Bao lâu thì thóp liền

Thóp trẻ sơ sinh là điểm mềm trên đầu của bé. Mặc dù chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể trẻ. Vậy thóp của trẻ sơ sinh bao lâu thì liền? Chậm liền thóp có sao không? Tất cả sẽ có trong nội dung dưới đây.

I – Thóp trẻ sơ sinh là gì? Vị trí thóp của trẻ sơ sinh

Thóp còn gọi là “cửa đỉnh đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp chia ra 2 phần là thóp trước và thóp sau. 

Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán,  có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau.

Thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Vị trí của thóp trước và thóp sau

II – Thóp của trẻ bao lâu thì liền? Thóp bé đóng khi nào?

Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín, không sờ thấy nữa khi đã đóng lại. 

Thóp trước trẻ sơ sinh trong điều kiện bình thường kích thước là 2,5×2,5cm. Sau khi sinh khoảng 3 tháng, thóp sẽ to dần lên theo sự hoàn thiện não bộ và chu vi đầu của trẻ.

Thóp trẻ bao lâu thì liền? 3 tháng sau sinh thóp trước có tỉ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỉ lệ này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã đóng thóp.

Đây là giải đáp chi tiết cho thắc mắc trẻ liền thóp khi nào?

III – Trẻ chậm liền thóp có dấu hiệu gì?

Chậm liền thóp là tình trạng thóp và khe xương không đóng theo độ tuổi của trẻ, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa cho chức năng của tuyến giáp kém hoặc trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, có thể do não to lên bất thường.

Trẻ chậm liền thóp là tình trạng thóp và khe xương không đóng theo đúng độ tuổi

Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp ngoại lệ do cơ địa nên thời gian liền thóp của trẻ chậm một chút như trẻ phát triển thể lực tốt, ăn ngủ, sinh hoạt, cân nặng bình thường như các trẻ khác đồng trang lứa.

Do đó, mẹ không cần quá lo lắng về việc đóng thóp của bé sơ sinh thóp của trẻ 6 tháng tuổi, khi đủ thời gian các thóp sẽ liền mà không cần tác động thêm của cha mẹ để thóp mau liền và xương sọ mau cứng. 

Với những trường hợp trẻ sau 2 tuổi nhưng vẫn còn thóp phía trước, thóp của bé bị lõm thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ  đến bệnh viện để bác sĩ khám và kiểm tra, đánh giá cụ thể tình trạng phát triển của trẻ.

IV – Nguyên nhân bé chậm liền thóp

Tình trạng chậm liền thóp ở trẻ có thể do những nguyên nhân sau:

– Xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp kém

– Trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng 

– Não trẻ bị to khác thường

Chậm liền thóp có liên quan đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng

V – Trẻ chậm liền thóp – Cách khắc phục

Thóp trẻ sơ sinh là bộ phận cơ thể rất nhạy cảm, nếu có bất kỳ vấn đề bất thường ở thóp như thóp của trẻ sơ sinh phập phồng, thóp của trẻ bị lõm, quá lớn, quá nhỏ, bé đóng thóp sớm hoặc đóng muộn,… cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp.

Nếu thóp bé sơ sinh chậm đóng do còi xương suy dinh dưỡng, kèm theo các dấu hiệu như hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra mồ hôi trộm cả khi trời lạnh, rụng tóc hình vành khăn,…

Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung vitamin D bởi thiếu vitamin D có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi ở trẻ sơ sinh dẫn đến còi xương.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nhu cầu về canxi là 0,5 – 0,6 g/24giờ. Với hàm lượng này, sữa mẹ có thể đáp ứng đủ thông qua chế độ ăn uống mà không cần cho con dùng thêm nguồn bổ sung canxi từ bên ngoài.

Theo đó, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường các thực phẩm giàu canxi như nhóm rau [rau cải ngọt, rau dền,..], nhóm cá [cá chạch], nhóm gia vị [vừng], đậu phụ], nhóm ngũ cốc [bột yến mạch], nhóm hạt đậu [đậu phụ, đậu cô ve], sữa, hạnh nhân,…

Mẹ sau sinh bổ sung canxi là điều vô cùng cần thiết

Bên cạnh đó, nếu chế độ ăn không đảm bảo đủ canxi, mẹ có thể bổ sung canxi NextG Cal hàng ngày theo hướng dẫn của bác sỹ, tốt nhất là từ khi em bé chào đời.

Việc bổ sung canxi đầy đủ không chỉ giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh, phòng ngừa loãng xương, thiếu canxi mà còn tăng chất lượng sữa cho bé bú mẹ được cứng cáp, khỏe mạnh.

NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể [MCHA], kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, giúp định hướng canxi vào tận mô xương.

Mỗi ngày mẹ có thể uống 2 – 4 viên NextG cal là cách cung cấp canxi cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ rất tốt.

* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nội dung trên giải đáp thóp của trẻ sơ sinh là gì và các vấn đề liên quan đến thóp đóng chậm, thóp trẻ sơ sinh khi nào liền? cha mẹ nên thường xuyên quan sát và thi thoảng sờ vào thóp trẻ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con. Tuy nhiên, cần nhẹ nhàng, không nên quá mạnh tay sẽ khiến trẻ sợ và đau.

Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 [miễn phí cước gọi] để được dược sỹ tư vấn.

Thóp trẻ sơ sinh là gì?

Thóp là gì? Thóp là một phần mềm trên đầu của trẻ sơ sinh, có thể nhìn thấy được từ lúc bé mới chào đời cho đến khi được vài tháng tuổi. Nếu nhìn kỹ, mẹ sẽ thấy thóp ở dạng vòng tròn hơi lõm xuống hoặc không được bao phủ bởi hộp sọ như những phần khác trên đầu.

Thông thường mẹ chỉ nhìn thấy thóp trước của trẻ. Nhưng thực tế, bé sơ sinh có thóp trước và thóp sau. Thóp trước [hay còn gọi là mỏ ác trẻ sơ sinh] nằm ở phía trên đỉnh đầu, giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau của trẻ sơ sinh nằm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Nhiều mẹ nhận thấy đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau hoặc trẻ sơ sinh bị lõm sau đầu thường rất lo lắng. Thực chất, điểm lõm đó chính là thóp sau của bé.

Khi chạm vào thóp bé, mẹ sẽ thấy những vùng này mềm mại, không cứng như các xương sọ ở xung quanh. Mỗi khi bé thở hay khóc lớn, mẹ cũng có thể quan sát thấy thóp bé phập phồng theo các mức độ khác nhau.

Kích thước thóp của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

Thóp trước của trẻ sơ sinh: Kích thước phần thóp phía trước thường có xu hướng thay đổi rất nhanh và rất nhiều. Khi vừa sinh ra, thóp trước của trẻ sơ sinh có kích thước khoảng 2,1cm, có thể thay đổi từ 0,6 – 3,6cm tùy vào từng bé.

Thóp sau của trẻ sơ sinh: Khi trẻ vừa mới sinh ra, thóp sau của trẻ có kích thước trung bình khoảng 0,5cm và thường đóng lại khi bé được đầy 2 tháng tuổi.

Thóp trước và thóp sau của trẻ [Nguồn ảnh: Internet]​


Chức năng của thóp trẻ sơ sinh

Thóp của trẻ có cấu trúc màng sợi để gắn kết xương đầu lại với nhau. Thóp chính là đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ của trẻ sơ sinh. Dưới đây là chức năng chính của thóp trẻ sơ sinh:

Giúp bé “chui” ra an toàn hơn

Thóp đầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé được sinh ra qua đường âm đạo dễ dàng hơn. Khi được sinh ra qua âm đạo, đầu bé bị ép chặt lại. Do đó, giống như một sự sắp đặt của tạo hóa, các thóp đầu lúc này giống như một khoảng hở để não được đàn hồi, giúp trẻ dễ dàng thoát ra ngoài mà không bị đau hoặc chảy máu trong não, vùng mắt và màng xương.

Bảo vệ bé khỏi những chấn thương não

Khi bé lớn dần lên, chuyện bị gặp các chấn thương ở phần đầu là điều không hề hiếm gặp. Lúc này, thóp sẽ đóng vai trò như một chiếc đệm bảo vệ não bé khỏi chấn động từ bên ngoài khi chẳng may bé ngã.

Tạo không gian cho não phát triển

Não cũng sẽ lớn dần theo sự phát triển của bé. Lúc này, thóp còn đóng vai trò là khoảng không gian để não phát triển bằng cách tùy chỉnh các khớp nối.

Thóp trẻ sơ sinh sau bao lâu thì đóng đầy?

Thông thường, bạn khó có thể xác định được thóp sau của bé vì nó nhỏ hơn thóp trước và sẽ đóng lại trong khoảng 6 tuần sau khi sinh. Thời gian thóp sau khép kín hoàn toàn là 4 tháng.

Thóp trước trong điều kiện bình thường, kích thước thóp trước trẻ sơ sinh là 2,5×2,5cm. Sau khi sinh khoảng 3 tháng, thóp sẽ to dần lên theo sự hoàn thiện não bộ và chu vi đầu của trẻ.

Sau đó nó lại thu dần lại và đến khoảng 12-18 tháng thì thóp sẽ chính thức đầy lên và khép lại.
 

Sau một tuổi, thóp của bé sẽ đóng lại và hoàn thiện [Ảnh minh họa]​

Những bất thường ở thóp trẻ sơ sinh mà mẹ phải biết

Trong quá trình hoàn thiện, thóp của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi liên tục. Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng thóp của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu thấy thóp trẻ có những sự thay đổi như mô tả dưới đây, mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm

Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm do nhiều lý do như: bẩm sinh, xương đầu hoặc não cốt hóa sớm hoặc mẹ bị phơi nhiễm tia X-quang trong thời gian dài. Hậu quả của hiện tượng thóp đóng sớm là làm cản trở sự phát triển não bộ và trí tuệ của bé.

- Thóp trẻ sơ sinh đóng muộn

Thóp trẻ đóng lại quá muộn cũng là một dấu hiệu nguy hiểm. Điều đó chứng tỏ xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém, bé có thể bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc do não trẻ to lên một cách bất thường.

- Thóp của trẻ sơ sinh phập phồng

Nếu thóp của trẻ phập phồng thì đó là do sự di chuyển của máu qua vùng thóp. Điều này hết sức bình thường và bé vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

- Thóp trẻ sơ sinh bị phồng

Nếu mẹ thấy thóp của bé phồng lên, kèm theo các triệu chứng như bé hay khóc, sốt, nôn mửa và co giật thì mẹ cần đưa bé đi khám ngay. Đó có thể là biểu hiện của viêm não, viêm màng não hoặc một số bệnh lý khác gây áp lực trong não của bé.

- Thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Đối với những bé có thóp bị lõm hay đỉnh đầu bị lõm thì rất có thể bé bị mất nước cấp tính do các bệnh lý như tiêu chảy trong thời gian dài, sốt cao, ra mồ hôi nhiều… Ngoài ra, thóp trước hay thóp sau của trẻ sơ sinh bị lõm cũng có thể là do bé bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, sút cân nhanh chóng vì không hấp thu đầy đủ canxi và vitamin cần thiết cho cơ thể.

- Thóp trẻ sơ sinh quá lớn

Thóp trẻ sơ sinh rộng thường xảy ra ở bé mới sinh và dễ gặp hơn ở những bé bị còi xương. Thóp trẻ sơ sinh quá lớn sẽ tác động xấu đến não bộ của trẻ, gây tràn dịch não rất nguy hiểm.

Có nhiều người cho rằng, đầu trẻ to, thóp rộng là dấu hiệu của trẻ thông minh. Nhưng sự thật thì đó là một dấu hiệu cảnh báo có thể trẻ đã mắc một bệnh gì đó.

- Thóp trẻ sơ sinh quá nhỏ

Thóp quá nhỏ sẽ khiến cho đầu bé bị dị tật do bị thu hẹp chỏm đầu, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của bé sau này.

Cách chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ sơ sinh khoa học

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ nhàng như cách mà các điều dưỡng hướng dẫn tại bệnh viện đã là bảo vệ thóp trẻ an toàn. Dưới đây là cách chăm sóc và bảo vệ thóp cho trẻ khoa học nhất:

- Thường xuyên quan sát và thi thoảng sờ vào thóp trẻ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con. Tuy nhiên, mẹ cần nhẹ nhàng, không nên quá mạnh tay sẽ khiến trẻ sợ và đau. Số lần sờ thóp tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ lúc đó.
 

- Có thể dùng mũ che thóp để bảo vệ đầu cũng như giữ ấm cho bé. Đặc biết là những lúc sau khi tắm da đầu cần phải được lau khô ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác.

- Không phải lúc nào cũng luôn đội mũ cho bé, điều này có thể gây nồm, nóng bức cho trẻ vào mùa hè. Bố mẹ chỉ nên đội mũ cho trẻ vào những lúc sau khi tắm, khi trời lạnh hoặc đang ở những nơi có gió.

Nhận biết tình trạng sức khỏe của con qua quan sát thóp trẻ sơ sinh

Khi quan sát thóp, mẹ có thể nhận biết một số vấn đề sức khỏe mà bé gặp phải.

Chẳng hạn, khi thóp lõm sâu, mẹ có thể hiểu là bé bị mất nước và cần cho con bú đủ sữa để bù đắp lượng nước đã mất.

Thóp phồng lớn lên có thể cảnh báo chấn thương đầu, nhiễm trùng não, đặc biệt là khi bé bị sốt hay buồn ngủ. Tuy nhiên, với trường hợp bé bị nôn trớ hay quấy khóc, thóp cũng có thể phồng lên một chút nhưng không nguy hiểm đến sức khỏe.

Nếu thóp đóng sớm trước 2 tháng có thể não hoặc xương đầu của bé bị cốt hóa sớm. Hậu quả là làm cho phần đại não không thể phát triển và làm ảnh hưởng lớn đến trí tuệ của bé.

Thóp không đóng mà mở rộng thêm theo tuổi của trẻ có thể do xương chậm cốt hóa và nguyên nhân là từ tuyến giáp của bé. Tuyến giáp có vấn đề sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện các khung xương, nhất là khung xương sọ.

Trong hầu hết các trường hợp, mẹ không cần phải quá lo lắng về thóp của trẻ sơ sinh. Nhưng nếu lo lắng về các vấn đề về thóp mà bé có thể gặp, mẹ đừng ngại hỏi ý kiến bác sĩ để cảm thấy yên tâm hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên kiểm tra thóp của bé thường xuyên, nếu thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ đưa bé đi bệnh viện ngay để được bác sĩ can thiệp kịp thời.

Link bài gốc://www.lamchame.com/forum/threads/khi-nao-tre-dong-thop-la-tot-nhung-bat-thuong-o-thop-tre-so-sinh-ma-me-can-biet.2475406/

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề