Bao lâu thì thay bỉm cho trẻ sơ sinh

Thay bỉm cho bé thường xuyên là cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng hăm da, nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh. Vậy mặc bỉm cho bé bao lâu thì nên thay và thay bỉm cho bé sao cho đúng cách? Cùng tìm câu trả lời với Haru trong bài viết dưới đây nhé. 

Bé yêu cần dùng bao nhiêu bỉm mỗi ngày?


Tã bỉm là người bạn không thể thiếu đối với mọi em bé

Đối với mọi bà mẹ thời hiện đại, tã bỉm đã trở thành cứu cánh không thể thiếu trong hành trình chăm sóc một em bé. Thay thế hoàn hảo cho tã xô, tã vải trước đây, bỉm dùng một lần đảm bảo vệ sinh hơn, dễ thay rửa hơn, không mất công giặt giũ phơi phóng, qua đó tiết kiệm công sức và giải phóng phần nào sức lao động của mẹ. 

Từ lúc sinh ra cho đến khoảng 2-3 tuổi [có thể muộn hơn tuỳ từng bé], bỉm là vật bất ly thân, mẹ thường mặc bỉm cho bé 24/24 không rời. Tuỳ theo từng mốc phát triển mà bé sẽ dùng số lượng tã bỉm mỗi ngày khác nhau và có xu hướng giảm dần cho tới khi hoàn toàn chủ động việc đi vệ sinh để có thể bỏ bỉm. Số lượng bỉm bé thường dùng sẽ là: 

Trong 3-4 tuần đầu tiên, mỗi ngày bé đi ngoài rất nhiều lần, số lượng tã bỉm cần thay có khi lên tới 10-12 miếng/ngày. 

Từ 1 đến 5 tháng tuổi, số miếng bỉm mỗi ngày có giảm đi một chút xuống còn 8-10 miếng/ngày. 

Thông thường, từ ngoài 6 tháng trở ra, lượng bỉm “tiêu thụ” sẽ ở mức trung bình là 6-8 miếng/ngày. 

Bao lâu thì nên thay bỉm cho bé?


Lượng tã bỉm cần thay mỗi ngày thay đổi theo độ tuổi của bé

Với các bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, bé sẽ đi ngoài, tè rất nhiều lần trong ngày bởi thể tích dạ dày, bàng quang đều rất nhỏ. Mẹ có thể căn cứ theo cữ bú của bé để kiểm tra và thay tã cho bé. Đồng thời phải thay rửa ngay khi bé đi ngoài. Các bé lớn hơn mẹ cũng có thể tuân thủ theo quy tắc như trên, nghĩa là căn cứ vào thời gian các bữa ăn và lúc bé đi nặng để có thể thay bỉm. 

Thông thường, tã bỉm được thiết kế để có thể “tiếp nhận” được 2-3 lần tè của bé và được khuyến cáo thời gian mặc bỉm cho bé từ 3-4 tiếng liên tục. Tuy nhiên, để tránh cho bé tiếp xúc với nước tiểu, phân quá lâu, Haru khuyên mẹ nên thay bỉm cho bé thường xuyên và ngay khi bé đi ngoài để đảm bảo vệ sinh, giữ an toàn cho làn da bé.

Nếu mẹ áp dụng các phương pháp nuôi con như EASY, thời điểm thay bỉm cũng có thể tuân theo trình tự sinh hoạt hàng ngày của bé. Với cách này, mẹ có thể hoàn toàn chủ động về mặt thời gian, không cần phải thấp thỏm kiểm tra bỉm nhiều lần hoặc nhớ nhớ quên quên thời gian thay bỉm cho bé.

Những thời điểm cần thay bỉm cho bé mẹ nên biết


Thay bỉm đúng lúc giúp mẹ dễ dàng kiểm soát lượng tã bỉm tiêu thụ mỗi ngày

Không có hai em bé hoàn toàn giống nhau do đó cũng không nên áp dụng giờ giấc sinh hoạt của em bé này cho em bé khác. Tuy nhiên mẹ vẫn có thể tham khảo những thời điểm chung mà mọi em bé đều có thể giống nhau.

Sau khi ngủ dậy: Thông thường em bé sẽ bắt đầu vào giấc ngủ sau khi đã ăn no, bàng quang sẽ tích tụ nước tiểu trong suốt giấc ngủ. Thời điểm chuyển giấc hoặc tỉnh sẽ là lúc bé “xả” tự do nhất. Do đó, mẹ có thể cân nhắc thay bỉm cho bé sau mỗi giấc ngủ. 

Trước giấc ngủ đêm: Đối với mọi em bé “bụng no, bỉm khô, phòng mát” là tất cả những gì cần thiết để giấc ngủ đêm được sâu và ngon giấc. Sau khi đã chuẩn bị không gian ngủ lý tưởng, cho bé ăn đủ bữa thì mẹ nên thay cho bé một chiếc bỉm mới khô ráo. Tuỳ theo thể trạng, thời gian của giấc ngủ, các cữ ăn đêm mà mẹ có thể thay bỉm cho bé trong đêm. Tuy nhiên Haru khuyên mẹ nên dùng dòng bỉm chuyên dòng cho ban đêm với sức chứa lớn, khả năng thấm hút, chống tràn cao và đặc biệt khô thoáng sẽ giúp cho giấc ngủ của bé được kéo dài hơn, mẹ cũng không phải lo lắng thay bỉm khiến bé tỉnh giấc.

Khi bé đi nặng: Trừ trường hợp mẹ không phát hiện ra bé đi nặng, nếu không hãy thay ngay cho bé sau khi đi ngoài. Mẹ lưu ý vệ sinh sạch sẽ, lau và thấm khô các vùng da của bé trước khi thay bỉm mới cho bé. Chỉ mặc bỉm cho bé khi các vùng da đã hoàn toàn khô, sạch ngăn ngừa tình trạng hăm da do ẩm ướt, mất vệ sinh.

Những lưu ý khi mặc bỉm cho bé


Mặc bỉm cho bé đúng cách, đúng loại, đúng size giúp bé thoải mái và phát triển tốt nhất

Luôn cuộn chặt và vứt bỏ bỉm bẩn xa tầm với của bé sau khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh. Bỉm Haru thiết kế miếng dán phía lưng bỉm chuyên dụng để giúp mẹ tiện lợi hơn khi cuộn gọn miếng bỉm bẩn thực sự dễ dàng và tiện dụng. Mặc bỉm cho bé đúng cách với bỉm dán và bỉm quần để đảm bảo hiệu quả chống tràn, thấm hút, cũng như bỉm không bị vặn vẹo gây ra hằn đỏ trên da bé. 

Mẹ lưu ý luôn chọn lựa bỉm vừa vặn với bé cả về chỉ số cân nặng cũng như phom bỉm. Bé có đùi ếch, mông to, mẹ nên chọn hơn 1 size để bé cảm thấy thoải mái nhất. Trong quá trình sử dụng bỉm cho bé mẹ cần luôn luôn theo sát những dấu hiệu và tín hiệu bé đưa ra. Những tiếng khóc, mẩn đỏ, hằn ngứa, đau đớn là tín hiệu cho thấy chiếc bỉm đang sử dụng không phù hợp và cần thay thế. 

Chăm sóc em bé là hành trình nhiều gian nan. Nhờ có tã bỉm mẹ đã bớt được phần nào công sức trong hành trình này. Với bài viết của Haru, mong rằng mẹ đã biết mặc bỉm cho bé đúng cách và thay bỉm cho bé đúng lúc để giúp bé yêu khỏe mạnh, lớn khôn hơn mỗi ngày.  

Dùng bỉm Bobby bao lâu thì thay 1 lần cho bé? Đây là câu hỏi khá nhiều mẹ đặt ra trong quá trình chăm sóc con. Vậy, mẹ hãy cùng Kids Plaza tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Khi nào cần thay bỉm Bobby cho bé

Khi thay tã, bỉm cho trẻ sơ sinh mẹ đều dựa vào lượng nước tiểu trong tã. Luôn kiểm tra trước và sau khi cho bé ăn cũng như sau khi bé ngủ dậy.

Thời gian thay tã cho bé  theo từng giai đoạn theo gợi ý của các chuyên gia là

Tháng đầu tiên: Khi bé yêu chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiêu 3-4 lần. Không có gì là bất thường khi cha mẹ của trẻ sơ sinh phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời.

Khi nào cần thay bỉm cho bé

Từ 1 tháng trở lên: Khi được hơn 1 tháng tuổi, bé vẫn sẽ làm ướt từ khoảng 4-6 miếng tã mỗi ngày. Việc đi tiểu phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể và loại thực phẩm bé đang ăn nhưng số lần thay tã có xu hướng giảm đi so với tháng đầu tiên. Phân của trẻ sơ sinh thường mềm ít nhất ba tháng đầu vì bé thu nạp hầu hết chất dinh dưỡng từ các chất lỏng.

Chú ý những lần thay tã: Để ý lịch thay tã cho bé là điều rất quan trọng, vì tã ướt và bẩn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang được ăn uống đầy đủ. Mặc dù trẻ em có xu hướng tiêu tiểu theo các lịch trình khác nhau, bé yêu của bạn cần thay tã ít nhất 6 lần mỗi ngày. Nếu con không thải ra đủ lượng nước tiểu hoặc phân, đó là một dấu hiệu cho thấy bé không nhận đủ chất dinh dưỡng, và bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Luôn nhớ rằng số lần đi tiêu giảm sút sau tháng đầu tiên vì đây là lúc ruột của trẻ đang dần hoàn thiện.

Bé lớn hơn và chuyện tập ngồi bô: Cuối cùng, bé yêu của bạn sẽ phát triển đủ để không còn nhu cầu mặc tã. Hầu hết trẻ em kiểm soát được bàng quang của mình lúc 18 tháng tuổi nhưng điều đó không có nghĩa bé đã sẵn sàng về mặt tinh thần để bắt đầu tập ngồi bô. Chỉ khoảng 22% trẻ em không cần mặc tã lúc được 2 tuổi rưỡi nhưng 88% tạm biệt tã lúc 3 tuổi rưỡi. Khi bé con có thể duy trì tình trạng khô ráo mà không cần một lần thay tã nào trong ít nhất hai tiếng liên tục, đến lúc bạn có thể cân nhắc chuyện dạy con cách sử dụng nhà vệ sinh rồi đấy.

Hướng dẫn cách thay tã cho bé để bé cảm thấy thoải mái hơn

Bước 1: Chuẩn bị sẵn mọi thứ bạn cần: đệm lót, vải, khăn ướt hoặc nước nóng, bông gòn, túi đựng tã đã xài, vài cái tã mới.

Bước 2: Chọn chỗ thay tã thích hợp: vị trí bé không thể lăn, đồng thời bạn không khó khăn khi giữ bé, bởi vì cơ lưng của bạn lúc này vẫn còn dễ bị tổn thương.

Hướng dẫn mẹ cách đóng bỉm cho bé thấy thoải mái nhất

Bước 3: Đặt bé nằm ngửa. Nhẹ nhàng nhấc hai chân bé lên để tháo tã cũ ra. Dùng tã cũ lau sạch chất thải còn dính trên người bé.

Bước 4: Nhẹ nhàng lau sạch khu vực tã, đặc biệt chú ý các nếp gấp của da. Bạn có thể sử dụng khăn ướt, hoặc bông gòn và nước ấm. Đối với bé gái, lau từ trước ra sau để giữ vùng kín bé không nhiễm khuẩn. Với bé trai, lau sạch bộ phận sinh dục bé. Kiểm tra phát ban tã.

Bước 5: Lau bé bằng bông gòn hoặc vải khô nếu cần. Để chân bé đá vào không khí khô và ấm cũng là cách tốt để giảm phát ban tã.

Bước 6: Mở tã và trượt ngón tay xuống hai bên để nâng các nếp gấp chống tràn lên.

Bước 7: Nhấc chân bé lên, đặt tã sạch bên dưới [với các tai dán ở phía sau], rồi cho bé nằm xuống. Lõi thấm hút chất lỏng nên chạm vào da bé, cạnh trên của tã nên ở vị trí giữa lưng bé.

Bước 8: Đặt mặt trước tã giữa hai chân bé và trải rộng tã ra khắp bụng bé. Với bé trai, đặt bộ phận sinh dục bé hướng xuống bên trong tã. Một tay nhẹ nhàng giữ tã trên người bé, tay kia mở tai dán và dán lên mặt trước tã.

Bước 9: Cố định các tai dán để tã vừa vặn với cơ thể bé. Kiểm tra lại xem tã có quá chật hoặc quá rộng không. Đặt bé ở nơi an toàn trong khi bạn rửa tay và dọn dẹp. Nếu dây rốn của bé vẫn còn, hãy gấp mặt trước của tã xuống để tránh khu vực này.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: //www.kidsplaza.vn/

Hotline: 18006608

Xem thêm:

So sánh bỉm Bobby và bỉm Huggies, bỉm nào giá tốt hơn?

Review các dòng bỉm GooN slim và GooN friend phổ biến nhất hiện nay

Bỉm cho mẹ sau sinh nên dùng loại nào là tốt nhất ?

Video liên quan

Chủ Đề