những bất ổn xã hội sau các cuộc biểu tình diễn ra trong hai tháng 5+6/2021 khiến xuất khẩu năm ngoái của Colombia giảm, nên số lượng cà phê tồn được dồn vào 5 tháng đầu năm 2022.

Ngoài ra những vấn đề về logistics cũng khiến nhà sản xuất cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao hàng đầu này đã có kết quả xuất khẩu thất thường trong những tháng qua. Tuy nhiên, lũy kế xuất khẩu cà phê của Colombia trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại 2021/2022 đạt tổng cộng 8.258.000 bao, giảm 233.000 bao, tức giảm 2,74% so với cùng kỳ niên vụ trước. Colombia hiện vẫn đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu cà phê.

DỰ BÁO GIÁ CÀ PHÊ SẼ TIẾP TỤC TĂNG

Giá cà phê xuất khẩu tăng đã kéo theo giá cà phê trong nước liên tục tăng trong những tháng qua. Tính đến đầu tháng 6, giá cà phê nhân xô tại các trong nước đã tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, dao động trong khoảng 42.500 – 43.100 đồng/kg, tương ứng tăng 7% (2.800 đồng/kg) so với cuối tháng 4/2022.

Giá cà phê nội địa loại 2 tối đa 5% đen vỡ ngày 9/6/2022 ở quanh mức 43,2 triệu đồng tại Tây Nguyên, 43,7 triệu đồng/tấn giao về kho quanh TP. HCM.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tăng do nguồn cung có dấu hiệu thắt chặt và đồng Real của Brazil mạnh lên so với đồng USD. Các kho dự trữ arabica được chứng nhận trên sàn ICE đã giảm xuống còn 1,06 triệu bao, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3. Rabobank cho rằng hàng tồn kho sẽ giảm trong thời gian còn lại của năm nay và có thể là cả năm sau.

Tuy nhiên, trong tuần này giá cà phê trên các sàn thế giới đã giảm nhẹ. “Trong mấy ngày qua, các sàn giao dịch cà phê thế giới chứng kiến Lực bán giảm, khiến giá cà phê giảm nhẹ. Nhưng đây là những diễn biến tạm thời để đợi cú chỉnh tăng chăng?”, chuyên gia cà phê Nguyễn Quang Bình đặt vấn đề.

Giá đóng cửa 2 sàn cà phê phái sinh vào ngày 9/6/2022, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – Lon don kỳ hạn giao ngay tháng 7 xuống 2.100 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cũng còn 2.117 USD/tấn.

Tương tự, giá cà phê phê Arabica trên sàn ICE US – NewYork cùng xu hướng giảm nhẹ, kỳ hạn giao ngay tháng 7 xuống còn 231,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 còn 232 cent/lb.

Chuyên gia cà phê Nguyễn Quang Bình phân tích “Đồng Reais tiếp tục sụt giảm đã hỗ trợ người Brasil đẩy mạnh bán cà phê ra, kể cả khi Trung Quốc mở cửa trở lại và giá cả phần lớn các loại hàng hóa nguyên liệu gia tăng. Đây chính là nguyên nhân khiến giá giảm tạm thời”.

"Theo các nhà quan sát, các thị trường cà phê phái sinh sắp đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 7 cũng là động lực để các giới đầu cơ tiếp tục cân đối, điều chỉnh các vị thế đầu cơ đang nắm trong những ngày sắp tới. Do đó dự báo, giá cà phê sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối tháng 6 và trong quý 2".

Ông Nguyễn Quang Bình, Chuyên gia phân tích thị trường cà phê.

Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) ở Colombia đã báo cáo, lũy kế sản lượng cà phê trong 8 tháng đầu niên vụ 2021/2022 đã giảm 11,14% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Theo báo cáo từ Cecafé của Brazil cho biết, vụ thu hoạch cà phê ở Brazil hiện đang bị chững lại do yếu tố thời tiết không thuận lợi, trong khi đó, nhu cầu cà phê nguyên liệu để sản xuất cà phê hòa tan và rang xay cũng tăng cao, có khả năng lên tới 22,5 triệu bao trong năm nay.

Các chuyên gia dự báo giá cà phê có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung cấp cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao cho sàn New York chủ yếu từ khối sản xuất Mexico khu vực Trung Mỹ dường như đã cạn kiệt do việc đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn giá cao từ đầu năm.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021-2022 giảm 8,5 triệu bao (tương ứng giảm 4,8%) so với niên vụ 2020-2021, xuống còn 167,5 triệu bao (loại 60 kg/bao).

Nguyên nhân là do cà phê Arabica tại Brazil bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi. Trong năm 2022, nguồn cà phê từ Brazil giảm sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Với kim ngạch xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm đã vượt 2 tỷ USD, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng ngành cà phê đang có cơ hội vượt qua con số kỷ lục 3,7 tỷ USD của năm 2012, để lần đầu tiên cán mốc 4 tỷ USD trong năm nay.

Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong nước, nông dân trồng cà phê đang chịu áp lực trước chi phí phân bón và xăng dầu tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Một số hộ phải cắt giảm chi phí đầu vào, hạn chế bán ra để chờ giá tăng.

Vì vậy, việc mua bán cà phê tại các đại lý vì thế cũng hạn chế. Vicofa đưa ra cảnh báo, cho rằng giá cả vật tư phân bón tăng cao sẽ khiến nông dân cắt giảm đầu tư chăm bón. Điều này có thể khiến sản lượng robusta sụt giảm 10% trong vụ sắp tới.